Tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín

Tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín

Tình trạng khai thác gỗ quá mức và nạn phá rừng đang là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống của con người. Do đó, vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc đảm bảo sử dụng tài nguyên một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tránh sự cạn kiệt trong tương lai là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu danh sách tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín nhất hiện nay.

Mục lục

Tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín nhất hiện nay.

Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

Tổ Chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc hay tên trong tiếng Anh là Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), là một tổ chức quốc tế thành lập vào ngày 16/10/1945, có trụ sở chính đặt tại Rome, Italy. Trên vai trò là một trong những cơ quan chính của Liên Hợp Quốc gồm 195 thành viên, nhiệm vụ của FAO là phát triển lĩnh vực nông nghiệp và lương thực, hỗ trợ các quốc gia thành viên cải thiện sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Website chính thức của FAO là: www.fao.org

Công Ước Quốc Tế về Bảo vệ Thực vật (IPPC).

Công Ước Quốc Tế về Bảo Vệ Thực Vật tên tiếng AnhInternational Plant Protection Convention (IPPC), được thành lập vào ngày 16/12/1951 bởi các nước thành viên của Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), có trụ chính tại Rome, Italy. Tính đến hiện tại, Công Ước IPPC bao gồm 180 quốc gia và 03 quần đảo với nhiệm vụ chínhbảo vệ tài nguyên thực vật của thế giới khỏi sự lây lan và du nhập của sâu bệnh, đảm bảo an ninh thực phẩm, thúc đẩy an toàn thương mại và sự phát triển bền vững của thế giới.

Website chính thức của IPPC là: www.ippc.int

Công Ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Công Ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp tên tiếng Anh là Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES). Đây là một hiệp định quốc tế được ký kết vào ngày 03/03/1973 tại Washington, USA và đặt trụ sở tại Geneva, Switzerland. Công Ước CITES hiện có 184 bên tham gia, với mục tiêu chính là kiểm soát, giám sát và hạn chế buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, nhằm đảm bảo cho sự sống của các loài này và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững.

Website chính thức của CITES là: www.cites.org.

Công Ước về đa dạng sinh học (CBD).

Công Ước về đa dạng sinh học tên trong tiếng Anh là Convention on Biological Diversity (CBD), được ký kết vào ngày 05/06/1992 tại Rio de Janeiro, Brazil, với trụ sở chính đặt ở Montreal, Canada. Với hơn 196 quốc gia thành viên, CBD đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ động thực vật, duy trì đa dạng sinh học, tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương, đồng thời thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa các quốc gia, khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. 

Website chính thức của CBD là: www.cbd.int.

Tổ Chức Quốc Tế về Gỗ Nhiệt Đới (ITTO).

Tổ Chức Quốc Tế về Gỗ Nhiệt Đới có tên gọi trong tiếng Anh là International Tropical Timber Organization (ITTO), được thành lập vào năm 1986 với trụ sở chính ở Yokohama, Japan. Hiện nay, với hơn 70 quốc gia thành viên, nhiệm vụ chính của ITTO là tập trung vào bảo vệ và đảm bảo sự sử dụng hợp lý, và quản lý bền vững của tài nguyên gỗ nhiệt đới. Nhằm duy trì môi trường tự nhiên, gia tăng diện tích rừng nhiệt đới, phát triển lợi ích cho cộng đồng địa phương và các khu vực lân cận.

 Website chính thức của ITTO là: www.itto.int.

Tổ Chức Hội Đồng Quản Lý Rừng (FSC).

Tổ Chức Hội Đồng Quản Lý Rừng có tên gọi trong tiếng Anh là Forest Stewardship Council (FSC) là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1993 tại Toronto, Canada có trụ sở chính đặt tại Nordrhein-Westfalen, Germany. Với hơn 80 quốc gia thành viên, nhiệm vụ chính của FSC là quản lý bền vững các cánh rừng trên thế giới bằng việc cấp chứng chỉ xác nhận các sản phẩm gỗ đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và xã hội. Khi một cơ quan hoặc sản phẩm đạt chứng nhận FSC, nó sẽ có nhãn FSC, cho phép người tiêu dùng nhận biết rằng sản phẩm đó được sản xuất và quản lý theo các tiêu chuẩn bền vững. Xem thêm: Chứng chỉ FSC là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích?

