Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam

Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam.

Có thể nói, việc phân loại các nhóm gỗ đối với ngành công nghiệp chế biến gỗmôi trường đóng vai trò quan trọng. Bởi thông qua quá trình này, chúng ta có cơ hội hiểu hơn về đặc điểm của từng loại gỗ, từ đó chọn được loại gỗ có chất lượng phù hợp với nhu cầu, tận dụng tối đa các giá trị của gỗ và giảm thiểu lãng phí tài nguyên. Hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam mới nhất hiện nay.

Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam.

Tìm hiểu phân loại nhóm gỗ là gì?

Tp Tim Hieu Ve Cach Phan Loai Nhom Go Theo Tieu Chuan Viet Nam 02

Khái niệm phân loại nhóm gỗ nghĩa là gì? Phân loại nhóm gỗ hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood Classification, là quá trình phân chia các loại gỗ theo từng nhóm riêng biệt dựa theo các đặc điểm và tính chất chung như: bề mặt gỗ, màu sắc, cấu trúc, độ cứng, độ bền, tính chất vật lý – hóa học, độ ẩm và mục đích sử dụng. Khi áp dụng theo phương pháp này thì mỗi nhóm gỗ thường bao gồm các loại cây gỗ có tính chất tương tự như nhau.

Xem thêm: Gỗ quý là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng.

Vai trò của việc phân loại nhóm gỗ?

Tp Tim Hieu Ve Cach Phan Loai Nhom Go Theo Tieu Chuan Viet Nam 03

Mục đích phân loại nhóm gỗ để làm gì? Việc phân loại nhóm gỗ có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về các loại gỗ khác nhau, từ đó đưa ra cách thức sử dụng gỗ hiệu quả dựa theo nhu cầu cá nhân và gia đình, hoặc ứng dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, xây dựng và các lĩnh vực liên quan. Ví dụ: Đối với gỗ có độ bền cao thì nên ưu tiên sử dụng trong các công trình xây dựng; Còn đối với gỗ có độ cứng cao thường được sử dụng trong các sản phẩm đồ nội thất. Ngoài ra, việc phân loại nhóm gỗ cũng giúp xác định được nguồn gốc, tính chất kỹ thuật của gỗ, nhờ đó mà tăng tính minh bạch và tin cậy trong giao dịch và xuất nhập khẩu gỗ. (Tìm hiểu nội thất là gì?).

Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể thì còn phải đánh giá về quá trình khai thác, sản xuấtsử dụng của chúng ta. Ví dụ, khai thác gỗ một cách hợp pháp, an toàn, đảm bảo tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác trái phép, bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.

Xem thêm: Gỗ cứng là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng.

Phân loại nhóm gỗ bắt đầu từ khi nào?

Tp Tim Hieu Ve Cach Phan Loai Nhom Go Theo Tieu Chuan Viet Nam 04

Phân loại nhóm gỗ có từ bao giờ? Nguồn gốc của việc phân loại nhóm gỗ vốn đã tồn tại lâu đời kể từ thời cổ đại, khi đó người ta phân loại gỗ dựa trên các đặc điểm như màu sắc, độ cứng, độ bền… nhằm chọn ra loại gỗ phù hợp với mục đích sử dụng. Cho đến thế kỷ 19, việc phân loại nhóm gỗ trở nên khoa học hơn bằng cách áp dụng các phương pháp đo lường, phân tích nhằm xác định đặc tính của gỗ. Các phương pháp phân tích bao gồm: khối lượng riêng, độ bền uốn tĩnh, độ bền nén dọc, độ bền kéo dọc, tính ổn địnhtính thẩm mỹ của gỗ.

Còn tại Việt Nam, bảng phân loại gỗ do Viện Nghiên Cứu Công Nghiệp Rừng (RIFI) biên soạn, dựa trên tính chất vật lý và cơ học theo Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 12619 được ban hành vào năm 2019. Theo đó, bảng phân loại gỗ năm 2019 căn bản được dựa trên quyết định số 2198-CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm Nghiệp, đồng thời có sự cập nhật, bổ sung vì thực tế hiện nay có nhiều loại là cây thân gỗ nhưng không chỉ trồng để lấy gỗ, mà còn với các mục đích khác như: làm cảnh, lấy bóng mát, ăn trái, làm thuốc và dược liệu…

Các tiêu chuẩn phân loại nhóm gỗ?

Tp Tim Hieu Ve Cach Phan Loai Nhom Go Theo Tieu Chuan Viet Nam 05

Phân loại nhóm gỗ cần dựa vào những tiêu chuẩn nào? Mặc dù tiêu chuẩn phân loại nhóm gỗ có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và ngành công nghiệp chế biến gỗ. Nhưng nhìn chung, việc phân loại nhóm gỗ thường sử dụng những tiêu chuẩn sau đây:

  • Chủng loại gỗ: Phân loại dựa trên tên gọi khoa học và thông thường của cây gỗ, với các đặc tính riêng biệt về màu sắc, cấu trúc, độ cứng, và ứng dụng.
  • Tính chất vật lý: Phân loại dựa trên đặc tính vật lý của gỗ bao gồm mật độ, độ ẩm, độ cứng, độ bền, co ngót, và khả năng chống cháy.
  • Tính chất cơ học: Phân loại dựa trên đặc tính cơ học bao gồm độ dẻo dai, độ bền, độ cứng, và tính chất chống va đập của gỗ.
  • Màu sắc và vẻ bề ngoài: Phân loại dựa trên màu sắc, đường vân, vết nứt, và các đặc điểm khác của gỗ.
  • Mục đích sử dụng: Phân loại dựa trên mục đích sử dụng, chẳng hạn như xây dựng, nội thất, công nghiệp, nhiên liệu, hoặc trang trí.
  • Tiêu chuẩn quốc tế: Ngoài tiêu chuẩn riêng của từng quốc gia, còn có các tiêu chuẩn quốc tế do các tổ chức như Liên minh Châu Âu về Tiêu chuẩn (CEN) và Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) xây dựng.

Cách phân loại nhóm gỗ theo TCVN?

Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam.

Các tiêu chí phân loại nhóm gỗ theo TCVN? Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12619:2019 áp dụng phân loại nhóm gỗ dựa theo: (1) Mục đích sử dụng; và (2) Tính chất vật lý và cơ học, tham khảo đầy đủ tại dulieuphaply.vn. Qua đó, căn cứ trên tính chất vật lý và cơ học thì gỗ được phân loại thành 5 nhóm, từ nhóm I đến nhóm V. Nếu như nhóm I là nhóm gỗ có chất lượng cao nhất, thì nhóm V là nhóm gỗ có chất lượng thấp nhất. Cụ thể các tiêu chí giúp phân loại nhóm gỗ theo TCVN 12619:2019 như sau:

  • Khối lượng riêng của gỗ: Khối lượng riêng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định độ bền và khả năng chịu lực.
  • Độ bền của gỗ: Độ bền là khả năng của gỗ chống lại các tác động của lực bên ngoài, chẳng hạn như lực nén, lực kéo và lực uốn.
  • Tính ổn định của gỗ: Tính ổn định là khả năng của giữ được hình dạng và kích thước trong điều kiện môi trường thay đổi.
  • Tính thẩm mỹ của gỗ: Tính thẩm mỹ là yếu tố quan trọng đối với một số ứng dụng, chẳng hạn như đồ nội thấtđồ trang trí.

Và để rõ hơn, Timber Phoenix mời bạn tham khảo bảng phân loại các nhóm gỗ theo TCVN bên dưới đây, ngoài ra ở phần cuối còn bổ sung thêm cách phân loại cũ do Bộ Lâm Nghiệp ban hành tạm thời từ năm 1977.

Bảng phân loại nhóm gỗ theo TCVN.

Bảng 1 – Nhóm quý, hiếm, đặc biệt.

Định nghĩa nhóm gỗ quý, hiếm, đặc biệt là gì? Nhóm các loại gỗ quý, hiếm là những cây gỗ có điểm đặc biệt trong màu sắc, vân gỗ, mùi hương, độ bóng, khả năng phản chiếu ánh sáng, và có giá trị cao trên thị trường. Các loại gỗ thuộc nhóm này thường được sử dụng làm sản phẩm mộc cao cấp, như: đồ gỗ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm, trang sức, các loại ván sàn đặc biệt… Một số loại còn mang giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật. Do sở hữu nguồn gen quý hiếm và giá trị kinh tế cao nên phần lớn cây gỗ trong nhóm này đều đã bị khai thác đến mức cạn kiệt, và nằm trong Sách đỏ, bị cấm khai thác ở Việt Nam kể từ năm 1992. (Tìm hiểu ván sàn là gì?).

