Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã khẳng định vị thế là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, xếp thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Không chỉ dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ, Việt Nam còn được đánh giá cao bởi chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các cường quốc trong ngành. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu về tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam, bao gồm những lợi thế và tiềm năng phát triển để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay ra sao? Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt khoảng 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022. Đây là mức giảm sâu nhất và là năm đầu tiên ngành gỗ không ghi nhận tăng trưởng, trước đó nữa ngành gỗ Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 15,67 tỷ USD trong năm 2022, và 15,87 tỷ USD trong năm 2021.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này bao gồm: 

  • Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh, dẫn đến các đơn hàng xuất khẩu gỗ sụt giảm.
  • Tình hình thế giới có nhiều biến động, chiến tranh giữa Nga và Ukraine, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. 
  • Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) có hiệu lực từ cuối tháng 6/2023, yêu cầu các sản phẩm gỗ khi nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo tính hợp pháp và không gây mất rừng. 

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu và phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí đóng cửa. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần vào sự sụt giảm này như: 

  • Giá nguyên liệu gỗ tăng cao do nguồn cung hạn chế. 
  • Chi phí vận chuyển tăng do giá nhiên liệu tăng. Cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gỗ khác như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia. 

Với những khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp ngành gỗ cần có những giải pháp để duy trì thị trường xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. – Nguồn: Báo Công Thương.

Dự báo thị trường tiêu thụ gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Dự báo thị trường tiêu thụ gỗ có những tín hiệu khả quan nào? Nhu cầu và thị trường tiêu thụ gỗ trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng dân số, kéo theo nhu cầu về nhà ở, đồ nội thất, đồ ngoại thất, đồ gia dụng, đồ trang trínhiều sản phẩm gỗ khác. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm này.

Bên cạnh đó, nhu cầu về các sản phẩm gỗ được sản xuất một cách bền vững cũng sẽ tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường và mong muốn sử dụng các sản phẩm được sản xuất theo hướng bảo vệ thiên nhiên. Điều này được thể hiện qua một số dữ liệu cụ thể:

  • Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU mỗi năm khoảng 80 – 85 tỷ USD (Xem chi tiết).
  • Thị trường đồ gỗ toàn cầu đạt trên 500 tỷ USD trong năm 2022 (Xem chi tiết).
  • Thị trường đồ gỗ nội thất ở Châu Á Thái Bình Dương dự kiến đạt 280 tỷ USD vào năm 2027 (Xem chi tiết).

Những con số này cho thấy nhu cầu gỗ trên toàn thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Chúng ta cần tận dụng cơ hội này để phát triển ngành gỗ một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần bảo vệ môi trường

Quy mô doanh nghiệp sản xuất và chế biến.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Quy mô của ngành sản xuất và chế biến gỗ của Việt Nam ra sao? Báo Đầu Tư đưa tin, theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Việt Nam hiện có khoảng 3.500 công ty chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ (tổng cộng ước tính có hơn 5.400 cơ sở đang đầu tư vào sản xuất và chế biến đồ gỗ trên cả nước)

Với quy mô về số lượng doanh nghiệp đông đảo giúp ngành gỗ Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, từ phân khúc bình dân đến cao cấp. Các doanh nghiệp có thể chuyên biệt hóa sản phẩm, tập trung vào từng phân khúc cụ thể, như đồ gỗ nội thất gia đình, đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ xuất khẩu…. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng, từ thiết kế, thi công đến lắp đặt, bảo hành. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 

Ngoài ra, cùng với diện tích rừng trồng lớn, nguồn nhân công dồi dào, cho thấy ngành gỗ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tình trạng nguồn cung nguyên liệu gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Thực trạng về nguồn cung nguyên liệu gỗ của Việt Nam ra sao? Theo Tạp Chí Gỗ Việt, dù vẫn đang gia tăng hàng năm, nhưng tính đến tháng 10/2023, Việt Nam chỉ có khoảng 280 nghìn ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC. Còn nếu tính diện tích cả 2 loại chứng chỉ là VFCS/PEFCFSC sẽ được gần 500 nghìn ha, con số này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích rừng trồng. Tuy nhiên, tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ còn thấp, chỉ chiếm 30 – 40% so với tổng lượng gỗ khai thác, phần còn lại chiếm 60 – 70% được dành cho sản xuất ván dăm và viên nén.