Website chính thức của FSC là: www.fsc.org.

Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Lâm Quốc Tế (ICRAF).

Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Lâm Quốc Tế có tên gọi tiếng Anh là World Agroforestry Centre (ICRAF), là một tổ chức quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp và rừng, được thành lập năm 1978, với trụ sở chính đặt tại Nairobi, Kenya. ICRAF tập trung vào nghiên cứu và thực thi các phương pháp agroforestry bền vững – một hình thức trồng trọt phối hợp giữa việc trồng cây gỗ và việc canh tác cây trồng hoặc chăn nuôi động vật trên cùng một khu vực nông nghiệp. Kết hợp với cây rừng và nông nghiệp truyền thống, nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống cộng đồng nông dân. 

Website chính thức của ICRAF là: www.worldagroforestry.org.

Vườn Thực Vật Hoàng Gia Kew.

Vườn Thực Vật Hoàng Gia Kew tên gọi tiếng Anh là Royal Botanic Gardens, Kew, là một cơ quan nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái quốc tế, được thành lập vào năm 1759 tại Kew, ngoại ô London, UK. Kew là một tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực thực vật học, chú trọng vào việc tiến hành khám phá và nghiên cứu khoa học để cung cấp thông tin đầy đủ và khai thác tiềm năng sử dụng của các loại cây và nấm, đồng thời hướng tới bảo vệ và giáo dục về đa dạng sinh học toàn cầu. Với trách nhiệm duy trì và quản lý một trong những bộ sưu tập thực vật lớn nhất thế giới, Kew có hàng triệu loài cây và nấm từ mọi châu lục. Điều này làm cho Kew trở thành một cơ sở quan trọng, đóng góp vào sự tăng cường hiểu biết về đa dạng sinh học, cũng như giá trị của các loài thực vật quý giá này. 

Website chính thức của Kew là: www.kew.org.

Vườn Thực Vật Missouri.

Vườn Thực Vật Missouri tên gọi trong tiếng Anh là Missouri Botanical Garden, là một tổ chức nghiên cứu và bảo tồn thực vật có trụ sở tại Missouri, USA. Được thành lập vào năm 1859, Vườn Thực Vật Missouri nổi tiếng với sự phong phú và quy mô lớn của mình, bao gồm hàng triệu cây cỏ, cây cảnh và cây trồng từ khắp nơi trên thế giới. Khu vườn này có nhiệm vụ quan trọng trong việc nghiên cứu, giáo dục và lưu giữ thực vật, cũng như thúc đẩy nhận thức về quan trọng của bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học. 

Website chính thức của Missouri Botanical Garden là: www.missouribotanicalgarden.org.

Hiệp Hội Làm Vườn Hoàng Gia (RHS).

Hiệp Hội Làm Vườn Hoàng Gia tên tiếng Anh là Royal Horticultural Society (RHS), là một tổ chức quốc tế về nghiên cứu và giáo dục trong lĩnh vực làm vườn và trồng cây, được thành lập vào năm 1804 tại London, UK. Với hơn 500.000 thành viên, RHS cam kết thúc đẩy và phát triển nghệ thuật làm vườn, bảo tồn và bảo vệ đa dạng thực vật. Hiệp Hội này điều hành các vườn hoa, trưng bày và giáo dục tại nhiều địa điểm trên toàn nước Anh, đồng thời tổ chức các triển lãm và sự kiện hàng năm liên quan đến cây cảnh. RHS cũng tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực horticulture (còn được gọi là ngành trồng trọt và làm vườn).

Website chính thức của RHS là: www.rhs.org.uk.

Hiệp Hội Bệnh Học Thực Vật Châu Âu (ESPP).

