Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Từ hàng ngàn năm qua, gỗ đã được sử dụng để làm nhiên liệu, xây dựng nhà cửa, công cụ lao động, vũ khí, đồ nội thấtgiấy. Cho đến ngày nay, gỗ còn là nguyên liệu dùng để sản xuất cellophane (giấy bóng kính) và Cellulose, một loại polyme tự nhiên có trong thành tế bào của cây và thực vật. Bạn hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ và giá trị thiết yếu của chúng.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ.

Tìm hiểu gỗ là gì?

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Tìm hiểu khái niệm gỗ là gì? Gỗ hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood, là một loại chất hữu cơ tự nhiên được phát triển từ thân và cành của các loài thực vật cho gỗ. Chất hữu cơ trong gỗ được tạo thành từ Cellulose Lignin, chúng có cấu trúc sợi và không đồng nhất. Nhờ vào cấu trúc sợi và Lignin, mà gỗ có khả năng chịu lực tốt, bền vững, dễ gia công và khả năng chống cháy tốt

Do đó, gỗ đã được con người sử dụng trong hàng ngàn năm để làm nhiên liệu, chế tạo công cụ, trang trí, đồng thời là vật liệu lý tưởng để xây dựng nhà cửa, cầu đường, đồ nội thất và sử dụng trong các công trình kiến trúc. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gỗ, sản xuất giấy, gỗ dán, ván ép, MDF và nhiều sản phẩm gỗ khác. Không những vậy mà các loài cây gỗ còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, cung cấp nơi sống cho đa dạng loài động thực vật, đồng thời giữ cho đất, nước và không khí ổn định. 

Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể thì còn phải đánh giá về quá trình khai thác, sản xuấtsử dụng của chúng ta. Ví dụ, khai thác gỗ một cách hợp pháp, an toàn, đảm bảo tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác trái phép, bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.

Nếu như bạn đã hình dung khái niệm gỗ là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu xem gỗ được dùng để làm gì trong phần tiếp theo.

Xem thêm: Ngành công nghiệp gỗ là gì? Vai trò của ngành công nghiệp gỗ?

Vai trò và ứng dụng của gỗ?

Gỗ được dùng vào những việc gì? Gỗ là một nguyên liệu tự nhiên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu, đời sống sinh hoạt và lao động của con người, bao gồm: Nhiên liệu, bột gỗ, xây dựng, sản phẩm công nghiệp, nội thấtđồ gia dụng, nghệ thuật, thiết bị thể thao, giải trí và nhiều ứng dụng khác. (Tìm hiểu nội thất là gì?).

Ứng dụng làm nhiên liệu.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng làm nhiên liệu như thế nào? Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng gỗ để làm nhiên liệu, và điều này đã diễn ra trong một thời gian rất dài, thậm chí là cho đến tận ngày nay, nhưng chủ yếu là ở các khu vực nông thôn. So với các loại nhiên liệu khác, thì gỗ được xem là thân thiện với môi trường vì chúng có thể tái tạo. Giữa việc sử dụng gỗ cứnggỗ mềm để làm nhiên liệu, thì gỗ cứng được khuyến khích vì chúng cháy chậm, cung cấp nhiệt lâu hơn và tạo ra ít khói hơn gỗ mềm. Chúng ta luôn có cảm tình, trìu mến khi ngồi cạnh nhau bên bếp củi hoặc lò sưởi, hình ảnh đó mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà và có thể tạo ra một bầu không khí thân thiện. Mặc dù vậy, việc sử dụng gỗ làm củi đun bếp cần cẩn trọng để đảm bảo an toàn.

Ứng dụng trong việc sản xuất giấy.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng để sản xuất giấy như thế nào? Bột giấy được tạo ra bằng cách nghiền nhỏ gỗ hoặc các vật liệu từ gỗ thành các sợi Cellulose nhỏ, rồi trộn chung với nước để tạo thành hỗn hợp mịn và sệt. Hỗn hợp này sau đó được đổ lên một cái sàng, tráng mỏng và sấy khô để tạo ra giấy. Có 02 loại bột giấy chính, bao gồm: bột giấy cơ họcbột giấy hóa học. Nếu như bột giấy cơ học được tạo ra bằng cách dùng máy nghiền gỗ, thì bột giấy hóa học được tạo ra bằng cách xử lý gỗ với hóa chất để phá vỡ tế bào và giải phóng các sợi Cellulose. Sau đó, bột giấy cơ học thường được sử dụng để sản xuất giấy in và giấy báo, còn bột giấy hóa học thường được sử dụng để sản xuất giấy viết và giấy vệ sinh. Tóm lại, bột giấy là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp giấy, bao gồm: giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy gói, giấy carton, và nhiều sản phẩm giấy khác.