Do đó, mỗi năm Việt Nam cần phải nhập khẩu 5 – 6 triệu m3 gỗ tròngỗ xẻ từ hơn 100 quốc gia nhằm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Cụ thể trong năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu gần 2,7 triệu m3 gỗ xẻ, tương đương kim ngạch gần 1,2 tỷ USD. Nâng tổng số lượng gỗ tròngỗ xẻ nhập khẩu lên 5,23 triệu m3, tương đương kim ngạch nhập khẩu gần 2 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam hiện nay? Sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đã có mặt tại 40 thị trường trên thế giới, trong đó có 9 thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canada, Australia, Đức, và Malaysia. Đặc biệt, 4 thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng gỗ Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của Việt Nam trong năm 2023. – Nguồn: VietNamNet.

Trong đó, Mỹ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam nói riêng và ngành gỗ nói chung. Nếu như năm 2022, nước chúng ta xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 8,67 tỷ USD, thì con số này đã giảm xuống 7,3 tỷ USD vào năm 2023, như vậy giảm 15,6% so với năm trước. Tuy nhiên, nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Mỹ vẫn luôn ở mức cao, đặc biệt là các sản phẩm đồ nội thất, đồ trang trívật liệu xây dựng. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ vẫn còn rất lớn. Nguồn: CafeF.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam hiện nay? Ngành gỗ Việt Nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như đồ gỗ, ghế khung gỗ, ván gỗ, ván sàn, viên nén và dăm gỗ.

Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã giảm sút đáng kể so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu gỗ nguyên liệu, viên nén và dăm gỗ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 4%, trong khi kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 7,3 tỷ USD, giảm 22,4%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng có sự suy giảm, ví dụ ghế gỗ đạt 2,23 tỷ USD, tương đương giảm 12% so với cùng kỳ năm trước; ván gỗ và ván sàn đạt 1,45 tỷ USD tương đương giảm giảm 14,5%. – Nguồn: VnEconomy.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tổng cầu giảm sút bởi tác động của lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt tại nhiều thị trường tiêu thụ gỗ lớn. Điều này khiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng gỗ liên tục suy giảm kể từ đầu năm 2023.

Nguồn lực lao động trong ngành gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Thực trạng về nguồn lực lao động trong ngành gỗ hiện nay? Lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế lớn của Việt Nam, đặc biệt là trong ngành gỗ. Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có khoảng 94 triệu lao động, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu người. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng, ngành gỗ Việt Nam cũng đang đối mặt với thách thức lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao. – Nguồn: Tạp Chí Tài Chính.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Lâm Nghiệp, hiện tại ngành gỗ cần khoảng trên 500.000 người lao động và hơn 1 triệu người phụ thuộc vào ngành. Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến ngành sẽ cần khoảng 106.800 người có trình độ đại học trở lên và hơn 445.200 công nhân kỹ thuật cao. – Nguồn: Tạp Chí Gỗ Việt.

Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là lực lượng công nhân có trình độ cao, ví dụ như khả năng làm việc trên những dây chuyền sản xuất hiện đại và có sự hiểu biết cao về sản phẩm và cách thức sản xuất ra nó. Mà ngành gỗ còn cần nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh quản lý, những người có khả năng định hướng và vạch ra lộ trình phát triển cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như các nhà thiết kế, người làm sáng tạo, có khả năng tạo ra những sản phẩm gỗ độc đáo, có giá trị, góp phần tạo dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp và cho cả ngành gỗ Việt Nam.

Tình trạng công nghệ trong ngành gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Thực trạng về ứng dụng công nghệ trong ngành gỗ hiện nay? Nhắc đến sức bật của ngành gỗ, không thể không nhắc đến yếu tố công nghệ. Ngành gỗ Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong 2 thập kỷ qua. Từ chỗ sử dụng máy cưa vòng, đục, đẽo thủ công, ngày nay, các nhà máy chế biến gỗ đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại từ 2D cho tới CNC, cùng các dây chuyền sản xuất tự động chỉ cần thao tác cơ bản từ con người.

Tuy nhiên, việc thay đổi công nghệ, thiết bị được các doanh nghiệp đánh giá là bài toán cần cân nhắc kỹ lưỡng cho chiến lược trung và dài hạn.

Việc đầu tư máy móc hiện đại cần dựa trên số lượng đơn hàng và mẫu mã sản phẩm. Nếu sản phẩm có số lượng đặt hàng ổn định năm này qua năm khác và mẫu mã tương đồng, việc đầu tư máy móc hiện đại sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, với những đơn hàng số lượng ít (khoảng 500 – 1.000 sản phẩm/tháng), việc nhập thiết bị tự động chưa thực sự cần thiết. Lý do là bởi đầu tư dây chuyền công nghệ không chỉ đòi hỏi đơn hàng đủ lớn mà còn cần doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và đội ngũ quản trị năng lực. – Nguồn: Tạp Chí Gỗ Việt.