BẢNG 1 – NHÓM GỖ QUÝ, HIẾM, ĐẶC BIỆT.
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Bách Đài LoanTra câu

Thông chua

Bách tán Đài Loan

Chinese coffin tree

Taiwania cryptomerioidesSắp tuyệt chủng.

Có tinh dầu như pơ mu.

2Bách vàngBách vàng Việt Nam

Hoàng đàn vàng Việt Nam

Trắc bách Quản Bạ

Cây ché (tên địa phương)

Cupressus vietnamensisNguồn gen hiếm, sắp tuyệt chủng.

Gỗ tốt, thớ mịn, có mùi thơm.

Khả năng chống mối mọt tốt.

3Bách xanhTùng hương

Pơ mu giả

Tô Hạp Bách

Calocedrus macrolepis KurzGỗ có mùi thơm dịu.

Bền với mối mọtcôn trùng.

4Bách xanh đáBách xanh Việt NamCalocedrus rupestrisMới phát hiện năm 2004.

Gỗ rất cứng, có mùi thơm.

5Cẩm laiCẩm lai Bà Rịa

Cẩm lai Đồng Nai

Cẩm lai vú

Cẩm lai bông

Cẩm lai mật

Trắc lai

Dalbergia Oliveri Gamble ex PrainGỗ quý hiếm đặc biệt.

Chất gỗ tốt, rất bền.

Màu sắc và vân gỗ rất đẹp.

6Cẩm thịVàng nghệ

Thị cam

Diospyros maritima BlumeGỗ rất cứng, vân nổi sắc nét.
7Du samDu sam đá vôi

Ngô tùng

Thông đất

Thông dầu

Thông đá trắng

Mạy kinh

Tô hạp đá vôi

Keteleeria davidiana (Bertrand) BeissnGỗ có hương thơm

Vân gỗ đẹp, rất cứng và bền.

8Đỉnh tùngPhỉ ba mũiCephalotaxus mannii Hook.f.Nguồn gen quý.

Gỗ bền và tốt.

9Giáng hươngDáng hương căm-bốt

Dáng hương quả to

Dáng hương chân

Song lã

Pterocarpus macrocarpus KurzGỗ có mùi thơm đặc trưng.

Màu sắc, vân hoa đẹp.

Chất gỗ tốt, rất bền.

10Giáng hương ẤnDáng hương mắt chim

Huỳnh bá rừng

Gióc

Pterocarpus indicus WilldGỗ cứng, màu đỏ tía, rất bền.

Là quốc mộc của Philippines.

Hoa là quốc hoa của Myanmar.

11Gõ đỏHổ bì

Cà te

Afzelia xylocarpa (Kurz) CraibRất bền.
12Gù hươngVù hươngCinnamomum balansae LecomteBền.
13GụSindora tonkinensisBền.
14Gụ lauGõ lau

Gõ dầu

Gõ sương

Sindora glabra Merr. ex de WitGỗ tốt, có màu nâu thẫm.

Không bị mối mọt, rất bền.

15Gụ mậtGõ mật

Gõ đen

Gõ xẻ

Gõ bung lao

Gõ mè tê

Sindora siamensis Teysm. ex MiqGỗ tốt, có màu hồng.

Vân gỗ màu nâu, khá đẹp.

16Hoàng đànCupressus torulosa D. Don ex LambGỗ tốt.
17Hoàng đàn rủHoàng đàn liễu

Hoàng đàn cành rủ

Ngọc am

Bách mộc

Cupressus funebris EndlGỗ cứng, mịn, màu vàng nhạt.

Là loài hiếm, sắp tuyệt chủng.

18Huỳnh đườngHuỳnh đàn

Xé da voi

Dysoxylum loureihi Pierre ex LanessGỗ tốt, có mùi thơm.
19Kim giaoKim giao núi đá

Kim giao đá vôi

Nageia fleuryi (Hickel) de LaubGỗ màu trắng sáng rất đẹp và bền.
20Lát hoaLát

Lát chun

Lát da đồng

Mạy dằm (Tày)

Chua khét

Chukrasia tabularis A. JussVân gỗ rất đẹp, gỗ tốt, rất bền.
21Lim xanhLimErythrophleum fordii OlivGỗ rất cứng, nặng và bền.
22MunMun sừngDiospyros mun A. Chev. ex LecomteGỗ cứng, nặng, màu đẹp, rất bền.
23Mun sọcThị bong

Thị lá nhẵn

Diospyros salletii LecomteVân gỗ rất nhiều và đẹp.
24Muồng đenMuồng xiêmCassia siamea Lam.Gỗ tốt, cứng, nặng, không bị mối mọt.
25NghiếnKiêng

Kiêng mật

Kiêng đỏ

Nghiến đỏ

Nghiến trứng

Excentrodendron tonkinenseGỗ rất cứng và bền.

Vân gỗ mờ, khó xác định.

26Pơ muĐinh hương

Khơ mu (Hà Tĩnh)

Tô hạp hương

Mạy vạc (Lào Cai)

Mạy long lanh (người Thái)

Hòng he (người Ba Na)

Cupressus hodginsii DunnGỗ có mùi thơm đặc trưng.

Vân gỗ đẹp, rất bền.

27Sa mộc dầuSa mu dầu

Sa mộc quế phong

Ngọc am

Mạy lâng lênh (người Thái)

Mạy lung linh

Cunninghamia konishii HayataGỗ có mùi thơm nhẹ.

Không sợ mối mọt, bền.

28Sến đấtSến đất hoa chùm

Mạy lay

Mai lai đuôi

Sideroxylon eburneum A.ChevMột trong 4 loại gỗ tứ thiết.

Gỗ rất cứng, nặng và bền.

29Sến mậtChên

Sến giũa

Sến dưa

Sến ngũ điểm

Sến năm ngón

Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. LamGỗ tốt, rất cứng và bền.

Không bị mối mọt.

30SưaSưa trắng

Sưa đỏ

Trắc thối

Trắc bắc bộ

Huê mộc vàng

Dalbergia tonkinensis PrainNguồn gen quý hiếm.

Gỗ mùi thơm đặc biệt.

Gỗ nặng, cứng, có vân đẹp.

31Thông Đà LạtThông 5 láPinus dalatensis de FerreNguồn gen quý hiếm.

Chỉ có ở Việt Nam.

32Thông đỏThanh tùng Anh

Thanh tùng Châu Âu

Taxus baccata L.Cây có độc.
33Thông đỏ bắcThông đỏ lá ngắn

Sam hạt đỏ lá ngắn

Hồng đậu sam

Taxus chinensis RoxbGỗ màu hồng thẫm, thớ mịn.

Có khả năng chịu nước tốt.

34Thông đỏ namThông đỏ lá dài

Sam hạt đỏ lá dài

Thông đỏ Himalaya

Taxus wallichiana ZuccChất gỗ tốt.

Hạt chứa nhiều dầu béo.

35Thông lá dẹtThông ré

Thông 2 lá dẹt

Thông Sri

Thông Sré

Pinus krempfii LecomteNguồn gen quý hiếm.

Chỉ có ở Việt Nam.

36Thông nướcThủy tùngGlyptostrobus pensilisGỗ rất tốt, có mùi thơm nhẹ.
37Thông pà còThông Quảng ĐôngPinus kwangtungensisGỗ cứng, không bị mối mọt.
38Thông treThông trúc đào

Thông tre nam

Kim giao trúc đào

Thông tre Nê-pan

Podocarpus neriifolius D. DonGỗ có màu nâu đỏ nhạt.

Thớ gỗ thẳng mịn, khá bền.

39TraiTrai lý

Trai Nam Bộ

Rươi

Fagraea fragrans Roxb.Gỗ màu vàng, rất cứng, khó gia công.
40TrắcTrắc Nam Bộ

Trắc căm-bốt

Trắc bông

Cẩm lai Nam Bộ

Hồng sắc Thái Lan

Dalbergia cambodiana PierreGỗ siêu cứng, rất bền.

Làm đồ mỹ nghệ cao cấp.

