Thai thác gỗ là một hoạt động thuộc ngành công nghiệp gỗ, vốn được đánh giá là một ngành kinh tế lớn, có sự đóng góp đáng kể cho GDP của nhiều quốc gia. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Và theo báo LaoDong.vn, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước đã đạt 4,7 tỷ USD. Hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu xem khai thác gỗ là gì, và đâu là các giải pháp khai thác gỗ bền vững, vừa giúp phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ môi trường.
Khai thác gỗ là gì? Các giải pháp khai thác gỗ bền vững.
Tìm hiểu khai thác gỗ là gì?
Khái niệm khai thác gỗ là gì? Khai thác gỗ hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood Harvesting hay Logging, là quá trình thu hoạch, loại bỏ cây gỗ ra khỏi môi trường tự nhiên, để sử dụng cho các mục đích như công nghiệp, xây dựng, đồ nội thất, sản xuất giấy và các sản phẩm khác. Quá trình khai thác gỗ Thông thường bao gồm: chặt hạ cây gỗ, vận chuyển đến nhà máy, sau đó gỗ được cắt thành từng phần để phù hợp với mục đích sử dụng và chuẩn bị cho công đoạn chế biến. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
Tuy nhiên, việc khai thác gỗ thiếu kiểm soát có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm nạn phá rừng, gây ô nhiễm nước và không khí. Do đó, quá trình khai thác gỗ cần được tuân thủ theo các nguyên tắc bền vững nhằm đảm bảo sự bền vững cho môi trường và tài nguyên rừng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa về Wood Harvesting theo CIFOR – Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế, một trong những tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín mà Timber Phoenix đã có bài giới thiệu.
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể thì còn phải đánh giá về quá trình khai thác, sản xuất và sử dụng của chúng ta. Ví dụ, khai thác gỗ một cách hợp pháp, an toàn, đảm bảo tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác trái phép, bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.
Xem thêm: Có bao nhiêu loại rừng? Đâu là những cách để phân loại rừng phổ biến?
Các phương pháp khai thác gỗ?
Đâu là những phương pháp khai thác gỗ phổ biến? Hiện nay, con người áp dụng nhiều phương pháp khai thác gỗ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện môi trường, loại cây gỗ và mục đích sử dụng. Một số hình thức khai thác gỗ phổ biến mà có thể chúng ta đã từng nghe nói tới, như là (1) Khai thác gỗ theo kiểu truyền thống; (2) Khai thác gỗ sử dụng máy móc công nghiệp và; (3) Khai thác gỗ bền vững:
- Khai thác gỗ truyền thống là gì? Khai thác gỗ truyền thống là phương pháp đã được áp dụng từ hàng ngàn năm nay, chủ yếu sử dụng sức người và các công cụ thủ công như rìu, máy cưa tay để chặt hạ và cắt cây gỗ. Hiện nay, cách khai thác truyền thống vẫn còn được áp dụng tại các khu vực nhỏ, khó tiếp cận bằng máy móc công nghiệp.
- Khai thác gỗ bằng máy móc là gì? Khai thác bằng máy móc hay khai thác gỗ kiểu công nghiệp, nghĩa là sử dụng các loại máy móc chuyên dụng và thiết bị công nghệ để chặt hạ và vận chuyển cây gỗ, giúp tăng hiệu suất và giảm thời gian khai thác.
- Khai thác gỗ bền vững là gì? Khai thác gỗ bền vững là hình thức khai thác được quản lý một cách có kế hoạch cụ thể, với sự tính toán nhằm đảm bảo duy trì tài nguyên rừng trong tình trạng tốt và hạn chế tác động tiêu cực lên môi trường.
Ngoài ra, nếu dựa trên mục đích khai thác người ta có thể chia ra thành một số hình thức khác như: Khai thác chọn lọc nghĩa là tuyển chọn ra những cây đạt đủ tiêu chuẩn thì mới khai thác. Trong khi, trái ngược với hình thức khai thác chọn lọc là khai thác tận thu, nghĩa người ta sẽ đốn hạ tất cả các cây, bất kể chúng có đủ tiêu chuẩn hay không.
Xem thêm: Khai thác gỗ bền vững là gì? Khái niệm, đặc điểm và lợi ích.
Quy trình khai thác gỗ cơ bản.
Quy trình khai thác gỗ Thông thường sẽ bao gồm nhiều bước, và có thể thay đổi tùy thuộc vào loại rừng, loài cây, cùng các thiết bị sẵn có. Tuy nhiên, theo EOSDA Forest Monitoring toàn bộ quá trình khai thác vẫn sẽ giống nhau ở một số bước cơ bản, cụ thể là:
- Lập kế hoạch khai thác: Để bắt đầu khai thác, cần xác định khu vực khai thác, chủng loại cây gỗ cần khai thác, tiêu chuẩn, kích thước và số lượng cây. Bên cạnh đó, cần đánh giá tình trạng rừng và môi trường xung quanh để đảm bảo việc khai thác gỗ bền vững.