Hiệp Hội Bệnh Học Thực Vật Châu Âu có tên tiếng Anh là European Society for Plant Pathology (ESPP), là một cơ quan quốc tế chuyên về khảo sát và giáo dục về bệnh học của cây trồng, được thành lập vào năm 1968 tại Liege, Belgium. Với hơn 1.500 thành viên đến từ các quốc gia châu Âu và toàn thế giới, ESPP tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích các bệnh gây hại cho thực vật, đồng thời đề xuất các biện pháp kiểm soát và quản lý hiệu quả. Hiệp Hội này cũng tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện khoa học nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức và thông tin giữa các nhà nghiên cứu, giáo viên và chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. 

Website chính thức của ESPP là: www.europlantpath.org

Cục Lâm Nghiệp Hoa Kỳ (USFS).

Cục Lâm Nghiệp Hoa Kỳ tên tiếng Anh là United States Forest Service (USFS), là một cơ quan thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture), thành lập vào năm 1905, có trụ sở tại Washington, USA. USFS chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ các khu rừng quốc gia tại Mỹ, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn tài nguyên rừng. Với hơn 30.000 nhân viên, USFS giám sát và tiếp quản hàng triệu hecta rừng trên lãnh thổ Hoa Kỳ và cung cấp các dịch vụ công cộng và tiện ích cho cộng đồng dân cư sống gần khu vực rừng. 

Website chính thức của USFS là: www.fs.usda.gov.

Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Gen Thực Vật Quốc Tế (IPGRI).

International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI) hay Bioversity International, dịch sang tiếng việt là Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Gen Thực Vật Quốc Tế, là một tổ chức quốc tế chuyên về nghiên cứu và duy trì nguồn gen của các loại cây, thành lập vào năm 1974, với trụ sở chính tại Rome, Italia. Mục tiêu chính của cơ quan này là nghiên cứu, sưu tầm, bảo vệ và sử dụng tài nguyên gen của cây trồng thông qua các hoạt động:

  • Thu thập và bảo tồn các giống cây quan trọng và hiếm, bao gồm cả các loại thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu đặc biệt, đất đai và môi trường khác nhau.
  • Nghiên cứu và phân tích đa dạng gen của cây để tạo hình và phân loại chúng.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên gen cây trồng và cung cấp thông tin để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này.
  • Hỗ trợ các nước và tổ chức trong việc xây dựng khả năng quản lý tài nguyên gen của các loài cây và thực hiện các hoạt động giữ gìn.

Website chính thức của IPGRI là: www.bioversityinternational.org.

Hiệp Hội Các Nhà Giải Phẫu Gỗ Quốc Tế (IAWA).

Hiệp Hội Các Nhà Giải Phẫu Gỗ Quốc Tế có tên tiếng Anh là International Association of Wood Anatomists (IAWA) là một cơ quan quốc tế chuyên về nghiên cứu học cấu trúc gỗ, thành lập vào năm 1934 có văn phòng trụ sở đặt tại Hà Lan. Với sứ mệnh khám phá và đào sâu tìm hiểu về kết cấu gỗ từ khắp nơi trên thế giới, IAWA hỗ trợ các nhà nghiên cứu, chuyên gia và người đam mê trong lĩnh vực nghiên cứu các tính chất, cấu tạo và ứng dụng của gỗ. Hiệp Hội này còn tổ chức các cuộc thảo luận và hợp tác giữa các chuyên gia từ nhiều quốc gia khác nhau để thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức và tiến bộ trong nghiên cứu gỗ.

Website chính thức của IAWA là: www.iawa-website.org.

Nhóm Nghiên Cứu Quốc Tế Về Bảo Vệ Gỗ (IRG).

Nhóm Nghiên cứu Quốc Tế Về Bảo Vệ Gỗ có tên tiếng Anh là International Research Group on Wood Preservation (IRG) là một tổ chức nghiên cứu quốc tế chuyên về bảo vệ gỗ, được thành lập vào năm 1969 tại Cambridge, England. IRG tập trung vào việc nghiên cứu và thúc đẩy các phương pháp bảo vệ và bảo quản gỗ hiệu quả, đánh giá các biện pháp chống mục gỗ, nấm mốc và các yếu tố gây hại khác. Nhóm này cũng tổ chức hội thảo hàng năm để kết nối các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ gỗ, cùng đóng góp vào việc phát triển tiêu chuẩn và quy định liên quan. 