41Trắc đạoTrắc vàng

Trắc dao

Cẩm lai dao

Cẩm lai đen

Cẩm sừng trâu

Dalbergia cultrata Grah. ex BenthGỗ rất bền, vân gỗ đẹp.

để lâu xuống màu sẫm,vân gỗ đẹp.

42Trắc đenCẩm lai đen

Quành quạch

Chàm trắc

Chàm đen

Dalbergia nigrescens KurzGỗ rất cứng và bền.

Là loại đắt nhất trong nhóm gỗ Trắc.

43Trầm hươngTrầm dó

Kỳ nam

Dó bầu

Dó núi

Gió

Aquilaria crassna Pierre ex LecomteGỗ nhẹ, có mùi thơm, không bền.
44Vân sam Phan Xi PăngVân sam Fansipan

Sam lạnh

Abies fansipanensisChỉ có ở Lào Cai, Việt Nam.
45XoayNai sai mét

Xây

Lá mét (Kiền kiền)

Dialium cochinchinensis PierreGỗ rất tốt và bền, không bị mối mọt.

Bảng 2 – Nhóm I.

Định nghĩa gỗ nhóm I theo TCVN là gì? Gỗ nhóm I theo TCVN là những cây có thân to, gỗ nặng, cứng, độ bền cao. Mặc dù gỗ Bảng 2 – nhóm I không quý và hiếm như Bảng 1 ở trên, nhưng nếu xét về tính chất cơ lý thì không thua kém gì, với vân gỗ đẹp, mịn, độ bền cao và rất được ưa chuộng để làm đồ mỹ nghệ cao cấp. Do những cây gỗ trong nhóm I mang đến giá trị kinh tế cao nên cũng bị khai thác mạnh dẫn đến cạn kiệt, và phần lớn đều bị cấm khai thác với mục đích thương mại. Lưu ý rằng, một số trang mạng thường giới thiệu gỗ Nhóm I là Nhóm II, vì họ liệt kê các loại gỗ quý, hiếm, đặc biệt thành gỗ Nhóm I, còn bài viết của Timber Phoenix thì căn cứ theo TCVN 12619:2019.

BẢNG II – NHÓM I: THÂN CÂY TO, GỖ NẶNG, CỨNG, ĐỘ BỀN CAO.
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Cẩm liênCà gần

Cà chắc xanh

Rang (Gia Rai)

Shorea siamensis Miq.Gỗ rất cứng và nặng.

Bền trong tự nhiên.

2Căm xeCẩm xe

Da đá

Xylia xylocarpa Taub.Gỗ rất mịn và nặng.

Không bị mối mọt.

Chịu được mưa nắng.

3ĐinhThiết đinh

Đinh thiết lá bẹ

So đo

Ðọt meo

Ðinh giác

Kè đuôi nhông

Markhamia stipulata SeemMột trong 4 loại gỗ tứ thiết.

Gỗ đặc thịt, rất nặng và bền.

Chất gỗ tốt, không sợ mối mọt.

4Đinh thốiFernandoa brilletii (Dop) SteenGỗ có mùi hương nhẹ.

Chất gỗ tốt, thớ đều và đẹp.

5Đinh vàngĐinh lá hoa

So đo vàng

Fernandoa bracteata (Dop) SteenGỗ tốt, không bị mối mọt.
6HuỳnhHuỷnh

Huyện (Huệng)

Tarrietia javanica BlumeBền.
7Kiền kiềnKiền kiền Phú QuốcHopea pierrei HanceGỗ tốt, cứng, thớ mịn, rất bền.
8Săng đáSăng đào

Sao tía

Sao đá

Táu đá

Chò kiền kiền

Hopea ferrea PierreGỗ rất cứng, có giác lõi phân biệt.

Thớ gỗ mịn, dễ bị nứt khi khô.

9Sao đenSao cát

Sao nghệ

Mạy khen hua

Mạy thong

Hoped odorata Roxb.Gỗ cứng và bền.

Chịu mối mọt và côn trùng.

10Sao Hải NamSao lá to

Kiền kiền Nghệ Tĩnh

Cả sát

Hopea hainanensis Merr. & ChunGỗ cứng có ánh bóng, rất bền.
11Sao xanhNạp ốc

Sao lá mía

Hopea helferi (Dyer) BrandisGỗ tốt, cứng, thớ mịn, rất bền.
12Sến Hải NamSến Trung

Chà ran sến

Hồng hoa thiên liêu mộc

Madhuca hainanensis Chun & F.C. HowVân gỗ xoắn, kết cấu mịn.

Chất gỗ cứng, nặng, khá bền.

13Sến núi đinhSến bầu dục

Sến cát

Sến xanh

Viết

Madhuca elliptica (Pierre ex Dubard) H.J. LamGỗ có chứa tanin.

Hạt chứa saponin và tinh dầu.

14Sơn huyếtSơn tiên

Suông tiên

Melanorrhoea laccifera PierreGỗ tốt, lõi cứng, không bị mối mọt
15Táu mặt quỷSao mặt quỷ

Gù táu

Hopea mollissima C. Y. WuGỗ cứng, ít bị mối mọt nhưng dễ bị nứt
16Táu nướcLàu táu nước

Táu núi đá

Vatica philastreana PierreMột trong 4 loại gỗ tứ thiết.

Loại gỗ đặc hữu của Việt Nam.

Gỗ đặc thịt, mịn và nặng.

17VắpVắp đinh

Dõi

Vấp

Vếp

Mesua ferrea L.Gỗ thuộc loại cứng nhất Việt Nam.

Dáng cây đẹp, hoa thơm.

Bảng 3 – Nhóm II.

Định nghĩa gỗ nhóm II theo TCVN là gì? Gỗ nhóm II theo TCVN là nhóm gồm các loại gỗ nhẹ hơn, mềm hơn, dẻo dai hơn và có độ bền cao. Với những đặc tính trên thì ưu điểm nổi bật của nhóm gỗ II là khả năng chịu lực rất tốt, thích hợp dùng làm các sản phẩm đòi hỏi về yêu cầu độ chịu lực và bền cao. Lưu ý rằng, một số trang mạng thường giới thiệu gỗ Nhóm II là Nhóm III, vì họ liệt kê các loại gỗ quý, hiếm, đặc biệt thành gỗ Nhóm I, còn bài viết của Timber Phoenix thì căn cứ theo TCVN 12619:2019.

BẢNG III – NHÓM II: GỖ NHẸ HƠN, MỀM HƠN, DẺO DAI HƠN, ĐỘ BỀN CAO
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Bằng lăngBằng lăng cườm

Bằng lăng lá hẹp

Bằng lăng ổi

Bằng lăng tía

Lagerstroemia calyculata KurzGỗ kém bền nếu để ngoài trời.

Dễ cưa xẻ nhưng khó gia công.

2Bằng lăng lông saoBằng lăng hoa đỏLagerstroemia balansea Koehne
3Bằng lăng Nam BộLagerstroemia cochinchinensis Pierre ex Laness
4Bẳng lăng nướcBằng lăng tímLagerstroemia speciosa (L.) Pers.
5Bình linhBình linh nghệVitex ajugaeflora DopGỗ cứng, không bị mối mọt.

Gỗ được dùng nhiều trong xây dựng.