- Chuẩn bị công trình, thiết bị: Cần phải lập phương án về giao thông, bao gồm đường bộ, cầu, và các cơ sở hạ tầng khác, nhằm thuận tiện cho việc chở gỗ từ vùng khai thác đến nơi chế biến. Bên cạnh đó, còn phải lựa chọn các loại thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển gỗ phù hợp.
- Khai thác gỗ: Sau khi chọn lựa cây đủ tuổi khai thác thì người công nhân bắt đầu sử dụng thiết bị và máy móc để đốn hạ cây, loại bỏ cành lá và có thể cắt thành kích thước theo tiêu chuẩn.
- Vận chuyển gỗ: Sử dụng phương tiện vận chuyển như xe tải, thuyền để vận chuyển gỗ từ vùng khai thác đến nơi chế biến và chế biến thành các sản phẩm khác. (Tìm hiểu vận chuyển gỗ cần chuẩn bị gì?).
- Quản lý thải phế liệu: Xử lý và quản lý các phần không sử dụng được của cây gỗ, như vỏ, cành, và những phần cắt bỏ nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
- Theo dõi và đánh giá: Đây là công việc của các cơ quan quản lý, theo dõi và đánh giá xuyên suốt quá trình khai thác, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định và bảo vệ môi trường.
Khai thác gỗ và vấn đề môi trường.
Tác động của khai thác gỗ đối với môi trường như thế nào? Một trong những tác động tiêu cực lớn nhất của khai thác gỗ đó là phải chặt bỏ cây, hoặc phá rừng. Hoạt động này nếu không được quản lý chặt chẽ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề, gây ảnh hưởng đến môi trường, con người và các loài động vật, cụ thể như sau:
- Làm mất đa dạng sinh học: Rừng thường là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật khác nhau, khi diện tích rừng mất đi, các loài động thực vật này sẽ mất đi môi trường sống và chúng có thể bị tuyệt chủng. (Tìm hiểu đa dạng sinh học là gì?).
- Gây biến đổi khí hậu: Rừng là nơi hấp thụ khí Carbon quan trọng, khi diện tích rừng mất đi, khí C02 sẽ được giải phóng vào bầu khí quyển, từ đó gây ra hiệu ứng nhà kính và làm biến đổi khí hậu, có thể ảnh hưởng đến toàn cầu. (Tìm hiểu biến đổi khí hậu là gì?).
- Gây lũ lụt và hạn hán: Khi diện tích rừng mất đi, khả năng chống chịu lũ lụt và hạn hán của đất sẽ giảm, dẫn xảy ra các thảm họa thiên nhiên.
- Gây ô nhiễm nguồn nước: Khai thác gỗ có thể gây ô nhiễm nước do sử dụng hóa chất và dầu mỡ, và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài động vật. (Tìm hiểu ô nhiễm môi trường là gì?)
- Khủng hoảng lương thực: Rừng còn là nguồn cung cấp thực phẩm và nước, khi diện tích rừng mất đi, có thể khiến cho nguồn cung cấp thực phẩm và nước sẽ giảm, dẫn đến khủng hoảng lương thực.
Do đó, trong quá trình khai thác gỗ, chúng ta cần tuân thủ theo quy định của các tổ chức cấp chứng chỉ rừng uy tín như FSC, SFI, PEFC… Đặc biệt là phải chú trọng đến product lifecycle, giảm phát thải Carbon, đảm bảo sự phát triển bền vững đối với rừng và môi trường.
Xem thêm: Chứng chỉ FSC là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích?
Giải pháp khai thác gỗ bền vững.
Đâu là các giải pháp giúp khai thác gỗ bền vững hiện nay? Đứng trước những nguy cơ làm tổn hại đến thiên nhiên và môi trường, thì lựa chọn khai thác gỗ bền vững chính là giải pháp quan trọng giúp bảo vệ lợi ích của con người và thiên nhiên trong tương lai. Theo New Zealand Forest Service, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp khai thác gỗ bền vững cụ thể như sau:
- Tuân thủ các quy định về khai thác gỗ, chỉ khai thác những cây đạt đủ tiêu chuẩn, bao gồm tuổi cây, kích thước cây và chất lượng gỗ.
- Sử dụng công nghệ khai thác hiện đại để giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Trồng lại cây để tái tạo rừng sau khi khai thác.
- Tăng cường quản lý và bảo vệ rừng, giám sát chặt chẽ quá trình khai thác.
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho người dân, doanh nghiệp và chính phủ.
- Thúc đẩy tiêu thụ gỗ bền vững bằng cách sử dụng các sản phẩm gỗ được chứng nhận bền vững.
Kết luận.
Thông qua việc tìm hiểu khai thác gỗ là gì, cũng như các giải pháp khai thác gỗ bền vững được trình bày trong bài trên. Timber Phoenix hy vọng bạn đã có thể nắm rõ khái niệm về khai thác gỗ, phương pháp, quy trình và giải pháp khai thác gỗ bền vững. Để qua đó có thể áp dụng thực tiễn vào đời sống sinh hoạt và sản xuất, nhằm đảm bảo các lợi ích cho con người và thiên nhiên trong tương lai.