Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Trong ngành công nghiệp gỗ, gỗ quý là một loại nguyên liệu có thể được xem như biểu tượng của sự sang trọng, tinh tế. Giúp tạo ra những sản phẩm cao cấp, độc đáo, đẹp mắt, và bền vững trong cuộc sống. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu danh sách tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay, bao gồm loại có nguồn gốc tại Việt Nam và những loại gỗ nhập khẩu từ nước ngoài.

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Giới thiệu gỗ quý.

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Tìm hiểu khái niệm gỗ quý là gì? Gỗ quý hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Precious Woods, Rare Wood, Valuable Wood, nhằm chỉ những nhóm gỗ có giá trị cao về chất lượng, tính thẩm mỹ và có giá trị thương mại cao. Chúng có các đặc điểm chung là thân gỗ lớn, quá trình sinh trưởng chậm, điều này giúp cho gỗ trở nên cứng, bền, cùng với màu sắcvân gỗ đẹp mắt… Nhờ đó, gỗ quý thường được ứng dụng cho sản xuất đồ nội thất, đồ ngoại thất, đồ trang trí, các tác phẩm nghệ thuật cao cấp. 

Dựa trên cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam 2016:2019 do Viện Nghiên Cứu Công Nghiệp Rừng (RIFI) thực hiện, nhóm gỗ quý thuộc bảng phân loại đầu tiên, bao gồm những cây gỗmàu sắc, hình dáng vân gỗ và mùi hương đặc biệt. Nhờ những đặc tính này và số lượng ít ỏi đã khiến giá trị thương mại của chúng trở nên cao nhất so với các loại gỗ khác trên thị trường. Nguồn nguyên liệu này thường được sử dụng làm sản phẩm mộc cao cấp trong đa dạng lĩnh vực, bao gồm vật liệu xây dựng, đồ nội thất, đồ mỹ nghệ, trang sức…

Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể thì còn phải đánh giá về quá trình khai thác, sản xuấtsử dụng của chúng ta. Ví dụ, khai thác gỗ một cách hợp pháp, an toàn, đảm bảo tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác trái phép, bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.

Xem thêm: Gỗ quý là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng.

Các loại gỗ quý phổ biến.

Các loại gỗ quý phổ biến tại Việt Nam.

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Có những loại gỗ quý nào phổ biến tại Việt Nam? Theo bảng phân loại mới nhất của RIFI, hiện nước ta có 45 loại nằm trong nhóm gỗ quý, hiếm mang những đặc điểm đặc biệt.

Dưới đây là danh sách các loại gỗ quý phổ biến tại Việt Nam, kèm tên khoa học và ứng dụng:

  • Bách Vàng (Cupressus Vietnamensis): Bách Vàng là một loài gỗ quý hiếm của Việt Nam có màu sắc tự nhiên ấn tượng, với tông màu vàng và độ bền cao, chịu mối mọt tốt. Thường được ưa chuộng trong các công trình xây dựng.
  • Cẩm Lai (Dalbergia Oliveri): Cẩm Lai thường được biết đến với màu tím đỏ sậm đặc trưng, rất cứng và đẹp, thường được lựa chọn cho các sản phẩm nội thất cao cấp và đồ mỹ nghệ.
  • Cẩm Thị (Diospyros Maritima): Gỗ Cẩm Thị có màu nâu vàng đẹp và nổi bật với độ bền cao do cấu trúc gỗ chắc chắn, thường được sử dụng cho việc sản xuất đồ nội thấttrang trí.
  • Giáng Hương (Pterocarpus Macrocarpus): Loại gỗ Giáng Hương này thường có màu đỏ tía đặc trưng, chịu mối mọt tốt và thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất hoặc trang trí.
  • Gõ Đỏ (Afzelia Xylocarpa): Gỗ Gõ Đỏ có màu đỏ tươi đặc trưng và độ cứng cao, bền, dai mà và mối mọt tốt, thường được sử dụng cho sản phẩm nội thất, ván sàn, cửa… (Tìm hiểu ván sàn là gì?).
  • Gụ Lau (Sindora Tonkinensis): Gỗ Gụ có màu nâu sẫm đặc trưng, sở hữu tính chất dai, cứng và khó bị tác động bởi mối mọt, thường được ưa chuộng trong xây dựng, sản xuất đồ dùng gia đình hoặc đồ gỗ trang trí.
  • Mun Sọc (Diospyros Salletii): Màu nâu vàng với rất nhiều sọc đặc biệt tạo điểm nhấn độc đáo, đồng thời Mun Sọc có độ bền cao nên được sử dụng làm đồ nội thất như gỗ mặt bàn, ghế, giường, tủ…
  • Trắc (Dalbergia cochinchinensis hoặc Dalbergia Cambodiana): Gỗ Trắc có vàng nhạt đến đỏ tía độc đáo, mùi hương độc đáo và độ cứng cao, thường được ưa chuộng trong việc sản xuất nội thấtđồ mỹ nghệ.
  • Trầm Hương (Aquilaria Crassna): Trầm Hương có tinh dầu thơm đặc biệt, có ứng dụng vô cùng đa dạng như sản xuất nội thất, chế tác đồ mỹ nghệ và hỗ trợ phát triển y học.