Do hạn chế về vốn đầu tư, phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc, dẫn đến mẫu mã sản phẩm đơn điệu. Cụ thể là toàn tỉnh Bắc Giang mặc dù có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng lớn và nhiều cơ sở chế biến gỗ, nhưng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như: gỗ nội thất, ngoại thất, đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu sang các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Có thể nói việc sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩmnăng suất lao động của doanh nghiệp ngành gỗ. Trong đó, chất lượng của sản phẩm gỗ được quyết định bởi tính năng, độ bền, độ cứng, hiệu suất sử dụng, tuổi thọ và cả tính thẩm mỹ. – Nguồn: Báo Bắc Giang.

Năng lực cạnh tranh của ngành gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Khả năng cạnh tranh của ngành gỗ hiện nay ra sao? Ngành gỗ Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Mặc dù là quốc gia xuất khẩu gỗ thứ 2 Châu Á và thứ 5 thế giới, khả năng cạnh tranh của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. – Nguồn: VnEconomy.

Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam hiện nay chủ yếu là gỗ nguyên liệu, dăm gỗ, viên nén và đồ gỗ đơn giản với giá trị sản phẩm không cao. Đối với các sản phẩm có giá trị cao như đồ nội thất, chúng ta chủ yếu gia công cho thương hiệu nước ngoài chứ chưa có thương hiệu đủ mạnh để thu hút khách hàng.

Về nguồn gỗ, mặc dù diện tích rừng trồng lớn, nhưng gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, chỉ đáp ứng được cho sản xuất ván dăm, viên nén… Còn để sản xuất đồ gỗ, chúng ta phải phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng 5 – 6 triệu m3 mỗi năm.

Về công nghệ sản xuất, hơn 90% doanh nghiệp trong số 5.400 cơ sở chế biến gỗ trên cả nước có quy mô nhỏ và vừa, thiết bị công nghệ lạc hậu. Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ nhưng trình độ chuyên môn không cao, năng suất lao động còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Ví dụ, theo số liệu năm 2022, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 11,4% của Singapore; 35,4% của Malaysia; 64,8% của Thái Lan; 79% của Indonesia. – Nguồn: Báo Người Lao Động.

Tóm lại, ngành gỗ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Để tăng cường khả năng cạnh tranh, ngành gỗ cần tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng thương hiệu mạnh.

Xem thêm: Giải pháp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành gỗ.

Những khó khăn và thách thức.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Những khó khăn và thách thức mà ngành gỗ đang phải đối mặt? Năm 2023, ngành gỗ Việt Nam ghi nhận những thành tựu to lớn với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cần được giải quyết để duy trì đà phát triển bền vững.

  • Khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất: Nhu cầu gỗ ngày càng tăng trong khi nguồn cung hạn chế khiến giá gỗ liên tục tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và giá thành sản phẩm. Việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp còn nhiều bất cập, dẫn đến nguy cơ xuất khẩu gỗ lậu, ảnh hưởng đến uy tín của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế. 
  • Khó khăn về nguồn lao động chuyên môn cao: Ngành gỗ cần nhiều lao động có kỹ năng chuyên môn cao trong các khâu như thiết kế, chế biến, hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, nguồn lao động này còn thiếu hụt trầm trọng. Nhiều lao động chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành. 
  • Khó khăn về ứng dụng công nghệ hiện đại: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có đủ năng lực tài chính để đầu tư vào công nghệ hiện đại, hạn chế khả năng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc vận hành và bảo trì các thiết bị công nghệ hiện đại đòi hỏi đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trong khi nguồn nhân lực này còn thiếu hụt. 
  • Khó khăn về thiết kế mẫu mã và sáng tạo sản phẩm: Ngành gỗ Việt Nam còn thiếu hụt đội ngũ thiết kế có chuyên môn cao, am hiểu thị trường và xu hướng thiết kế mới. Nhiều sản phẩm còn thiếu tính độc đáo, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Chưa chú trọng vào sáng tạo là nguyên nhân khiến sản phẩm gỗ Việt Nam chưa tạo được dấu ấn riêng trên thị trường quốc tế. 
  • Khó khăn về phát triển thị trường: Nhiều thị trường xuất khẩu chính áp dụng các rào cản thương mại như thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật, khiến cho việc xuất khẩu gỗ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, vốn có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu, công nghệ và thị trường.

Ngoài những khó khăn về thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu như đã đề cập, ngành gỗ nước ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác như nguồn vốn đầu tư cho ngành gỗ còn hạn chế, chi phí sản xuất cao do chưa triệt để thực hiện tự động hóa quy trình sản xuất, hệ thống giao thông, vận chuyển chưa phát triển. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, ngành gỗ Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ nhằm thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chi phí hoạt động.

