Trong nhiều thế kỷ, gỗ đã đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người, kể từ xây dựng nhà cửa, sản xuất đồ nội thất cho đến sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ gồm có những giai đoạn quan trọng nào. Qua đó, chúng ta có thể sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này một cách hiệu quả, đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống và xã hội cũng như bảo vệ môi trường.
Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Giai đoạn thu thập nguyên liệu.
Tìm hiểu giai đoạn thu thập nguyên liệu gỗ nghĩa là gì? Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu chính là công đoạn đầu tiên trong chuỗi quy trình sản xuất gỗ. Giai đoạn thu thập nguyên liệu gỗ hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood Collecting, có thể được thực hiện theo 02 cách, bao gồm: (1) Khai thác gỗ trực tiếp; (2) hoặc thu mua nguyên liệu gỗ, cụ thể như sau:
- Khai thác gỗ là gì? Khai thác gỗ là quá trình thu hoạch gỗ từ rừng, có thể là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng nhưng cần phải tuân theo quy định của luật pháp hiện hành. Quá trình khai thác gỗ có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại. (Tìm hiểu khai thác gỗ là gì?).
- Thu mua nguyên liệu là gì? Thu mua nguyên liệu gỗ là hoạt động mua lại từ các nhà cung cấp gỗ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình thu mua, chúng ta cần phải tìm hiểu về nguồn gốc của gỗ, chẳng hạn khai thác ở đâu, khai thác có hợp pháp không… thông qua việc kiểm tra các loại chứng chỉ rừng như là FSC, SFI, hay PEFC. (Tìm hiểu chứng chỉ FSC là gì?).
Sau khi hoàn thành giai đoạn thu thập nguyên liệu, gỗ có thể chuyển đến nhà máy hoặc nơi sản xuất để sẵn sàng sử dụng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn phục vụ cho xây dựng, đồ nội thất, đồ gia dụng… Tuy nhiên, trước đó chúng cần trải qua các giai đoạn như chế biến gỗ thô, sấy gỗ, gia công và hoàn thiện. Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất thì các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Và điều quan trọng là chúng ta phải biết cách lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ có đầy đủ chứng chỉ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
Xem thêm: Các ứng dụng của gỗ tự nhiên trong đời sống con người.
Giai đoạn chế biến gỗ thô.
Tìm hiểu giai đoạn chế biến gỗ thô nghĩa là gì? Gỗ thô hay Raw Wood, nghĩa là gỗ chưa qua xử lý hoặc chế biến, vẫn giữ được nguyên vẹn màu sắc, vân gỗ tự nhiên. Tuy nhiên chúng lại thường có kích thước to lớn, xù xì và thô ráp… rất khó để chế tạo sản phẩm. Do đó, giai đoạn chế biến gỗ thô sẽ giúp chuyển đổi gỗ sau khi khai thác thành các dạng tấm gỗ, khối gỗ hoặc thanh gỗ nhằm phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Cụ thể các bước trong giai đoạn chế biến gỗ thô diễn ra như sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra: Doanh nghiệp thực hiện đánh giá chất lượng gỗ nguyên liệu đầu vào, bao gồm kích thước, độ ẩm, độ cứng, màu sắc, vân gỗ, mùi hương, độ bóng…
- Tiến hành cắt gỗ thành khối: Doanh nghiệp thực hiện cắt cây gỗ thành các khối gỗ có kích thước và chiều dài phù hợp, thuận tiện cho các bước chế biến tiếp theo.
- Thực hiện loại bỏ vỏ và cành: Doanh nghiệp loại bỏ các phần không cần thiết như vỏ ngoài và các nhánh cây, cành con, giúp gỗ có hình dạng và kích thước đồng đều hơn.
- Thực hiện cắt thành tấm, thanh gỗ: Các khối gỗ thô được chuyển đến máy cưa để cắt thành các tấm gỗ, thanh gỗ có kích thước và độ dày phù hợp với mục đích sử dụng.
- Tiến hành bào mặt, làm mịn gỗ: Các tấm gỗ, thanh gỗ được bào, làm mịn để loại bỏ các khuyết điểm trên bề mặt như lõm gỗ, đốm gỗ, mắt chết… Từ đó giúp gỗ có bề mặt nhẵn mịn và đẹp mắt hơn.
- Tiến hành xử lý độ ẩm, sấy gỗ: Nhờ vào những công nghệ và máy móc hiện đại, các thanh gỗ sẽ được sấy khô để loại bỏ độ ẩm dư thừa bên trong, giúp gỗ bền hơn và ít bị cong vênh, mối mọt.
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng: Giai đoạn này nhằm đảm bảo chất lượng của các tấm gỗ, thanh gỗ sau khi chế biến, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tính thẩm mỹ để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Xem thêm: Chế biến gỗ thô là gì? Các phương pháp và công nghệ hiện đại.
Giai đoạn sấy khô và xử lý gỗ.