Xem thêm: Giấy làm từ gì? Quy trình sản xuất giấy tiêu chuẩn.

Ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng như thế nào? Gỗ đã là một vật liệu quan trọng trong xây dựng kể từ khi con người bắt đầu biết dựng lều, nhà cửađóng thuyền. Vào cuối thế kỷ 19, hầu hết các tàu thuyền được làm từ gỗ, và gỗ vẫn là vật liệu phổ biến để đóng thuyền ngày nay. Theo lịch sử, cây gỗ Du (Elm) được coi là một lựa chọn phù hợp cho việc đóng tàu vì khả năng chống mục tốt, và chúng cũng từng được sử dụng để làm ống nước trước khi có hệ thống cấp nước hiện đại. Trong khi cây gỗ Sồi được sử dụng rộng rãi trong xây dựng vào thời Trung Cổ tại Châu Âu, bao gồm cột, tường, cửa và sàn nhà. Ngày nay, chúng ta có nhiều loại gỗ khác được sử dụng trong xây dựng như Bạch Dương (Poplar), Thông (Pine), và Linh Sam (Douglas)…

Có một số thuật ngữ trong lĩnh vực xây dựng mà chúng ta có thể đã nghe qua, chẳng hạn như Lumber hay gỗ xẻ là thuật ngữ phổ biến ở Bắc Mỹ dùng để chỉ gỗ đã được cắt thành tấm hoặc thanh gỗ, với kích thước chuẩn và sẵn sàng để sử dụng để làm ván sàn, cửa, cột nhà và các bộ phận khác. Còn Timber là thuật ngữ dùng để chỉ các khúc gỗ lớn, thô, chưa qua gia công chi tiết, nghĩa là đang trong quá trình chế biến thành Lumber, ván ép, hay các sản phẩm gỗ khác. Tóm lại, sự khác biệt chính giữa LumberTimber nằm ở mức độ gia công của gỗ. Hiểu ngắn gọn, Lumbergỗ đã được cưa thành tấm hoặc thanh và sẵn sàng sử dụng, trong khi Timbergỗ thô, chưa qua gia công chi tiết, và chưa được cắt thành kích thước chuẩn. (Tìm hiểu ván sàn là gì?).

Xem thêm: Xây dựng là gì? Các công trình xây dựng bằng gỗ phổ biến.

Ứng dụng trong sản phẩm công nghiệp.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng trong sản phẩm công nghiệp như thế nào? Sản phẩm gỗ công nghiệp hay còn gọi là Engineered Wood Products. Đây là nhóm các sản phẩm được tạo ra từ gỗ tự nhiên kết hợp với một số chất liệu khác nhờ vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Đối với sản phẩm gỗ công nghiệp, các thành phần gỗ như sợi gỗ, lớp gỗ mỏng, gỗ xẻ… được kết hợp và dán chặt lại để tạo ra các cấu trúc mạnh mẽ và hiệu quả, giúp tối ưu hóa tính chất cơ học, độ bền, và độ ổn định của sản phẩm. Và cần lưu ý rằng, khái niệm “gỗ công nghiệp” có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người, cho nên cần phải phân biệt giữa: (1) Các cây gỗ trồng để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và (2) Sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp.

Một số sản phẩm gỗ công nghiệp phổ biến bao gồm: Gỗ xẻ sợi song song (Parallel Strand Lumber – PSL), gỗ ván ép đồng hướng (Laminated Veneer Lumber – LVL), gỗ dạng cột I (I-joists), ván ép (Plywood), ván dăm định hướng (Oriented Strand Board – OSB), và các sản phẩm gỗ có cấu trúc hỗn hợp (Structural Composite Lumber – SCL)… Nhìn chung nhóm các sản phẩm gỗ công nghiệp thường có ưu điểm vượt trội nên chúng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, sản xuất đồ nội thất, đóng thuyền, và nhiều ngành công nghiệp khác.