6Cà chắcCà chíShorea obtusa Wall.Bền.
7Chặc khếHuỳnh đườngDysoxylum binectariferum (Roxb.) Hook. f. ex Bedd.
8ChaiChò chai

Chỏ nhai

Chò vẩy

Trai

Trai xanh

Chò đồng

Chò vàng

Chò làu táu

Sến trai

Sao bố bố

Shorea thorelii Pierre
9Chiêu liêuChiêu liêu xanh

Kha tử

Cây tiếu

Cây sàng

Cà lích

Terminalia chebula RetzGỗ tốt, thớ mịn, được dùng nhiều trong xây dựng.
10Chò chỉChòParashorea chinensis H. WangBền.
11Chò đenChò chai

Chò

Chò trai

Chò lao

Làng vu

Lý mới

Parashorea Stellata Kurz
12Chò lôngDầu thanhDipterocarpus gracilis BlumeKém bền.
13Chò núiChai

Chò chai

Shorea guiso (Blanco) Blume
14Chua khétChukrasia spThớ gỗ mịn, khá bền.
15Dầu baudDầu bao đi

Dầu lông

Chò lông

Dầu đỏ

Dầu trạch

Dipterocarpus baudii Korth.Kèm bền.
16Dầu đồngDầu sang sơn

Dầu con quay

Dầu rái nước

Dipterocarpus tuberculatus Roxb.
17Dầu lôngDầu chai

Rô mui (Gia rai)

Dipterocarpus intricatus DyerBền.
18Dầu mítDầu cátDipỉerocarpus costatus C.F. Gaertn.
19Dầu song nàngDipterocarpus dyeri Pierre
20Giẻ đenQuercus glauca Thunb.
21GiổiGiổi AnnamMichelia gioii (A. Chev.) Sima & H. YuThớ gỗ thẳng, mịn, khá bền.
22Giổi đắngGiổi mỡMichelia aenea Dandy
23Giổi nhungParamichelia braianensis (Gagnep.) Dandy
24Hoàng đàn giảHồng tùng

Dương tùng

Thông chàng

Xà lò

Dacrydium elatum (Roxb.) Wall, ex Hook.Gỗ tốt, vân đẹp, có mùi thơm.
25Huỳnh đường hoa thânHuỳnh đàn

Đinh hương

Gội mật

Chặc khế mật

Gát hương

Dysoxylum cauliflorum HiernGỗ tốt.
26Làu táuTáu nước

Táu mật

Vatica cinerea KingBền.
27Long nãoDạ hương

Dã hương

Chương não

Mai hoa băng phiến

Cinnamomum camphora (L.) J. PreslBền.
28SângSâng lông

Trường mật

Bầu mít

Mấc kẹn

Pometia pinnata J.R. Forst. & G. Forst.Bền.
29Sến mủSến đỏ

Sến cát

Viết

Sến cát

Sến nam

Shorea roxburghii G. DonGỗ khá cứng và nặng.
30Sồi áo tơiGiẻ trắng

Sồi bộp

Dẻ bộp (Giẻ bộp)

Sồi poilane

Quercus poilanei Hickel & A. Camus
31Sồi bồmDẻ ban

Dẻ đen

Quercus variabilis Blume
32Sồi đĩaGiẻ (Dẻ) cau

Dẻ đá đỏ

Sồi cau

Sồi đá

Mạy có

Quercus platycalyx Hickel & A. CamusGỗ cứng, chịu được va đập mạnh.
33Sồi lá mỏngDẻ bắcQuercus blakei Skan
34Sòi quả dẹtDẻ quả dẹtQuercus helferiana A. DC.Kém bền.
35Sơn xãSăng sápDonella lanceolata (Blume) Aubrév.
36Sụ Hải NamVàng trắng Hải Nam

Du đơn Hải Nam

Re dầu

Kháo dầu

Alseodaphne hainanensis Merr.
37Táu nướcLàu táu nước

Táu xanh

Táu muối gần nhẵn

Vatica subglabra Merr.Loại gỗ đặc hữu của Việt Nam.

Gỗ cứng, bền nhưng khó chế biến.

38Táu trắngTáu mật

Táu muối

Làu táu trắng

Làu táu vàng

Làu táu xanh

Vatica odorata SymingtonGỗ siêu cứng, rất bền.

Không sợ bị mối mọt.

39TếchGiá tỵTectona grandis L. f.Gỗ rất bền, chịu được nước mặn.
40Trường quánhVải guộc

Vải rừng

Trường chua

Xerospermum noronhianum (Blume) BlumeGỗ màu nâu nhạt, rất cứng và bền.
41Vên vênDên dên

Vên vên nhẵn

Vên vên trắng

Vên vên xanh

Vên vên cát

Sao cát

Anisoptera costata Korth.Gỗ đóng tàu thuyền tốt nhất của Việt Nam.
42Vên vên nghệVên vên vàng

Vên vên bộp

Sến bo bo

Dên dên

Shorea hypochra Hance

Bảng 4 – Nhóm III.

Định nghĩa gỗ nhóm III theo TCVN là gì? Gỗ nhóm III theo TCVN là các loại gỗ có giá trị thẩm mỹ tương đối cao, với thớ mịn, vân đẹp và màu sắc tự nhiên. Nhờ vào sở hữu tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu nhiệt chịu ẩm tốt cho nên thị trường đặc biệt ưa chuộng gỗ nhóm III để sản xuất đồ dùng, nội thất gia đình. Lưu ý rằng, một số trang mạng thường giới thiệu gỗ Nhóm III là Nhóm IV, vì họ liệt kê các loại gỗ quý, hiếm, đặc biệt thành gỗ Nhóm I, còn bài viết của Timber Phoenix thì căn cứ theo TCVN 12619:2019.

BẢNG IV – NHÓM III: GỖ MÀU TỰ NHIÊN, THỚ MỊN, TƯƠNG ĐỐI BỀN, DỄ GIA CÔNG
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Bò ké nhẵnVông quả cánhKydia glabrescens Mast
2Cà đuốiCà duối

Cà đuối

Chót buôm

Tiểu hoa nêm

Dehaasia cuneata Blume
3Cà ổi Bắc bộDẻ đen

Dẻ gai

Castanopsis tonkinensis Seemen
4Cà ổi Đài LoanCastanopsis formosana (Skan) Hayata
5Cả ổi SapaGiẻ bộp

Giẻ vàng mép

Castanopsis lecomtei Hickel & Camus
6Cà ổi Trung HoaCà ổi lá nhẵn

Dẻ gai

Khu thụ tầu

Giẻ gai hạt nhỏ

Castanopsis chinensis (Spreng.) HanceKém bền.
7Chan chanCôm lông

Côm lá kèm

Côm lá bẹ

Elacorarpus tomentosus DC
8Dầu ráiDầu con rái

Dầu nước

Dipterocarpus alatus Roxb.Thớ gỗ thô, khá bền nhưng không chịu được mưa nắng.
9Dầu trà bengDầu đỏDipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex Miq.
10Dẻ bắc giangSồi nâu

Sồi bắc giang

Giẻ ngô

Lithocarpus bacgiangnensis (Hickel & A. Camus) Barnett
11Dẻ đỏSồi đỏLithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus) A. Camus
12Dẻ gaiCà ổi

Cà ổi Ấn Độ

Castanopsis indica (Roxb.) Miq.Kém bền.
13Dẻ gai nhímGiẻ mỡ gà

Cà ổi lá nhò

Castanopsis ech/dnocarpa A. DC.
14Dẻ hạnh nhân

Sồi lả đào

Lithocarpus amygdalifolius (Skan) Hayata
15Dẻ lỗGiẻ đỏ lãm thoi

Sồì vàng

Sồi cau

Lithocarpus fenestratus (Roxb.)
16Dẻ núi tượngGiẻ xámLithocarpus elephantum (Hance) A. Camus
17Dẻ quangSồi nâu

Giẻ cuống

Sồi đấu vàng

Dẻ đấu vàng

Quercus chrysocalyx Hickel & A. Camus
18Dẻ theSồi the

Dẻ

Lithocarpus magneinii (Hickel & A. Camus) A. Camus
19Dẻ trung bộGiẻ đáLithocarpus annamensis (Hickel & A. Camus) Barnett
20Dẻ xanhGiẻ xanh

Sồi xanh

Dẻ cau

Sồi đá

Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel & A. Camus)
21Giẻ rápDẻ giáp

Dẻ gai

Giẻ lèo heo

Kha thụ giáp

Castanopsis armata (Roxb.) spach
22Giổi lụaGiổi lông

Giổi thơm

Tsoongiodendron odorum Chun
23Gội đỏGội lơ

Gội cành thô

Aglaia dasyctada F.C. How & T.c. Chen
24Gội hoài đứcGội tử sangAgtaia tsangii Merr.
25Gội nếpGội báng súng

Gội tía

Aglaia spectabitis (Miq.) s.s. Jain & BennetBền.
26Gội nhótGội núiAglaia elaeagnoidea (A. Jus$.) Benth.Bền.
27Gội nướcGội dầu

Gội gác đa bông

Aphanamixis polystachya (Wall.) R. ParkerGỗ thớ mịn, cứng, lâu mục và ít bị nứt nẻ.
28Gội nước hoa toGội gác

Gội tẻ

Aphanamixis grandiflora Blume
29Hà nuHà nụ

Đát nam

Dân cốc

Xang bà

Săng hà

Ixonanthes chinensis Champ
30Hoàng linhHoàng linh bắc bộ

Lim vàng

Lim xẹt (Chẹt vẩy)