Những loại gỗ quý phổ biến này không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn sở hữu những đặc tính cơ học riêng, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế, chúng được ứng dụng kể từ lĩnh vực xây dựng cho đến sản xuất sản phẩm gỗ và hỗ trợ y học.

Xem thêm: Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam.

Các loại gỗ quý phổ biến trên thế giới.

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Có những loại gỗ quý phổ biến nào trên thế giới? Ngoài Việt Nam, gỗ quý còn là nguồn tài nguyên quan trọng của ngành công nghiệp gỗ trên toàn thế giới. Chúng sở hữu những đặc tính đặc biệt, giúp tăng khả năng sáng tạo và thúc đẩy phát triển dòng sản phẩm gỗ cao cấp.

Dưới đây là danh sách những loại gỗ quý phổ biến và nổi tiếng trên thế giới, bao gồm tên thường gọi, tên khoa học và đặc điểm của gỗ:

  • Africa Blackwood (Dalbergia Melanoxylon): Tên Việt Nam là gỗ Đen Châu Phi, có cấu trúc gỗ dày đặc tạo độ bền, cứng đặc biệt, dải màu sắc từ đỏ đến đen tuyền và độ bóng tinh tế, khả năng chống thấm nước và mối mọt tốt, thường được sử dụng cho đồ nội thất, nhạc cụ, và đồ trang trí.
  • American Red Elm (Ulmus Rubra): Gỗ Du Đỏ Hoa Kỳ, màu nâu vàng hoặc nâu sậm, cứng bền, chống thấm nước và mối mọt tốt, là loại gỗ hiếm có trên thị trường, thường được sử dụng cho một số ứng dụng nội thất cao cấp.
  • America White Oak (Quercus spp): Tên gọi Việt Nam là gỗ Sồi Trắng, được trồng chủ yếu ở Châu Âu và miền Đông nước Mỹ, có màu nâu nhạt hoặc nâu sậm, và khả năng kháng nước tốt, ứng dụng nhiều trong việc tạo ra các sản phẩm ngoại thất, thùng rượu hoặc đóng tàu thuyền… 
  • American White Ash (Fraxinus Americana): Có tên gọi Việt Nam là gỗ Tần Bì Trắng, sở hữu dải màu tự nhiên từ vàng nhạt đến gần như trắng và vân gỗ đều, đẹp mắt, khả năng chống ẩm và mối mọt tốt, thường được dùng để sản xuất cho đồ nội thấtđồ thể thao.
  • African Rosewood (Guibourtia Coleosperma): Tại Việt Nam thường gọi là gỗ Hương Đá, được phân phối phổ biến ở Châu Phi, sở hữu màu trắng vàng hoặc hồng nhẹ, có mùi thơm nhẹ nhàng, có độ bền tốt và chắc chắn, được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, từ xây dựng cho đến sản xuất vật dụng ngoại thất, nội thấttrang trí.
  • Pink Ivory (Berchemia Zeyheri): Gỗ Hồng Ngà có nguồn gốc từ Châu Phi, là một trong những loại gỗ đắt đỏ nhất thế giới. Chúng sở hữu dải màu từ hồng ngà cho đến cam sẫm đẹp mắt, rất phù hợp để làm những sản phẩm nội thất, đồ gia dụng hoặc trang trí ấn tượng, giúp tăng thẩm mỹ không gian sống.
  • Indian Rosewood (Dalbergia Latifolia): Không có tên gọi riêng cho Việt Nam, có xuất xứ từ Ấn Độ, có màu nâu đậm, nổi tiếng với độ bền và khả năng chống mối mọt xuất sắc, thường được sử dụng cho việc sản xuất ván sàn hoặc đồ nội thất cao cấp như giường, tủ, kệ…
  • Beech (Fagus Sylvatica): Có tên gọi Việt Nam là gỗ Dẻ Gai được tìm thấy phổ biến ở Châu Âu, có màu nâu đỏ và bề mặt mịn, ngoài ra còn sở hữu đặc tính cơ học tốt như cứng, chịu nhiệt, ít bị cong vênh, nứt nẻ… Nên được ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất.
  • Agarwood (Aquilaria Crassna): Gỗ Trầm Hương là loại gỗ quý phát triển chủ yếu ở Đông Nam A, trong đó có tại Việt Nam. Loại gỗ này có mùi thơm đặc trưng và màu trắng vàng sang trọng, phù hợp để sản xuất đồ nội thất, giúp không gian sống trở nên ấn tượng. 