Xem thêm: Gỗ công nghiệp là gì? Đặc điểm và ứng dụng.

Ứng dụng làm đồ nội thất và dụng cụ.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng làm đồ nội thất và dụng cụ như thế nào? Gỗ có nhiều đặc tính hữu ích nên từ lâu đã là một nguyên liệu quan trọng và phổ biến dùng để chế tạo các vật dụng và đồ nội thất. Đối với các loại gỗ cứng, bền và khả năng chịu lực cao sẽ được sử dụng để làm bàn, ghế, giường, tủ, kệ… Trong khi các loại gỗ mềm hơn nhưng có khả năng chống mục tốt thì được sử dụng làm tay cầm của các dụng cụ, đũa, muỗng, tăm, bút chì… Sau đây là một vài ví dụ giúp chúng ta phân biệt giữa đồ nội thất, vật dụng và công cụ lao động:

  • Đồ nội thất: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, giá đỡ… 
  • Dụng cụ: thìa, dĩa, dao, đũa, tăm, bút chì…
  • Công cụ: búa, cưa, tuốc nơ vít, xẻng…

Xem thêm: Nội thất là gì? Danh sách các đồ nội thất bằng gỗ phổ biến.

Ứng dụng trong văn hóa và nghệ thuật.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng trong văn hóa và nghệ thuật như thế nào? Gỗ được sử dụng phổ biến để làm vật liệu sáng tác nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc trong nhiều thiên niên kỷ. Ví dụ như các cột Totem (Totem Pole) của các bộ lạc Bắc Mỹ đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Chúng được làm từ thân cây Tuyết Tùng đỏ để đánh dấu các vị trí quan trọng, báo hiệu đây là một khu làng, ngôi đền hoặc làm biểu tượng cho các gia tộc, dòng họ.

Chúng ta có thể tham khảo một số ứng dụng cụ thể của gỗ trong lĩnh vực nghệ thuật như sau:

  • Điêu khắc gỗ: Người nghệ sĩ sử dụng công cụ và kỹ thuật để khắc, chạm trổ, tạo hình các họa tiết, hình ảnh trên các tấm gỗ nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
  • In và chạm khắc gỗ: Kỹ thuật in và chạm khắc được sử dụng phổ biến để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Đầu tiên các nghệ sĩ sẽ dùng dao hoặc dụng cụ để khắc hình ảnh hoặc chữ vào một khối gỗ nhằm tạo khuôn, rồi mới lấy khuôn để in lên giấy hàng loạt.
  • Vẽ trên gỗ: Các tấm gỗ có thể được sử dụng làm bề mặt thay cho giấy vẽ, để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
  • Nhạc cụ bằng gỗ: Gỗ là một vật liệu phổ biến để làm nhạc cụ như đàn guitar, piano, violin… tạo ra những âm thanh ấm áp và phong phú.

Ứng dụng trong thiết bị thể thao và giải trí.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sử dụng trong thiết bị thể thao và giải trí như thế nào? Gỗ là một vật liệu quan trọng trong thiết bị thể thao và giải trí, bởi vì chúng nhẹ, bền, chịu được va đập và dễ dàng chế tác thành nhiều hình dạng khác nhau. Trong đời sống, có nhiều loại thiết bị thể thao hiện đang được làm bằng gỗ hoặc đã từng được làm bằng gỗ, bao gồm: gậy cricket, gậy bóng chày, gậy bida, vợt cầu lông, vợt bóng bàn… cũng như các vật liệu, phụ kiện trong những môn thể thao và giải trí khác, giúp mang lại tính thẩm mỹ và sự tự nhiên cho sản phẩm.

Xem thêm: Danh sách các sản phẩm đồ thể thao và giải trí bằng gỗ phổ biến.