Muồng kim phượng

Phượng vàng

Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) KurzGỗ cứng và chắc chắn, khá bền.
31Kháo nhậmKháo tía

Re vàng

Kháo thơm

Rè hương

Machilus odoratissima NessBền.
32Lành ngành đẹpThành ngạnh

Lành ngạnh vàng

Cratoxylum formosum (Jack) DyerGỗ mịn, chất gỗ cứng và nặng.
33Lát khét quả nhỏToona microcarpa (C. DC.) Harms
34Lát ruốiAphananthe lissophylla Gagnep.
35Lim xẹtMuồng

Lim xẹt tia

Lim xẹt cánh

Peltophorum pterocarpum (DC.) Backer ex K. HeyneGỗ màu vàng nâu, rắn, khá bền.
36Mèn vănBuchanania arborescens (Blume) BlumeBền.
37MỡManglietia glauca Anet.Gỗ tốt, thơm, khó mối mọt.
38Nhội (tia)Nhội

Lội

Bischofia Javanica Blume
39NinhNínhCrudia chrysantha (Pierre) K. SchumBền.
40Quế rừngQuế lợn

Rè hương

Hậu phác nam

Cinnamomum iners Reinw. ex Blume
41Re bắc bộRe xanh

Re lá cong

Re hoa trắng

Quế hoa trắng

Cinnamomum tonkinense (Lecomte) A. Chev.
42Rè bonKháo vàng

Machilus bonii Lecomte
43Re đỏCinnamomum tetragonum A. Chev.
44Rè hoa nhỏRè hoa thưaMachilus parviflora Meisn
45Re hươngVù hương

Gù lương

Re dầu

Xá xị

Co chấu

Cinnamomum parthenoxylon (Jack) MeisnNguồn gen hiếm, gỗ tốt không mối mọt.
46Re lá congRe

Re hương lá bé

Cinnamomum curvifolium (Lour.) Nees
47Rè quả toKháo

Kháo vàng

Rè quả dẹt

Machilus platycarpa Chun
48Rè thunbergKháo

Rè vàng

Machilus thunbergii Siebold & Zucc.
49Rè trung hoaKháoMachỉlus chinensis (Benth.) Hemsl.Bền.
50Săng đá rắnSăng đáXanthophyllum colubrinum GagnepBền.
51So đo côngLò bo

Lò bo lọng

Brownlowia denysiana PierreGỗ dùng đóng đồ tạm, dựng lều trại.
52Sồi hươngGiẻ thơm lá toLithocarpus sphaerocarpus (Hickel & A. Camus) A. Camus
53Sồi phảngSồi bộp

Giẻ trắng

Cồng trắng

Cà ổi đấu chẻ

Dẻ chẻ

Lithocarpus fissus (Champ, ex Benth.) A. CamusGỗ cứng, ít mối mọt.
54SơnSơn rừngToxicodenndron succedanea (L.) Mold.
55SụKháo

Re trắng

Sụ lả lớn

Phoebe cuneata Blume
56Táu muốiTáu muối Bắc BộVatica diospyroides Symingt
57Thông ba láNgô 3 lá

Ngo

Xà nu

Pinus kesiya Royle ex Gordon
58Thông đuôi ngựaThông tầu

Thông mã vĩ

Pinus massoniana Lamb.
59Thông nàngBạch tùng

Thông lông gả

Thông tre

Dacrycarpus imbricatus (Blume) D.Laub.Kém bền.
60Thông nhựaThông ta

Thông hai lá

Pinus merkusii Jungh. & Vriese
61Tông dùXu ấn sửToona sinensis (A.Juss.) Roem.
62Tráng lá toHổ bì

Săng lá to

Lý lãm hoa cành

Linociera macrophylla Wall.
63VảiLitchi chinensis Sonn.
64Vàng tâmMỡ

Giổi ford

Dạ hợp ford

Manglietia fordiana Oliv.Gỗ tốt, thơm, khó mối mọt.
65Xà cừSọ khỉ

Báng sung

Quả gỗ

Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss.Gỗ rắn thớ xoắn, dễ nứt nẻ, cong vênh.
66Xoan đàoXoan rừngPrunus arborea (Blume) KalkmanGỗ rắn chắc, cứng, chịu nước tốt, khá bền.

Bảng 5 – Nhóm IV.

Định nghĩa gỗ nhóm IV theo TCVN là gì? Gỗ nhóm IV theo TCVN là các loại gỗ có tỷ trọng trung bình nhưng độ bền cao, có khả năng chịu ẩm và chống mòn rất tốt. Những đồ nội thất được sản xuất từ gỗ nhóm IV thường ít bị ảnh hưởng đến chất lượng hay kết cấu hình dáng, rất thích hợp với nhu cầu bình dân. Lưu ý rằng, một số trang mạng thường giới thiệu gỗ Nhóm IV là Nhóm V, vì họ liệt kê các loại gỗ quý, hiếm, đặc biệt thành gỗ Nhóm I, còn bài viết của Timber Phoenix thì căn cứ theo TCVN 12619:2019.

BẢNG V – NHÓM IV: GỖ PHỔ BIẾN TRONG XÂY DỰNG – NỘI THẤT.
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Bạch đàn đỏEucalyptus robusta Sm.
2Bạch đàn lá nhỏBạch đàn liễuEucalyptus tereticornis Sm.
3Bạch đàn trắngEucalyptus camaldulensis Dehnh.
4Bạch đàn uroBạch đàn nâuEucalyptus urophylla S.T. Blake
5Bài nhài gân nổiNeolitsea phanerophlebia Merr.
6Bản xeĐĩa roi

Ché

Albizia lucidior (Steud.) I.C.Nielson ex H.HaraGỗ có lõi cứng, khá bền.
7BàngTerminalia catappa L.Bền.
8Bàng hôiBàng nước

Bàng mốc

Nhứt

Choại

Mung trằng

Bông dêu

Bàng nhút

Bảng hôi

Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb.Kém bền.
9Bình linh lôngNàng

Đẹn lông dài

Vitex pinnata LBền.
10Bình linh lục lạcĐẹn lục lặcVitex sumatrana var. urceolata King & Gamble
11Bời lời Ba VìLitsea baviensis Lecomte
12Bời lời giấyBời lời bao hoa đơn

Bời lời lá trên

Bời lời nhiều hoa

Litsea monopetala (Roxb.) Pers.
13Bởi lời lá thuônRẻ mítLitsea rotundifolia var. oblongifolia (Nees) C.K. Alle
14Bời lời lôngLitsea elongata (Nees) Hook. í.Bền.
15Bời lời quả toBời lời

Bời lời mác

Litsea lancilimba Merr.
16Bời lời vàngLitsea pierrei Lecomte
17Bời lời xanhBời lời miênLitsea cambodiana Lecomte
18Cà đuối chingMò hương

Hoàng mang hương

Cryptocarya chingii W. C. Cheng
19Cà đuối hoa dầyCà đuối hoa vàng

Mò hoa vàng

Hoàng mang hoa vàng

Hoàng mang lá nhỏ

Mò hoa dầy

Cryptocarya densiflora Blume
20Cà đuối khéoMò lá nhỏ

Nanh chuột

Mò nanh vàng

Cryptocarya lenticellata Lecomte
21Cà đuối lá tàCà đuối nhuộm

Mò lá tù

Mò gỗ

Crỵptocarya obtusifolia F. Muell. ex MeissnerKém bền.
22Cà đuối trắngẨn hạch sét

Sân cốc

Mò sắt

Cryptocarya ferrea Blume
23Cà đuối Trung BộẨn hạch Trung Bộ

Mò Trung Bộ

Cryptocarya annamensis Allen
24Cà đuối xoan ngượcCryptocarya obovata R. Br.
25Cà lồCà lồ bắc

Mạy phông

Giả sụ Bắc bộ

Caryodaphnopsis tonkinensis (Lecomt e) Airy ShawBền.
26Cà ổi lá nhỏGiẻ mỡ gà

Dẻ gai nhím

Kha thụ gai quả

Castanopsis echidnocarpa A.DC.Gỗ cứng, nặng, bền với mối mọt.
27Cáng lòCẳng lò

Bạch dương

Co lim

Dầu nóng

Betula alnoides Buch.-Ham. ex D. Don
28Cao suHevea brasilensis (Willd.ex Juss.) Muell.-Arg.Bền.
29Chàm ronChông bốn cánhColona evecta (Pierre) Gagnep.
30Chắp trơnBeilschmiedia laevis C.K. Allen
31Chắp trung gianChắp mầuBeilschmiedia intermedia C.K. AllenKém bền.
32Chẹo tíaEngelhardtia roxburghiana Lindl.
33Chò xanhChiêu liêu nhiều quả