Website chính thức của IRG là: www.irg-wp.com.

Hiệp Hội Sản Phẩm Gỗ Quốc Tế (IWPA).

Hiệp Hội Sản phẩm Gỗ Quốc Tế có tên tiếng Anh là International Wood Products Association (IWPA), là một tổ chức quốc tế chuyên về ngành công nghiệp sản xuất và thương mại gỗ, kéo dài việc đại diện cho các doanh nghiệp và công ty trong lĩnh vực này. Được thành lập vào năm 1956 với trụ sở chính đặt tại Virginia, USA. IWPA tập trung vào thúc đẩy thương mại bền vững và chịu trách nhiệm với gỗ, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng gỗ bền vững và chống buôn lậu gỗ. Cơ quan này cũng đóng góp trong việc đề xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên gỗ, đồng thời tạo môi trường hợp tác giữa các thành viên và thúc đẩy tiếp cận thị trường toàn cầu. 

Website chính thức của IWPA là: www.iwpawood.org.

Hiệp Hội Sản Phẩm Lâm Nghiệp (FPS).

Hiệp Hội Sản phẩm Lâm nghiệp, hay tên trong tiếng Anh là Forest Products Society (FPS), là một tổ chức quốc tế thành lập vào năm 1947 và có trụ sở chính đặt tại Wisconsin, USA. Với hơn 1.000 nhóm thành viên và hàng ngàn chuyên gia cá nhân tính đến hiện tại, FPS đóng tầm quan trọng rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm lâm nghiệp. Nhiệm vụ chính của FPS là khuyến khích và thúc đẩy việc sử dụng thông tin và kiến thức khoa học về các sản phẩm từ gỗ đến các sản phẩm chế biến từ gỗ, nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. FPS hỗ trợ các chương trình nghiên cứu, hội thảo và đào tạo với mục tiêu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực lâm nghiệp, giúp cải thiện chất lượng, hiệu suất và hiệu quả sử dụng các sản phẩm lâm nghiệp. 

Website chính thức của FPS là: www.forestprod.org.

Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN).

Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế có tên tiếng Anh là International Union for Conservation of Nature (IUCN). Được thành lập vào năm 1948 và có trụ sở tại Gland, Switzerland. Tổ chức này hiện có khoảng 1.400 nhóm thành viên và hơn 17.000 chuyên gia cá nhân tính đến năm 2021. Nhiệm vụ chính của IUCN là xây dựng và thúc đẩy các chính sách, giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, động thực vật và các nguồn tài nguyên tự nhiên khác. IUCN đã đóng góp quan trọng vào việc xác định các loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và thiết lập các khu vực bảo tồn thiên nhiên trên khắp thế giới. 

Website chính thức của IUCN là: www.iucn.org.

Quỹ Môi Trường Toàn Cầu (GEF).

Quỹ Môi trường Toàn cầu được thành lập vào năm 1991 và có trụ sở tại Washington, USA. GEF có tên tiếng Anh là Global Environment Facility (GEF) – một công cụ tài chính quốc tế hợp tác giữa 183 quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các đại diện của ngành tư nhân. Nhiệm vụ chính của GEF là huy động tài trợ tài chính từ các quốc gia thành viên và các đối tác khác nhau, sau đó đầu tư vào các dự án và chương trình bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. GEF hỗ trợ các hoạt động liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên, khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái quan trọng, và thúc đẩy sử dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 

Website chính thức của GEF là: www.thegef.org.

Diễn Đàn Rừng Của Liên Hợp Quốc (UNFF).

Diễn Đàn Rừng Của Liên Hợp Quốc tên tiếng Anh là United Nations Forum on Forests (UNFF). Được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại New York, USA. UNFF được tham gia bởi tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và các tổ chức không chính phủ. Diễn đàn này tập trung vào việc đẩy mạnh việc sử dụng rừng bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học và thúc đẩy đóng góp của rừng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. UNFF hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất. Tổ chức cũng thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu và hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thiết lập các chính sách và biện pháp bảo vệ và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng. 