Xem thêm: Đặc tính của gỗ là gì? Gỗ có những đặc tính nào?

Các loại gỗ quý phổ biến nhập khẩu tại Việt Nam.

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Có những loại gỗ quý nhập khẩu phổ biến nào? Nhu cầu sử dụng những sản phẩm gỗ cao cấp tại Việt Nam ngày càng tăng, đòi các doanh nghiệp trong nước phải mở rộng danh mục sản phẩm gỗ bằng việc sử dụng gỗ nhập khẩu từ những nguồn cung cấp uy tín. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguyên liệu dựa trên các chứng chỉ rừng quốc tế uy tín như FSC, SFI, PEFC… được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. (Tìm hiểu chứng chỉ FSC là gì?).

Danh sách những loại gỗ quý phổ biến được nhập khẩu hiện nay, bao gồm tên thường gọi tại Việt Nam và một số đặc tính riêng:

  • Gõ Đỏ Châu Phi (Afzelia Pachyloba): Gỗ Gõ Đỏ có nguồn gốc tại châu Phi, nổi bật với màu sắc đỏ tươi và tính cứng, bền, khả năng chống mối mọt tốt, thường được sử dụng cho sản xuất đồ nội thất trang trí.
  • Cẩm Lai (Astronium Lecointei): Gỗ Cẩm Lai có nguồn gốc tại Nam Mỹ và có màu sắc đỏ cẩm sậm, cùng với tính độ cứng và độ bền đặc biệt, thường được sử dụng để làm đồ nội thất cao cấpđồ trang trí.
  • Bách (Chamaecyparis Obtuse): Gỗ Bách được trồng và bảo vệ tại Nhật Bản, có màu vàng cam và dễ gia công, thường được chế tác thành sàn gỗ và một số sản phẩm nghệ thuật. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
  • Gù Hương (Cinnamomum Balansae): Gỗ Gù Hương còn có tên gọi khác là Vù Hương, có nguồn gốc ở châu Á, với màu nâu và hương thơm đặc trưng, bền bỉ, thường được sử dụng cho sản phẩm thủ côngđồ mỹ nghệ.
  • Lim (Cylicodiscus Gabunensis): Gỗ Lim được được trồng tại châu Phi nổi bật với độ cứng và độ bền cao, cùng với khả năng chống mối mọt tốt, thường được sử dụng trong việc xây dựngsản xuất đồ nội thất.
  • Mun Đen (Diospyros Celebica): Gỗ Mun đen có nguồn gốc từ Indonesia và có màu nâu đen, đặc biệt với độ bền cao nên thường được sử dụng cho sản xuất đồ nội thất gỗ.
  • Lim Xanh (Erythrophleum Fordii): Gỗ Lim Xanh mọc ở Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, với màu đỏ sẫm đẹp, thường được sử dụng cho sản phẩm nội thất sang trọng.
  • Pơ Mu (Fokienia Hodginsii): Gỗ Pơ Mu là loại gỗ quý phổ biến ở cả Trung Quốc và Việt Nam, có màu nâu đỏ và độ cứng đẹp, thường được sử dụng cho sản phẩm nghệ thuậtđồ nội thất.
  • Tần Bì (Fraxinus Americana): Gỗ Tần Bì có nguồn gốc tại Bắc Mỹ, sở hữu đặc tính là cứng và khả năng chống thấm nước tốt, thường được sử dụng cho sản xuất đồ gỗ.
  • Hương Đá (Guibourtia Coleosperma): Gỗ Hương Đá thường được tìm thấy tại Châu Phi, có độ rắn chắc và khó bị mối mọt, thường được sử dụng cho sản phẩm đồ nội thất gỗ chất lượng cao như giường, bàn, ghế, tủ…