Chiêu liêu ngàn trái

Terminalia myriocarpa Heurk& Muell,- Arg.Gỗ cứng nhưng dễ nứt, có vân và ánh đẹp.
34Chò xótVối thuốc

Trín

Schima superba Gard. & Champ.Bền.
35Chôm chômLôm chômNephelium bassacense PierreGỗ có màu đỏ nâu, cứng và nặng.
36Chùm baoChùm bao lớn

Đại phong tử

Chôm hôi

Lọ nồi

Hydnocarpus anthelminthica Pierre
37Cọ khẹt lá nhỏCọ khiết

Bạt ong

Trắc balansa

Sưa hạt tròn

Muồng nước

Trắc assam

Dalbergia assamica Benth.
38Cọ kiêngSống rắn

Bân xe sống rẳn

Albizia chinensis (Osbeck) Merr.Kém bền.
39Cồng mù uCồng mù

Cồng vảy ốc

Calophyllum thorelii PierreGỗ cứng và chắc.
40Cồng núiCồng trắng

Cà nghét

Cồng trồng

Cồng tía

Calophyllum dryobalanoides PierreBền.
41Cồng rù rìCồngCalophyllum balansea Pitard
42Cồng sữa bắc bộMắc niễng

Cồng sữa

Eberhardtia tonkinensis LecomteBền.
43Cồng sữa vàngEberhardtia aurata (Pierre ex Dubard) Lecomte
44Dái ngựaXà cừ Tây Ấn

Dái ngựa Tây Ấn

Nhạc ngựa

Swietenia mahogani Jaco.Gỗ nhẹ, ít co giãn, có khả năng chống mối mọt.
45DựLitsea longipes (Meisn.) Hook. í.
46Đua đũa quả toMộc qua đỏ

Rơ đe trái to

Rehderodendron macrocarpum H.H. Hu
47Dực nang nhuộmTrôm hoa thưaPterocymbium tinctonium var. javanicum (R.Br.) Kosterm
48Gáo đỏVàng kiêngNeonauclea purpurea (Roxb.) Merr.Bền.
49Gáo không cuốngGáo vàngNeonauclea sessilifolia (Roxb.) Merr.
50Gáo trắngNeolamarckia cadamba (Roxb.) BosserKém bền.
51Gáo vàngGáo trònAdina cordifolia (Roxb.) Hook. f.
52GiamMitragyna diversifolia (Wall.ex G.Don) Havil.
53Giâu da đấtDâu gia đất

Du da

Bòn bon

Baccaurea ramiflora Lour.
54Giẻ sồiSồi vàng

Sồi đá vàng

Dẻ ống

Dẻ xanh

Lithocarpus tubulosus Camus
55Hàn tảu đẻnSơn mộc

Tai tượng trắng

Dầu nóng

Alphitonia philippinensis BraidThớ gỗ mịn, ít bị nứt, dễ gia công.
56HôngHông hoa trắng

Chõ xôi

Bông lơn fortune

Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl.
57Keo lá liềmKeo tương tư

Đài loan tương tư

Acacia confusa Merr.
58Keo lá tràmKeo bông vàng

Tràm bông vàng

Acacia aunculiformis A. Cunn. ex Benth.Kém bền.
59Keo laiAcacia auriculiformis X A. mangiumKém bền.
60Keo tai tượngKeo lá to

Keo đại

Keo mỡ

Keo hạt

Acacia mangium Wind.Kém bền.
61Khỉ pọiMuồng

Muồng đỏ

Muồng tía

Senna timorensis (DC.) H.s. Irwin & Barneby
62Lò nghẹLọ nghẹ

Mom

Ô liu khác gốc

Săng xanh

Olea dioica Roxb.
63Lõi thọTu hú gỗGmelina arborea Roxb.Làm gỗ dán, sản xuất bột giấy.
64Lòng mang lá đa dạngLòng mang

Hồng mang sến

Lòng mang lá lớn

Pterospermum diversifolium Blume
65Lòng mang lá mácHoàng mang lá toPterospermum lancaefolium Roxb.Bền.
66Lòng mang tíaLòng mang lá nhỏPterospermum grewiaefolium Pierre
67Lòng mang xanhLòng mangPterospermum heterophyllum Hance
68Mạ sưaChẹo thui

Răng cưa

Quắn hoa

Cơm vàng

Helicia cochinchinensis LourGỗ chỉ dùng đóng đồ đạc thông thường.
69Mạn kinhĐẹn năm lá

Binh linh năm lá

Mẫu kinh

Tiểu kinh

Quan âm núi

Ngũ chỉ phong

Vitex quinata (Lour.) F.N. WilliamsBền.
70Máu chóMáu chó lá toKnema conferta (King) Warb.Kém bền.
71Máu chó lá lớnMáu chó đáKnema pierrei Warb.Gỗ nhẹ, thớ mịn, không bền.
72Máu chó lá nhỏHuyết muông

Săng máu

Huyết đằng

Si đỏ

Knema globularia (Lam.) Warb.Kém bền.
73Mạy chấuLả ngón, CơiCarya tonkinensis Lecomte
74MítMít mậtArtocarpus heterophyllus Lam.Bền.
75Mít nàiMít rừngArtocarpus rigidus ssp. asperulus (Gagnep.) Jarr.
76Muồng hoa đàoMuồng cánh dán

Muồng tía

Muồng bò cạp

Muồng java

Cassia javanica L.Gỗ tạp, dễ bị mối mọt, không bền.
77NangQuăngAlangium ridleyi KingGỗ dễ bị mối mọt nên ít được dùng.
78Nhãn rừngVải rừng

Vải thiều rừng

Nephelium cuspidatum BlumeGỗ rắn chắc, ít bị cong vênh.
79NhọcSăng đào

Nhọc chuối

Polyalthia cerasoides (Roxb.) Benth. & Hook. f. ex Bedd.
80Nô lá thuônBài nhài thuôn

Bãi nhài lá tũ

Neolitsea oblongifolia Merr. & Chun
81NụHồng phápGarcinia tinctoria (DC.) Dunn
82PhayPhay sừng

Phay vi

Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp.Kém bền.
83Phi laoDương liễu

Xi lau

Thông

Casuarina equisetifolia Forst.Trồng làm rừng phòng hộ, cố định đạm.
84Quao nướcQuaoDolichandrone spathacea (L. f.) Baillon ex Schumann
85Ràng ràng mítRàng ràngOrmosia balansae DrakeKém bền.
86Ràng ràng quả dầyOrmosia fordiana Oliv.Kém bền.
87Ràng ràng xanhRàng ràng đá

Chàng ràng

Răng

Ormosia pinnata (Lour.) Merr.Gỗ lấy củi, cải tạo đất, làm gỗ dán.
88Săng trắngLophopetalum duperreanum PierreKém bền.
89Sấu đỏSấu chua

Sấu tía

Mạy tong

Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr.Dùng làm gỗ ván lạng, gỗ xây dựng.
90Sau sauTáu hậu

Sau sau trắng

Liquidambar formosana HanceKém bền.
91SếuÁp ảnh

Cơm nguội vàng

Gỗ Hackberry

Celtis australis persoon
92Thầu tấuThầu tấu khác gốcAporosa dioica (Roxb.) Mull. Arg.
93ThíchThích mười nhị

Tích thụ lá nguyệt quế

Acer decandrum MerrGỗ rất mịn, cứng, dễ chế biến, khá đẹp và bóng.
94Thôi baThụi thụiAlangium chinense (Lour.) HarmsKém bền.
95Thôi chanhThôi chanh tíaEuodia meliaefolia (Hance) Benth.Bền.
96Thôi chanh BắcAlangium tonkinense Gagnep.
97Tô hạpAltingia siamensis CraibBền.
98Tò hạp caoAltingia excelsa NoronhaBền.
99Tô hạp hươngTô hạp Điện Biên

An tiên takhtajan

Altingia takhtajaniiT.V. Trung & L.v. LocBền.
100Trạch quạch hột nhỏMuồng ràng ràngAdenanthera micrrosperma Teysm.& Bìnn.
101TràmTràm lá hẹpMelaleuca leucadendra L.Gỗ nặng, dễ cưa xẻ, có sức chịu lực cao.
102Trám đenÔ lâm