Chính sách hỗ trợ cho ngành gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Một số chính sách hỗ trợ ngành gỗ tại Việt Nam đã và đang được áp dụng? Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành gỗ, Chính Phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành dựa trên tình hình thực tế, bao gồm hỗ trợ về nguồn nguyên liệu, công nghệ, thị trường, đào tạo và thuế.

Hỗ trợ về nguồn nguyên liệu:

  • Chính sách khuyến khích phát triển rừng nguyên liệu theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đầu ra sản phẩm…
  • Chương trình trồng rừng 1 tỷ cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ Tướng Chính Phủ nhằm huy động các nguồn lực trong việc trồng cây, trồng rừng, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên mang thông điệp “vì một Việt Nam xanh”. Hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật trồng rừng, kinh phí…
  • Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững theo Quyết định số 809/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ: Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Hỗ trợ chính sách, khoa học và công nghệ, tài chính…

Hỗ trợ về công nghệ và đổi mới sáng tạo:

  • Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo: Ví dụ, Trung Tâm Đổi Mới Sáng Tạo Quốc Gia (NIC) đơn vị trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia…
  • Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành gỗ: Ví dụ, Chương trình phát triển mạng lưới giám đốc công nghệ thông tin (CIO) nhằm đào tạo chuyên môn, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để tạo ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng, tạo đột phá trong doanh nghiệp ngành gỗ.
  • Chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu cho sản phẩm gỗ: Ví dụ, Chương trình nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ do Cục Xúc Tiến Thương Mại phối hợp với Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam tổ chức.

Hỗ trợ về thị trường:

  • Chương trình xúc tiến thương mại cho ngành gỗ: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu: Ký kết các Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA) với các nước, khu vực…
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại

Hỗ trợ về đào tạo:

  • Chương trình đào tạo nghề cho lao động ngành gỗ: Hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn…
  • Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật ngành gỗ: Hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn…

Hỗ trợ về thuế:

  • Chương trình hoàn thuế GTGT: Mục tiêu hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.
  • Gia hạn thời gian nộp thuế: Theo Nghị Định 52/2021/NĐ-CP, quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.

Hỗ trợ về vốn vay:

  • Chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp ngành gỗ: Hỗ trợ lãi suất vay vốn…

Có thể khẳng định rằng các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đã góp phần quan trọng vào những thành tựu mà ngành gỗ Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, để ngành gỗ phát triển một cách mạnh mẽ hơn nữa, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi.

Xu hướng phát triển của ngành gỗ.

Tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam: Lợi thế và tiềm năng.

Đâu là xu hướng phát triển của ngành gỗ trong tương lai? Ngành gỗ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ. Việc nắm bắt xu hướng phát triển của ngành gỗ trong tương lai là vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành có thể định hướng chiến lược phát triển phù hợp. 

Xu hướng về thị trường:

  • Nhu cầu về gỗ dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong tương lai do sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa và nhu cầu về nhà ở, nội thất. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường gỗ sẽ có nhiều tiềm năng phát triển.
  • Bên cạnh thị trường nội địa, xuất khẩu gỗ cũng sẽ tiếp tục chuyển dịch sang các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. Đây là những thị trường có nhu cầu tiêu thụ gỗ cao và giá cả cạnh tranh.

Xu hướng về nhu cầu sử dụng

  • Nhu cầu về sản phẩm gỗ bền vững, thân thiện với môi trường sẽ tăng cao. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và họ muốn sử dụng những sản phẩm được sản xuất theo hướng bền vững.
  • Bên cạnh đó, nhu cầu về sản phẩm gỗ thông minh, đa chức năng và cá nhân hóa theo sở thích của khách hàng cũng sẽ tăng. Các sản phẩm gỗ thông minh có thể được tích hợp nhiều chức năng khác nhau như điều khiển bằng giọng nói, kết nối internet…

Xu hướng về công nghệ:

  • Ngành gỗ sẽ áp dụng nhiều hơn các công nghệ tự động hóa nhằm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chi phí. Các công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất và cạnh tranh trên thị trường.
  • Ngoài ra, các công nghệ số như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ được ứng dụng để nâng cao năng lực quản lý và sản xuất. Các công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn.
  • Cuối cùng, công nghệ In 3D gỗ sẽ được ứng dụng nhiều hơn để tạo ra các sản phẩm gỗ độc đáo và phức tạp. Công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mới lạ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành gỗ trong tương lai sẽ giúp chúng ta có thể định hướng chiến lược phát triển phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu tổng quan ngành lâm nghiệp Việt Nam, bao gồm những lợi thế và tiềm năng phát triểnTimber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra ngành gỗ Việt Nam đang một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, chúng ta cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ, nâng cao tay nghề cho người lao động, và tăng cường xúc tiến thương mại để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.