Và còn nhiều ứng dụng khác.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ còn được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những cách thức mới để sử dụng gỗ trong đời sống và sinh hoạt. Sau đây là các ứng dụng mới nhất được làm từ gỗ:

  • Keo Lignin: Keo Lignin là một loại keo tự nhiên có thành phần chính của gỗ, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường và có tính năng gắn kết tốt.
  • Bao bì tái chế: Gỗ có thể được sử dụng để sản xuất ra các loại bao bì thực phẩm có khả năng tái chế và dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên.
  • Thay thế lốp cao su: Mặc dù không thể hoàn toàn thay thế, nhưng gỗ có thể được sử dụng để thay thế lốp cao su trong một số trường hợp nhất định.
  • Phương pháp điều trị y tế: Gỗ chứa một số hợp chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, chẳng hạn như Tannin, LigninTriterpenes. Do đó người ta có thể được ứng dụng gỗ để tạo ra các vật liệu giúp khử trùng và chống vi khuẩn. 
  • Vật liệu tổng hợp Gỗ có thể được sử dụng để tạo ra các vật liệu tổng hợp, nhẹ và có cường độ cao như ván ép, ván dăm, MDF, vải sợi gỗ

Các tính chất quan trọng của gỗ.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Đâu là những đặc tính quan trọng của gỗ? Gỗ là một nguyên liệu tự nhiên mang nhiều tính chất khác nhau, và có thể được chia thành 03 nhóm chính để dễ phân loại, bao gồm:

  • Tính chất cảm quan của gỗ: Các tính chất cảm quan của gỗ là những đặc tính mà chúng ta có thể được cảm nhận bằng các giác quan, chẳng hạn như màu sắc, mùi hương, độ bóng và cảm giác về trọng lượng (nặng hay nhẹ).
  • Tính chất cơ học của gỗ: Các tính chất cơ học của gỗ là những đặc tính liên quan đến khả năng chịu lực của gỗ, chẳng hạn như cường độ nén, cường độ kéođộ cứng.
  • Tính chất vật lý của gỗ: Các tính chất vật lý của gỗ là những đặc tính liên quan đến độ dẫn nhiệt, độ dẫn điện và khả năng tác động đến âm thanh.

Và căn cứ vào 03 nhóm trên, người ta có thể tiến hành phân tích chi tiết hơn nhằm xác định cụ thể từng loại gỗ, tính ứng dụng, cách xử lý, và khả năng hoạt động dựa theo điều kiện môi trường nhất định. Dưới đây là một số tính chất cụ thể của gỗ:

  • Màu sắc: Màu sắc tự nhiên của gỗ là khác nhau, đồng thời tùy thuộc vào cách thức xử lý.
  • Mùi hương: Tùy thuộc vào từng loại gỗ mà sẽ có mùi hương đặc trưng khác nhau.
  • Độ bóng: Tùy thuộc vào loại gỗ và cách thức xử lý mà độ bóng có thể khác nhau.
  • Trọng lượng: Trọng lượng của gỗ còn tùy thuộc vào từng loại gỗ và độ ẩm.
  • Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng của gỗ là tỷ lệ giữa khối lượng gỗ và khối lượng nước.
  • Mật độ: Mật độ gỗ là khối lượng của gỗ tính trên một đơn vị thể tích.
  • Cường độ nén: Cường độ nén là khả năng chịu được lực nén của gỗ.
  • Cường độ kéo: Cường độ kéo là khả năng chịu được lực kéo của gỗ.
  • Độ cứng: Độ cứng là khả năng chống lại sự biến dạng của gỗ.
  • Độ dẫn nhiệt: Độ dẫn nhiệt là khả năng truyền nhiệt của gỗ.
  • Độ dẫn điện: Độ dẫn điện là khả năng dẫn điện của gỗ.
  • Độ ẩm: Độ ẩm là lượng nước có trong gỗ.
  • Khả năng âm thanh: Khả năng âm thanh là khả năng tác động và truyền âm thanh của gỗ.
  • Khả năng chống mục: Khả năng chống mục nát là quá trình gỗ bị biến đổi do tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như độ ẩm, nấm mốc, mối mọtánh sáng.
  • Sự giãn nở và cong vênh: Sự giãn nởcong vênh là hiện tượng gỗ co lại hoặc nở ra và bị biến dạng trước sự thay đổi độ ẩm.

Xem thêm: Đặc tính của gỗ là gì? Gỗ có những đặc tính nào?

Gỗ được chia thành bao nhiêu loại?

Gỗ được chia thành những loại nào? Mặc dù có nhiều loài cây cho gỗ khác nhau, nhưng tất cả các loại gỗ được phân thành 03 nhóm, bao gồm: (1) Nhóm gỗ tự nhiên chia thành gỗ cứng, gỗ mềm và (2) Nhóm gỗ công nghiệp. Hãy xem tiếp phần sau để nắm thông tin chi tiết.