Bùi

Uy tử

Mác bây (Tày)

Canarium tramdenum Dai & Yakovl.
103Trám đỏTrám lá đỏ

Trám mũi nhọn

Trám kên

Cà na mũi nhọn

Canarium subulatum Guillaum.
104Trám trắngTrám ba cạnh

Thanh quả

Cà na trắng

Ô lãm

Mác cợm

Mạy cưởm (Tày)

Canarium album (Lour.) Raeusch.Gỗ để xẻ ván, đóng đồ mộc thông thường.
105Trâm xámTrâm sẻ

Trâm sắn

Syzygium cinereum Wall.
106TrínVối thuốc

Kháo cài

Mạy thù lụ

Săng sóc

Sạt hạt

Schima wallichii ChoisyGỗ nặng, bền chắc, không cong vênh, mối mọt.
107Tử ja vaHà báNyssa javanica (Blume) WangerinGỗ khá nặng và đặc.
108Vải guốcVải thiều gai

Chôm chôm

Nephelium chryseum Blume
109VạngVạng trứng

Vạng còng

Nội châu

Endospermum chinense Benth.Gỗ mềm, nhẹ, kém bền.
110Vàng vèGáoMetadina Irichotoma (Zoll. & Moritzi) Bakh. f.
111Vỏ khoaiArtocarpus styracifolius PierreBền.
112Vối thuốc ấn độChò xót

Trò

Schima khasiana Dyer in Hook.f.
113VừngVừng xoan

Mưng

San

Careya sphaerica Roxb.Gỗ cứng tương đối khó gia công.
114Xăng mảSăng mãCarallia brachiata (Lour.) Merr.
115XoàiMãng quả

Mác moang (Tày)

Mangifera indica L.Gỗ không tốt, dễ bị mối mọt.
116Xoài hôiMuỗm

Xoài cà lăm

Mangifera foetida LourteigKém bền.
117XoanXoan ta

Xoan nhà

Xoan trắng

Sầu đông

Thầu đâu

Mạy riển (Tày)

Melia azedarach L.Gỗ nhẹ, mềm, ít bị mọt nhưng dễ bị mối.

Bảng 6 – Nhóm V.

Định nghĩa gỗ nhóm V theo TCVN là gì? Gỗ nhóm V theo TCVN là các loại gỗ có tỷ trọng thấp, khá nhẹ, sức chịu đựng kém và dễ bị mối mọt tấn công phá hoại. Bên cạnh đó, khả năng chịu nhiệt kém khiến cho gỗ hóm V rất dễ cong vênh, gây mất thẩm mỹ. Do đó, gỗ nhóm này thường được sử dụng để sản xuất những đồ nội thất nhỏ, giá rẻ với có thời hạn sử dụng nhất định, hoặc dùng làm những vật dụng trong gia đình như muỗng, đũa, thớt, và các đồ thủ công mỹ nghệ khác. Lưu ý rằng, một số trang mạng thường giới thiệu gỗ Nhóm V là Nhóm VI, vì họ liệt kê các loại gỗ quý, hiếm, đặc biệt thành gỗ Nhóm I, còn bài viết của Timber Phoenix thì căn cứ theo TCVN 12619:2019.

BẢNG VI – NHÓM V: GỖ NHẸ, SỨC CHỊU ĐỰNG KÉM, DỄ MỐI MỌT, CONG VÊNH
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Ba bétVạngMallotus paniculatus (Lam.) Mull. Arg.
2Ba khíaLophopetalum wightianum ArnGỗ dùng trong xây dựng, làm bàn máy khâu và đóng đồ dùng gia đình.
3Bạch đàn chanhEucalyptus citriodora Bailey
4Bét bét đỏMallotus metcalfianus Croizat
5Bồ đềBồ đề trắng

Cánh kiến trắng

An tức bắc (An tức hương)

Săng trắng

Hu món (Tày)

Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex HartwichKém bền.
6Bồ kếtGleditsia australis Hemsl.
7Bồ kết nhỏTao giácGleditsia fera (Lour.) Merr.
8Bông bạcTrấuVernonia arborea Buch.-Ham.Kém bền.
9Bông tạpEriolaena candollei Wall.
10Bộp không cuốngBộp lá toActinodaphne sesquipedalis Hook, f., Thomson & Meisn.
11Bộp lôngKháo vàng bôngActinodaphne pilosa (Lour.) Merr.Kém bền.
12Bù lộtGrewia bulot Gagnep.
13CámParínari annamensis (Hance) J. E. Vidal
14CầyKơ-niaIvringia malayana OliverGỗ nhẹ, sức chịu đựng kém.
15Chò nâuDipterocarpus tonkinensis A.Chev.
16Chò nhaiCà dặm

Sến me (Râm)

Ram

Xoi

Anogeissus acuminata WallGỗ có dác, giòn, chịu nước kém.
17Chò nướcChò ổi

Tiêu huyền

Mạ nang

Mạy phơi

Ba len

Pươi năm

Platanus KerriiGỗ ít bị mối mọt nhưng dễ nứt nẻ, cong vênh.

Dùng phổ biến trong xây dựng và đóng đồ mộc thông thường.

18Cô nàngSỏiSapium baccatum Roxb.
19CơiPhong dươngPterocarya stenoptera c. DC.Kém bền.
20Côi ràoCôi núiTurpinia promifera (Roxb.) DC.
21Côm lá bóngCôm lá bạcElaeocarpus nitentifolius Mere; & Chun
22Côm nhậtCôm cuống dàiElaeocarpus japonicus Siebold & Zucc.
23Côm tầngCôm griffith

Côm sỏi

Lôm côm

Phao lai

Xương cả

Chua má

Chuột bụng

Côm bạch mã

Elaeocarpus griffithii A. Gray
24Cườm rụng nhọnCùm rụm nhọnEhretia acuminata R.Br.
25Đa bàSung lá tùFicus curtipes Corner
26Đa bắp bèSung ngứa

Bắp bè

Ficus nervosa B. Heyne ex RothKém bền.
27Đa quả xanhBộp

Đa xanh

Ficus vasculosa Wall, ex Miq.Kém bền.
28DọcGarcinia multiflora Champ, ex Benth.
29Dung giấyDung lá trà

Dung đắng

Dung sạn

Dung nam

Bôm

Ba thưa

Symplocos laurina (Retz.) Wall, ex G. Don
30Dung lôngSymplocos dolichotrícha Merr.
31Dung lụaSymplocos sumuntia Buch.-Ham. ex D. DonBền.
32Dung Nam bộDung namSymplocos cochinchinensis (Lour.) S. MooreKém bền.
33ĐướcĐước đôiRhizophora apiculatta BlumeGỗ cứng, khá bền.
34DuốiRuối

Duối nhám

Streblus esper Lour.Kém bền.
35Gai lang trung quốcSang gaiSloanea sinensis (Hance) Hemsl.
36GạoGạo đỏ

Mộc miên

Hồng miên

Bông gòn

Bombax malabaricum DC.Kém bền.
37Giâu da xoanDâu da xoan

Châm châu

Dâm bôi

Allospondias lakonensis (Pierre) stapfGỗ nhẹ, dễ chế biến, kém bền.
38GửaFicus callosa Willd.
39Hải mộcSang hải mộc

Sâng

Sang nước

Trichilia connaroides (Wight & Am.) Bentv.
40HồNgát

Ong bù

Tâm mộc hai ngả

Thiên đầu thống

Cordia dichotoma G. Forst.Kém bền.
41Hồng đạm Đồng NaiSúm lôngAdinandra donnaiensis Gagnep.
42Hu đenHu lá dẹt

Thung gai

Chưng sao

Commersonia bartramia (L.) Merr.
43Lá nếnBa soiMacaranga denticulata (Blume) Mull. Arg.Kém bền.
44LaiLai rừng

Lai nhà

Aleurites moluccana (L.) Wind.Kém bền.
45Lọng bàngSổ con quay

Sổ lọng vàng

Sổ bông vụ

Lọng tía

Sổ hoa lớn

Mày lọn

Dillenia turbinata Finet & Gagnep.Kém bền.
46Lòng mức Trung BộMức lông

Lực mực

Thừng mực

Wrightia annamensis Eberh. & Dubard
47Mã tiềnCủ chi

Phiên mộc miết

Mác sèn sứ (Tày)