Tìm hiểu giai đoạn sấy khô và xử lý gỗ nghĩa là gì? Trong nội dung của phần trên, công đoạn sấy khô và xử lý gỗ cũng đã được nhắc đến. Tuy nhiên, do đây là một quy trình quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm gỗ cuối cùng nên cần tách riêng để nhắc lại.
Giai đoạn sấy khô và xử lý gỗ có tác dụng loại bỏ độ ẩm tồn tại trong thớ gỗ, giúp đạt được độ ẩm ổn định, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của mối mọt và nấm mốc. Hiện nay, nhờ sự ra đời của các công nghệ sản xuất mà chúng ta có nhiều phương pháp sấy gỗ khác nhau, trong đó bao gồm phương pháp sấy gỗ truyền thống và sấy gỗ hiện đại. Cụ thể như sau:
- Phương pháp tự nhiên (Air Drying): Đây là cách thức truyền thống và lâu đời nhất, với phương pháp này, gỗ sẽ được phơi khô ngoài trời dưới tác động của ánh sáng mặt trời và gió trời tự nhiên. Phương pháp Air Drying hiện được áp dụng tại các công ty như Thái Nguyên Wood ở Việt Nam, Burma Timber ở Myanmar…
- Phương pháp sử dụng hơi nước (Steam Drying): Phương pháp sử dụng hơi nước nóng để làm mềm gỗ và đẩy nhanh quá trình sấy, được ứng dụng bởi các doanh nghiệp như Georgia-Pacific ở Hoa Kỳ, Stora Enso ở Phần Lan, hay Timber Phoenix tại Việt Nam…
- Phương pháp sấy gỗ bằng tia nhiệt (Kiln Drying): Phương pháp sấy gỗ bằng tia nhiệt sử dụng không khí nóng để sấy gỗ, được ứng dụng bởi các doanh nghiệp như IKEA ở Thụy Điển, Home Depot ở Hoa Kỳ…
- Phương pháp sấy gỗ bằng siêu âm (Ultrasonic Drying): Phương pháp sấy gỗ bằng siêu âm sử dụng sóng siêu âm để làm vỡ các liên kết phân tử trong gỗ, giúp dễ dàng thoát hơi nước hơn. Wood-Mizer ở Canada là một trong những doanh nghiệp thành công với việc sử dụng phương pháp này.
- Phương pháp sấy gỗ bằng tia hồng ngoại (Infrared Radiation Drying): Phương pháp sấy gỗ bằng tia hồng ngoại sử dụng tia hồng ngoại để làm nóng bề mặt gỗ.
- Phương pháp sấy gỗ bằng tia cực tím (Ultraviolet Drying): Phương pháp sấy gỗ bằng tia cực tím sử dụng tia cực tím để làm biến đổi cấu trúc phân tử trong gỗ, đẩy nhanh quá trình thoát hơi nước. Được nhiều công ty ứng dụng, nổi bật như Konoike ở Nhật Bản.
- Phương pháp sấy gỗ bằng vi sóng (Microwave Drying): Phương pháp sấy gỗ bằng vi sóng sử dụng sóng vi sóng để làm nóng gỗ từ bên trong, hơi nước nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Quy trình này được một số công ty áp dụng như Stora Enso ở Phần Lan, Georgia-Pacific ở Hoa Kỳ…
Xem thêm: Sấy gỗ là gì? Các phương pháp và công nghệ hiện đại.
Giai đoạn chế biến và gia công gỗ.
Tìm hiểu giai đoạn chế tạo và gia công gỗ nghĩa là gì? Khác với công đoạn chế biến gỗ thô, vốn được diễn ra khi chưa hoàn thiện sản phẩm, thì giai đoạn chế biến và gia công gỗ sẽ là quá trình chuyển đổi thanh gỗ, tấm gỗ thành các sản phẩm gỗ tương đối hoàn thiện.
Các bước trong giai đoạn chế biến và gia công gỗ, cụ thể như sau:
- Bước cắt gỗ: Giúp giảm kích thước gỗ để thuận tiện cho các bước chế biến tiếp theo.
- Bước khoan gỗ: Giúp tạo lỗ cho việc lắp ráp hoặc nối gỗ.
- Bước xử lý bề mặt gỗ: Giúp nâng cao tính thẩm mỹ và bảo vệ gỗ trước các tác động tiêu cực của môi trường.
- Bước nối gỗ: Gỗ được ghép thành một sản phẩm hoàn chỉnh, giúp tăng cường độ bền, sự chắc chắn, tính thẩm mỹ và tiết kiệm nguyên liệu.
- Bước kiểm tra và đánh giá chất lượng: Nhằm đảm bảo chất lượng gỗ sau khi chế biến đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, công nghệ CNC cũng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và áp dụng trong quy trình sản xuất và chế biến gỗ hiện nay. Công nghệ CNC giúp mang lại nhiều lợi ích và tăng hiệu suất công việc, cụ thể như:
- Độ chính xác cao: Các máy CNC được lập trình sẵn dựa theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo độ chính xác cao. Nhờ đó giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng đều, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ. Ví dụ, khi gia công những chi tiết phức tạp, máy CNC thực hiện việc cắt được chính xác hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm.