Tóm lại, việc hiểu đặc tính các loại gỗ và tìm đến các nhà cung cấp gỗ uy tín trên thị trường là cách hiệu quả để chúng ta lựa chọn và sử dụng gỗ quý một cách hợp lý, góp phần bảo vệ tài nguyên tự nhiên và thúc đẩy ngành gỗ phát triển bền vững

Xem thêm: Danh sách các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam.

Phương pháp bảo vệ nguồn gỗ quý bền vững.

Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.

Các phương pháp bảo vệ nguồn gỗ quý bền vững là gì? Bên cạnh việc hiểu các đặc tính của từng loại gỗ quý phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể thực hiện nhiều phương pháp để bảo vệ và sử dụng sản phẩm gỗ một cách bền vững như sau:

  • Khuyến khích việc khai thác bền vững: Quá trình khai thác gỗ phải tuân thủ theo các nguyên tắc bền vữngbảo vệ môi trường, nhằm tránh hiện trạng mất rừng và bảo vệ sự đa dạng sinh học, cần được xem là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. (Tìm hiểu khai thác gỗ bền vững là gì?)
  • Tăng hiểu biết chứng nhận rừng: Những loại gỗ quý đã được chứng nhận từ các tổ chức đáng tin cậy như FSC, SFI, PEFC… đảm bảo có nguồn gốc minh bạch, được khai thác và sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững
  • Sử dụng nguồn gỗ tái chế: Tận dụng gỗ tái chế từ các sản phẩm gỗ đã được sử dụng trước đó là một cách hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên mới từ rừng tự nhiênrừng trồng.
  • Tham gia hợp tác quốc tế: Sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua những hiệp định hợp tác quốc tế về bảo vệ và quản lý rừng bền vững có thể giúp xây dựng các quy tắc và hệ thống hiệu quả.
  • Sản xuất bằng công nghệ hiện đại: Sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất gỗ giúp tối ưu hóa tài nguyên và giảm lãng phí, cũng như hạn chế tác động xấu đến môi trường.
  • Giáo dục và đào tạo nhận thức: Việc tăng cường nhận thức nhận của người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả nguồn gỗ quý giúp kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm và tiết kiệm chi phí.
  • Cân nhắc dùng gỗ thay thế: Sử dụng các vật liệu thay thế như gỗ nhân tạo hoặc thành phần khác, trong một số ứng dụng cụ thể có thể giảm áp lực lên việc khai thác rừng.

Có thể thấy, tất cả những phương pháp này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gỗ quý và đảm bảo tính bền vững của ngành công nghiệp gỗ. Tóm lại, gỗ quý chỉ nên được sử dụng cho những mục đích quan trọng và thật sự cần thiết, chẳng hạn như xây dựng các công trình văn hóa, di tích lịch sử, hoặc sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.

Xem thêm: Làm sao để phát triển bền vững nguyên liệu gỗ?

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về nguồn gỗ quý trên thị trường, bao gồm gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu. Bằng sự hiểu biết và đưa ra hành động cụ thể, chúng ta có thể chọn lựa những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sử dụng một cách bền vững, giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho tương lai.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.