Strychnos nux-vomica Linn.Gỗ thô, xấu, nhẹ, dùng đóng đồ đạc thông thường.
48Mắc niễngCồng sữa bắc bộ

Bà na bắc bộ

Ba ra vàng

Eberhardtia tonkinensis H. Lec.
49MắmMắm đen

Mắm lưỡi đòng

Mấm đen

Avicenia officinalis Linn.
50Mù uCồng

Hồ đồng

Calophyllum inophyllum Linn.Gỗ cứng và chắc.
51Mùng quân trắngHồng quân

Bồ quân

Mùng quân

Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch.
52Muồng truỗngTóc tiênZanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC.
53Mí chẹt

Khê núi

Lysidice rhodostegia HanceGỗ cứng, nặng nhưng không bền.
54NgátNgát vàng

Ki gần bằng

Co van lun

Gironniera subaequalis Planch.Gỗ có nhiều mấu mắt, thô xấu.
55Nhàu nhuộmNhàu lông

Nhàu rừng

Morinda tomentosa B. Heyne
56NóngMác miều (Tày)

Sổ dã

Pạc phàn mộc

Mạ pin đắng (Dao)

Saurauia tristryla DC.
57Nọng heoChàm ổi

Hôi

Ra ran

Holoptelea integrifolia (Roxb.) Planch
58Núc nácNgúc nác

Nam hoàng bá

Mộc hồ điệp

Ngọc hồ điệp

Vân cố chỉ

Bạch ngọc chỉ

Oroxylum indicum (L.) KurzGỗ mềm, dễ bị mối mọt.
59Ô rếp

Vặn tắc

Tắt rừng

Bồ đề cong

Styrax agrestis (Lour.) G. DonKém bền.
60Sảng cánhSảng

Trôm cước

Cước mộc

Chọc mọc

Sterculia alata RoxbKém bền.
61Săng máu hạnh nhânMáu chó lá to

Săng máu

Máu chó

Horsfieldia amygdalina (Wall.) Warb.Gỗ xấu, dễ bị mối mọt.
62SấuSấu trắng

Long cóc

Dracontomelon duperreanum Pierre
63SữaMò cua

Mù cua

Mồng cua

Alstonia scholaris (L.) R. Br.
64Sữa lá cồngSữa lá nhỏAlstonia calophylla Miq.
65SuiThuốc bắnAntiaris toxicaria LeschGỗ mềm, nhẹ, kém bền.
66SungƯu đàm thụ

Tụ quả dong

Vô hoa quả

Ánh nhật quả

Văn tiên quả

Phẩm tiên quả

Nãi tương quả

Mật quả

Ficus racemosa L.Kém bền.
67Sung quả toSung vàngFicus annulata Blume
68Sung vèFicus vahegata Blume
69Thanh thấtBút

Càng hom thơm

Cun

Bông xuất

Xú xuân

Bông xướt

Càn thôn

Ailanthus triphysa (Dennst.) AlstonCây có dáng đẹp, gỗ không bền.
70Thị rừngThị trái

Thị mười nhị

Mác chăng (Tày)

Diospyros rubra H.Lec.
71ThungĐáng

Tung

Búng

Tetrameles nudiflora R. Br.
72TrẩuTrẩu lá xẻ

Trẩu nhăn

Trẩu cao

Trẩu ba hạt

Mộc du đồng

Dầu sơn

Vemicìa montana Lour.Gỗ kém bền nhưng có tính chịu mặn, chịu kiềm.
73Trẩu trơnLaiVernicia fordii (Hemsl.) Airy Shaw
74Trôm mề gàSảng

Săng vè

Sang sé

Trôm lá mác

Trôm thon

Che van

Sterculia lanceolata Cav.
75ƯơiUôi

Sang

Lười ươi

Ươi bay

Thạch

Lù noi

Hương đào

Bàng đại hải

Đười ươi

Sam rang

Som vang

Đại động quả

An nam tử

Scaphium macropodum (Miq.) Beumee ex HeineKém bền.
76Vẩy ốcVảy ốc

Sóng lá

Trắc nhiều thể nhị

Dalbergia polyadelpha Prain
77Vông nemVông

Lá vông

Thích đồng

Hải đồng bì

Erythrina variegata L.Trồng làm cảnh, hàng rào, gỗ kém bền.
78Xoan nhừLát xoan

Xoan trà

Xuyên cóc

Sơn cóc

Giâu gia xoan to

Mjừ (Tày)

Spondias axillaris Roxb.Gỗ lõi giác màu sắc đẹp, dễ gia công.
79Xương cáCăng hai hột

Găng vàng hai hạt

Canthium dicoccum (Gaertn) MerrGỗ cứng, nặng, thớ mịn, không bị mối mọt.

Nhóm VII – Theo Bảng phân loại cũ từ 1977.

Lưu ý rằng, gỗ nhóm VII và nhóm VIII chỉ có trong bảng phân loại gỗ tạm thời ban hành vào năm 1977, cho nên đây là dữ liệu cũ, không hề có trong TCVN 12619:2019. Tuy nhiên để tránh bị thiếu sót Timber Phoenix vẫn liệt kê sau đây để các bạn tham khảo thêm.

NHÓM VII (CŨ) – THEO BẢNG PHÂN LOẠI TỪ 1977
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Chân chimVitex parviflora JussKém bền.
2MeMe tây

Me chua

Còng

Muồng ngũ

Tamarindus indica LinnLõi gỗ cứng, bền.
3Phổi bòMật sạ lá lông chim

Mật sạ lá hẹp

Chành chành

Mật sạ quả nhỏ

Meliosma pinnata (Roxb.) WalpGỗ nhẹ, thường dùng làm ván.
4Tai nghéTai trâu

Vỏ dụt

Bàn nước

Nam mộc hương

Hymenodictyon excelsum WallGỗ vàng nhạt, mềm, nhẹ, dễ mối mọt.
5Thàn mátCây duốc cá

Hột mát

Mát đánh cá

Mác bát (Tày)

Millettia ichthyochtona DrakeGỗ kém bền, thường trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
6Vàng anhHoàng anh

Vàng anh lá lớn

Vô ưu

Mép mé

Saraca divers

Nhóm VIII – Theo Bảng phân loại cũ từ 1977.

Tương tự gỗ Nhóm VII ở trên, thì gỗ Nhóm VIII cũng là cách phân loại cũ từ năm 1977, cho nên những thông tin sau đây chỉ mang tính tham khảo.

NHÓM VIII (CŨ) – THEO BẢNG PHÂN LOẠI TỪ 1977
STTTÊN CÂY GỖTÊN GỌI KHÁCTÊN KHOA HỌCGHI CHÚ
1Ba soiMacaranga denticulata Muell-ArgDễ bị mối mọt, không bền.
2BoBo đỏ

Bo rừng

Trôm màu

Ngô đồng đỏ

Sterculia colorata Roxb
3Bồ hònVô hoạn thụ

Bòn hòn

Mộc hoạn tử

Mác hón (Tày)

Co hón (Thái)

Mầy quyến ngần (Dao)

Sapindus mukorossi GaertnGỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, không bền.
4Cóc rừngCóc chuaSpondias pinnata KurzGỗ mềm, nhẹ, kém bền.
5Đỏ ngọnThành ngạnh

Lành ngạnh

May tiên

Cratoxylon prunifolium Kurz.Gỗ không bền, dễ bị mối mọt.
6DuốiDuối dai

Duối nhám

Coclodiscus musicatusCây cảnh, lấy bóng mát hoặc làm thuốc.
7Mán đỉaGiác

Khét

Mán đỉa trâu

Archidendron clypearia (Jack) I. C. NielsenGỗ nhẹ, mềm, dễ bị mối mọt.
8MớpSữa lá bàng

Mò cua nước

Alstonia spathulata BlumeGỗ thớ thẳng, mịn, mềm, dễ gia công.
9Muồng trắngGõ mìn

Muồng đỏ

Muồng chằng

Mạy chàm

Zenia insignis ChunNguồn gen quý, hiếm, cần bảo tồn.

Kết luận.

Sau khi tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam ở trên, bạn có thể đồng ý với Timber Phoenix rằng việc phân loại gỗ là cần thiết, quan trọng và hữu ích. Phân loại gỗ không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp gỗ.

Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.