- Tăng năng suất: Máy CNC có thể hoạt động liên tục với tốc độ cao, giúp tăng năng suất sản xuất. Ví dụ, máy CNC có thể cắt gỗ với tốc độ nhanh gấp 20-30 lần so với phương pháp thủ công, như vậy sẽ giúp giảm thời gian gia công và tăng sản lượng.
- Tiết kiệm chi phí: Công nghệ CNC giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân công, từ đó giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất. Ví dụ, doanh nghiệp chỉ cần một số ít công nhân đảm nhận nhiệm vụ vận hành máy, thay vì phải thuê một nguồn lao động lớn để thực hiện các thao tác thủ công, mà con người thì cũng không thể đảm bảo độ chính xác 100% như là máy móc.
Xem thêm: Chế biến và gia công gỗ là gì? Các phương pháp và công nghệ hiện đại.
Giai đoạn hoàn thiện và bảo vệ gỗ.
Tìm hiểu giai đoạn hoàn thiện và bảo vệ gỗ nghĩa là gì? Trước khi sản phẩm gỗ cuối cùng đến tay người tiêu dùng, chúng cần trải qua giai đoạn hoàn thiện và bảo vệ gỗ. Đây là một khâu quan trọng của quy trình sản xuất và chế biến gỗ, nhằm tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp và bền bỉ theo thời gian.
Các bước chính trong giai đoạn hoàn thiện và bảo vệ gỗ, bao gồm:
- Công đoạn mài gỗ: Bước này giúp làm mịn bề mặt gỗ, loại bỏ các vết nứt, gợn, và các vết bẩn. Quá trình mài gỗ giúp tạo ra bề mặt phẳng, nhẵn mịn để tiếp tục sơn và phủ ở công đoạn sau.
- Công đoạn sơn gỗ: Sơn phủ gỗ có thể giúp bảo vệ bề mặt gỗ, làm tôn lên vẻ đẹp của gỗ và tạo ra màu sắc sản phẩm theo ý muốn. Công đoạn sơn còn có thể được lựa chọn dựa trên các yếu tố khác nhau như thẩm mỹ hoặc khả năng chống nước, chống cháy, chống trầy…
- Công đoạn phủ bề mặt gỗ: Các lớp phủ bề mặt bao gồm phủ bóng, phủ mờ hoặc satin có thể giúp bảo vệ gỗ tránh khỏi các tác động tiêu cực của thời tiết, môi trường, và sự va đập hàng ngày. Việc phủ bề mặt cũng tạo ra lớp vỏ bảo vệ giúp tăng cường tuổi thọ và tính thẩm mỹ của sản phẩm gỗ.
- Công đoạn lắp ráp gỗ: Sau khi hoàn thiện những công đoạn trên, mỗi chi tiết sẽ được lắp ráp tại các khớp nối một cách chính xác và cẩn thận. Đảm bảo sản phẩm hoạt động một cách trơn tru và ổn định qua thời gian.
Ngoài ra, các sản phẩm gỗ có thể được gia cố thêm các chất chống mục nát, chống tia UV, chống mối mọt và vi khuẩn… không những giúp gia tăng tuổi thọ mà còn bảo vệ sản phẩm trước sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, gió và nhiều yếu tố khác. Điều này có thể giúp cho các sản phẩm gỗ được thị trường đón nhận một cách tích cực hơn. Cụ thể theo Báo Công Thương, hiện nay các thương hiệu nội thất lớn của Việt Nam đang mở rộng các thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là khu vực Trung Đông như Arab Saudi, Dubai để cung ứng cho các siêu dự án bất động sản mới là một tín hiệu tích cực giúp cho ngành chế biến gỗ trong nước phát triển ngày càng vững mạnh. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
Xem thêm: Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì? Quy trình và xu hướng phát triển.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra rằng ngành chế biến gỗ vốn có nhiều công đoạn khác nhau, bao gồm: thu thập gỗ, chế biến gỗ thô, sấy gỗ, gia công, hoàn thiện và bảo vệ gỗ… không chỉ đóng góp quan trọng để phát triển nền kinh tế mà còn đảm bảo việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Có thể nói, sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, bằng cách sử dụng nguồn gỗ một cách hiệu quả sẽ mang đến lợi ích to lớn đối với sự tồn tại của chúng ta và hành tinh.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
- Thu thập gỗ là gì?
- Thu hoạch gỗ là gì?
- Thu mua nguyên liệu gỗ là gì?
- Chế biến gỗ thô là gì?
- Sấy Gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sấy gỗ.
- Chế biến và gia công gỗ là gì?
- Quy trình chế biến và gia công gỗ.
- Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình hoàn thiện và bảo vệ gỗ.
- Quy trình xử lý và bảo quản gỗ.
- Xử lý bề mặt gỗ là gì?
- Quy trình xử lý bề mặt gỗ.
- Tẩm bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật tẩm bảo vệ gỗ.
- Sơn phủ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sơn phủ gỗ.
- Bảo quản gỗ là gì?
- Quy trình bảo quản gỗ.