Tìm hiểu về gỗ cứng.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Khái niệm gỗ cứng nghĩa là gì? Người ta gọi là gỗ cứng (Hardwood) vì chúng thường có độ cứng và khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ mềm. Những loài cho gỗ cứng thường là cây lá to, rụng lá hoặc thực vật có hoa và tạo ra hạt, ví dụ như: Sồi (Oak), Phong (Maple), Anh Đào (Cherry), Dái Ngựa (Mahogany) và Óc Chó (Walnut)… là các loài cây gỗ cứng phổ biến. Đồng thời, gỗ cứng cũng thường có vân gỗ đẹp hơn so với gỗ mềm và phần lớn đều đắt hơn gỗ mềm, mặc dù vậy không phải các loại gỗ cứng lúc nào cũng mạnh hơn gỗ mềm. Ví dụ, gỗ Sồi đỏ là một loại gỗ cứng, trong khi gỗ Thông trắng là một loại gỗ mềm nhưng có độ cứng cao hơn. Ngoài ra, một số cây dù được phân loại là gỗ cứng nhưng lại có nguồn gốc từ cây không rụng lá, chẳng hạn như TreCọ vì chúng có nhiều đặc điểm tương tự.

Xem thêm: Gỗ cứng là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng.

Tìm hiểu về gỗ mềm.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Khái niệm gỗ mềm nghĩa là gì? Người ta gọi là gỗ mềm (Softwood) vì chúng thường có độ cứng và khả năng chịu lực thấp hơn so với gỗ cứng. Những loài cho gỗ mềm thường là cây lá lim, có lá kim và mang nón, ví dụ như: Thông (Pine), Tuyết Tùng (Cedar), Linh Sam (Fir), Vân Sam (Spruce), và gỗ Đỏ (Redwood)… là các loài cây gỗ mềm phổ biến. Đồng thời, gỗ mềm cũng thường có vân gỗ ít đẹp hơn so với gỗ cứng và phần lớn thường rẻ hơn gỗ cứng. Ngoài ra, một số cây không mang nón vẫn được phân loại là gỗ mềm, chẳng hạn như cây Liễu Sam (Hoàng Đàn), do chúng có các đặc điểm cấu trúc tế bào và hàm lượng Pectin giống gỗ mềm. Mặc dù vậy không phải tất cả các loài cây đều nằm trong sự phân biệt giữa gỗ cứnggỗ mềm, ngoài ra thì mỗi quốc gia cũng sẽ có tiêu chuẩn để phân loại gỗ khác nhau, chẳng hạn tại Việt Nam từ năm 1977 thì Bộ Lâm Nghiệp (tên cũ, nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) đã đưa ra hướng dẫn phân loại nhóm gỗ tạm thời, và cho đến năm 2019 thì có cập nhật bổ sung trong TCVN 12619. (Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam).

Xem thêm: Gỗ mềm là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng.

Tìm hiểu về gỗ công nghiệp.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Khái niệm gỗ công nghiệp nghĩa là gì? Gỗ công nghiệp (Engineered Wood) là loại gỗ được con người tạo ra chứ không có trong môi trường tự nhiên. Gỗ công nghiệp thường được biến đổi, xử lý nhiệt hoặc hóa học để tạo ra sản phẩm có những đặc tính cụ thể, chẳng hạn như: Ván ép (Plywood), ván dăm định hướng (Oriented Strand Board), gỗ MDF (Medium Density Fiber Board) và gỗ nhựa Composite (Composite Board)… là các ví dụ phổ biến về gỗ công nghiệp. Ngoài ra, gỗ Veneer đôi khi cũng được phân loại vào nhóm gỗ công nghiệp, vì phải sử dụng các kỹ thuật cắt chuyên biệt hoặc ghép các mảnh lại với nhau để tạo ra kích thước chính xác hoặc hoa văn.

Xem thêm: Gỗ công nghiệp là gì? Đặc điểm và ứng dụng.

Cây đã tạo ra gỗ bằng cách nào?

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Cách mà gỗ được tạo ra như thế nào? Ước tính có 25.000 – 30.000 loài thực vật tạo ra gỗ, nhưng chỉ có khoảng 3.000 – 4.000 loài thực vật, bao gồm cả thực vật thân thảo, tạo ra loại gỗ phù hợp để làm vật liệu. Quá trình tạo ra gỗ như sau: Cây sử dụng Carbon Dioxide từ khí quyển và nước từ đất để tạo ra gỗ thông qua quá trình quang hợp diễn ra trong lá cây, nơi các tế bào lá sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển đổi Carbon Dioxide thành GlucoseOxy. Glucose sau đó được cây sử dụng làm năng lượng, và Oxy được giải phóng vào khí quyển. Khi cây phát triển, các tế bào gỗ được hình thành bên trong thân và rễ cây. Các tế bào gỗ này chứa Cellulose, một loại Carbohydrate cứng và chịu lực, giúp tạo độ cứng và độ bền cho gỗ. Do đó, khác với than, quặng và dầu mỏ dần dần bị cạn kiệt, thì gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo có thể được bảo tồn bền vững và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ không tính toán đến sự bền vững có thể dẫn đến suy thoái rừng và mất đa dạng sinh học.

Xem thêm: Khai thác gỗ là gì? Các giải pháp khai thác gỗ bền vững.

Quy trình sản xuất gỗ cơ bản.

Gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ

Gỗ được sản xuất như thế nào? Quá trình sản xuất gỗ thường bao gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác tới chế biến và sản xuất các sản phẩm gỗ. Dưới đây là tóm tắt các bước trong quy trình sản xuất gỗ, bao gồm:

  • Khai thác gỗ: Gỗ được khai thác từ rừng hoặc khu vực trồng cây và cần có sự quản lý bền vững của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành. (Tìm hiểu khai thác gỗ là gì?).
  • Vận chuyển gỗ: Sau khi được khai thác, gỗ được vận chuyển đến nhà máy chế biến thông qua các phương tiện vận chuyển như xe tải hoặc tàu biển. (Tìm hiểu vận chuyển gỗ cần chuẩn bị gì?).
  • Chế biến gỗ: Tại nhà máy, gỗ được cắt theo kích thước và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bao gồm cắt lát (Sawing), gọt ván (Veneering), dán ghép (Laminating) và chế tạo các sản phẩm gỗ công nghiệp. (Tìm hiểu chế biến gỗ thô là gì?).
  • Sản xuất sản phẩm gỗ: Sau khi chế biến, gỗ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác nhau như đồ nội thất (bàn, ghế, tủ, kệ), sàn gỗ, cửa và cửa sổ, ván ép (Plywood), các loại giấy và bìa cứng… (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
  • Xử lý bề mặt gỗ: Đối với một số sản phẩm gỗ, cần trải qua quá trình xử lý bề mặt như chà nhám, sơn phủ bảo vệ bề mặt gỗ và tăng tính thẩm mỹ. (Tìm hiểu xử lý bề mặt gỗ là gì?).
  • Tiêu thụ gỗ: Sản phẩm gỗ được tiêu thụ và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, trang trí nội thất, đóng thuyền, đồ dùng gia đình, và nhiều ứng dụng khác. 
  • Tái chế gỗ: Khi sản phẩm gỗ không còn sử dụng được nữa, chúng có thể được tái chế và tái sử dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Nhìn chung, toàn bộ quy trình sản xuất gỗ thường được thực hiện bởi các công ty chế biến hoặc nhà máy và cần thực hiện một cách có trách nhiệm, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về product lifecycle, giảm phát thải Carbon, đảm bảo sự phát triển bền vững đối với môi trường.

Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.

Kết luận.

Timber Phoenix hy vọng, với sự tìm hiểu gỗ là gì? Tổng quan từ A-Z mọi điều cần biết về gỗ, bạn đã có thể nắm bắt được các kiến thức quan trọng về gỗ, cũng như vai trò và giá trị thiết yếu của chúng. Qua đó, chúng ta có thể góp phần vào việc làm giảm sự suy thoái tài nguyên, tăng mật độ của các khu rừng hiện có, bằng cách thành lập các dự án trồng rừng, xây dựng thêm các vườn ươm, đặc biệt là trồng những loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Đồng thời áp dụng các biện pháp tái chế giấy, gỗ và vật liệu từ gỗ nhằm giảm thiểu tác động của ngành công nghiệp chế biến gỗ đến môi trường.

Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.