Website chính thức của UNFF là: www.un.org/esa/forests.

Viện Tài Nguyên Thế Giới (WRI)

Viện Tài Nguyên Thế Giới hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là World Resources Institute (WRI). Được thành lập vào năm 1982 và có trụ sở tại Washington, USA là một cơ quan nghiên cứu và chính sách với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ chính của WRI là tạo ra các giải pháp phù hợp với môi trường, phát triển kinh tế và phát triển xã hội bền vững bằng cách nghiên cứu và phân tích dữ liệu về biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, đô thị, thực phẩm và nước rồi tạo ra kiến thức và thông tin. WRI đang hoạt động với các đối tác cấp cao trên toàn thế giới, bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự. 

Website chính thức của WRI là: www.wri.org.

Trung Tâm Nông Nghiệp Nhiệt Đới Quốc Tế (CIAT).

Trung Tâm Nông Nghiệp Nhiệt Đới Quốc Tế hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là International Center for Tropical Agriculture (CIAT). Là một tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc tế được thành lập vào năm 1967 và có trụ sở tại Cali, Colombia. CIAT là một trung tâm nghiên cứu quốc tế chuyên về nông nghiệp nhiệt đới, tập trung vào các lĩnh vực chính sau: 

  • Nghiên cứu đa dạng sinh học: Nghiên cứu về sự đa dạng sinh học của cây trồng và các nguồn gen quý hiếm để phát triển các loại cây có năng suất cao và chịu được biến đổi khí hậu, giúp nâng cao năng suất và bền vững cho nông nghiệp.
  • Nghệ thuật và khoa học thông tin: Áp dụng khoa học thông tin và công nghệ số để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu nông nghiệp, giúp tối ưu hóa quá trình ra quyết định.
  • Tham gia xã hội: Tương tác với cộng đồng và người nông dân để đảm bảo sự tham gia của họ trong quá trình nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp, đảm bảo tính cách mạng và bền vững trong nông nghiệp.

Website chính thức của CIAT là: www.alliancebioversityciat.org

Viện Phát Triển Bền Vững Quốc Tế (IISD).

Viện Phát triển Bền vững Quốc Tế hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là International Institute for Sustainable Development (IISD). IISD một tổ chức tư vấn độc lập được thành lập vào năm 1990 và có trụ sở tại Winnipeg, Canada. Nhiệm vụ chính của IISD là thực hiện các nghiên cứu, phân tích và cung cấp các chính sách và các gợi ý hành động về các vấn đề như biến đổi khí hậu, tài nguyên tự nhiên, năng lượng, thương mại và đầu tư bền vững, phát triển đô thị và nông thôn bền vững. IISD cũng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và thúc đẩy các giải pháp bền vững để giảm nghèo đói, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu.

Website chính thức của IISD là: www.iisd.org

Liên Minh Bảo Tồn Vườn Thực Vật Quốc Tế (BGCI).

Liên Minh Bảo Tồn Vườn Thực Vật Quốc Tế hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Botanic Gardens Conservation International (BGCI). Được thành lập vào năm 1987 và có trụ sở tại Kew, UK. BGCI là tổ chức quốc tế thúc đẩy bảo tồn vườn thực vật và đa dạng sinh học thông qua việc hỗ trợ, hợp tác và giáo dục. Nhiệm vụ chính của BGCI là thúc đẩy việc duy trì các loài cây đang bị đe dọa và phát triển các hoạt động bảo vệ trong các vườn thực vật. BGCI cũng thúc đẩy nghiên cứu khoa học về cây, giúp nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học và tầm quan trọng của việc duy trì chúng. 

Website chính thức của BGCI là: www.bgci.org.

Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên (TNC).

Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên, hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là The Nature Conservancy (TNC). TNC được thành lập vào năm 1951 và có trụ sở chính tại Virginia, USA, là một tổ chức quốc tế với nhiệm vụ tập trung vào việc thiết lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng các giải pháp bền vững cho việc sử dụng tài nguyên tự nhiên và đảm bảo sự tồn tại và đa dạng của các hệ sinh thái quan trọng trên toàn thế giới. Với mạng lưới hoạt động trải dài ở hơn 70 quốc gia và hơn 4.000 nhân viên, TNC đang nỗ lực hợp tác với các cộng đồng địa phương, các nhóm đối tác và các chính phủ để đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững. Hiệp Hội đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc giữ vững các môi trường quan trọng và là một trong những tổ chức dẫn đầu trong lĩnh vực gìn giữ thiên nhiên và sự sống trên Trái Đất. 

Website chính thức của TNC là: www.nature.org.

Chỉ Số Tên Thực Vật Quốc Tế (IPNI).

Chỉ Số Tên Thực Vật Quốc Tế hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là International Plant Names Index (IPIN). Được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Nederland. IPNI không có thành viên cụ thể. Nhiệm vụ chính của IPNI là cung cấp cho cộng đồng khoa học và công chúng thông tin chi tiết và đáng tin cậy về các danh pháp thực vật, bao gồm các loài cây, chi, họ, bộ và các tên liên quan khác. Trang Web của IPNI cho phép người dùng truy cập miễn phí vào cơ sở dữ liệu và tìm kiếm thông tin về các loài thực vật bằng cách sử dụng các tên khoa học hoặc thông tin liên quan khác. Thông qua việc cung cấp thông tin chính xác về tên từng loại cây cỏ IPNI giúp người nghiên cứu, nhà nghiên cứu, và các chuyên gia sinh thái học, bảo tồn môi trường, và nông nghiệp dễ dàng tìm kiếm và sử dụng thông tin về các loài cây. 

Website chính thức của IPNI là: www.ipni.org.

Vườn Thực Vật Hoàng Gia Edinburgh.

Vườn Thực Vật Hoàng Gia Edinburgh hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Royal Botanic Garden Edinburgh (RBGE). Là một tổ chức có uy tín trong lĩnh vực bảo tồn và nghiên cứu về đa dạng sinh học. Vườn Thực Vật này được thành lập vào năm 1670 và có trụ sở tại Edinburgh, Scotland. Edinburgh được mệnh danh là một trong những vườn thực vật lâu đời nhất trên thế giới. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu, bảo vệ và quản lý các loài cây quý hiếm tại Scotland và trên toàn thế giới. 

Website chính thức của Vườn Thực Vật Hoàng Gia Edinburgh là: www.rbge.org.uk.

Chương Trình Môi Trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Chương Trình Môi Trường Liên Hợp Quốc hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là United Nations Environment Programme (UNEP). Là một tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường và đẩy mạnh phát triển bền vững. UNEP được thành lập vào năm 1972 và có trụ sở tại Nairobi, Kenya. Tổ chức này có 193 quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế. Nhiệm vụ chính của UNEP là thúc đẩy các chương trình giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên tự nhiên, và khuyến khích các biện pháp bảo vệ môi trường toàn cầu. 

Website chính thức của UNEP là: www.unep.org.

Hội Bảo Vệ Tài Nguyên Thiên Nhiên Quốc Gia (NRDC).

Hội Bảo Vệ Tài Nguyên Thiên Nhiên Quốc Gia hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Natural Resources Defense Council (NRDC). Là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thiên nhiên. NRDC được thành lập vào năm 1970 và có trụ sở tại New York, USA. Tổ chức này không có thành viên cụ thể, nhưng nó tập trung vào việc thúc đẩy các chương trình bảo vệ đa dạng sinh học, đối phó với biến đổi khí hậu, và bảo vệ tài nguyên tự nhiên. NRDC cũng thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong chính sách công cộng và các hoạt động kinh doanh. 

Website chính thức của NRDC là: www.nrdc.org.

Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới (WWF).

Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là World Wildlife Fund (WWF). Là một tổ chức phi chính phủ hàng đầu về bảo tồn thiên nhiên trên toàn cầu. WWF được thành lập vào năm 1961 và có trụ sở tại Gland, Switzerland. Tổ chức này có hơn 5 triệu thành viên và hơn 5.000 nhân viên. Nhiệm vụ chính của WWF là duy trì sự đa dạng sinh học, duy trì giống nòi của các loài động vật quý hiếm, và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong cộng đồng. WWF cũng tập trung vào việc ngăn chặn việc đốn phá rừng và tiêu thụ bất hợp pháp các sản phẩm từ động và thực vật hoang dã. 

Website chính thức của WWF là: www.worldwildlife.org.

Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR).

Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Center for International Forestry Research (CIFOR). Là một tổ chức nghiên cứu quốc tế chuyên về lâm nghiệp và các vấn đề liên quan đến rừng. CIFOR được thành lập vào năm 1993 và có trụ sở tại Bogor, Indonesia. Trung tâm này không có thành viên cụ thể, nhiệm vụ chính là hợp tác với các cơ quan, chính phủ và cộng đồng quốc tế để nghiên cứu và đánh giá vấn đề về rừng, đồng thời tìm kiếm các giải pháp bền vững cho việc quản lý rừng và sử dụng tài nguyên rừng. 

Website chính thức của CIFOR là: www.cifor.org.

Viện Nghiên Cứu Rừng Nhiệt Đới (TFRI).

Viện Nghiên cứu Rừng Nhiệt Đới hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Tropical Forest Research Institute (TFRI). Là một tổ chức nghiên cứu quốc tế chuyên về rừng nhiệt đới. TFRI được thành lập vào năm 1988 và có trụ sở tại Jabalpur, India. Nhiệm vụ của TFRI là tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp bảo vệ và bền vững cho các khu rừng nhiệt đới. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động và thực vật quý hiếm trong rừng nhiệt đới. 

Website chính thức của TFRI là: www.tfri.icfre.org.

Hiệp Hội Tán Lý Rừng Nhiệt Đới Quốc Tế (ISTF).

Hiệp Hội Tán Lý Rừng Nhiệt Đới Quốc Tế hay còn được biết với tên International Society of Tropical Foresters (ISTF), là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực Lâm nghiệp nhiệt đới. ISTF được thành lập năm 1950 có trụ sở tại USA, với nhiệm vụ chính là tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, theo dõi, đào tạo, giáo dục và chia sẻ thông tin với cộng đồng quốc tế về lâm nghiệp các vấn đề bảo vệ và quản lý rừng trong môi trường nhiệt đới. Trong môi trường toàn cầu hiện nay, các mối đe dọa đối với rừng nhiệt đới và cư dân ngày càng gia tăng, khiến ISTF trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hiện ISTF có khoảng 1600 thành viên tại 102 quốc gia.

Website chính thức của ISTF là: www.istf-bethesda.org.

Hiệp Hội Bệnh Học Thực Vật Hoa Kỳ (APS).

Hiệp Hội Bệnh Học Thực vật Hoa Kỳ hay còn được biết với tên American Phytopathological Society (APS). APS được thành lập năm 1908 và có trụ sở tại Eagan, USA. Là tổ chức khoa học quốc tế về bệnh học thực vật, nhiệm vụ chính là chăm sóc các loài cây và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phòng ngừa và kiểm soát bệnh hại trong cây trồng. Hiệp Hội có gần 5.000 nhà nghiên cứu bệnh học thực vật trên toàn thế giới đại diện cho nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, sự đa dạng của các thành viên và khoa học làm cho xã hội phù hợp với nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Website chính thức của APS là: www.bgci.org

Hiệp Hội Nhà Khoa Học Thực Vật Úc (ASPS).

Hiệp Hội Nhà Khoa Học Thực Vật Úc) hay còn được biết đến với cái tên Australian Society of Plant Scientists (ASPS). ASPS là một hiệp hội hợp nhất được thành lập vào năm 1958, có trụ sở tại Canberra, Australia, với nhiệm vụ chính là tập trung vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cây học. Các thành viên của tổ chức bao gồm các nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên và các chuyên gia đam mê về thực vật học. Các hoạt động nghiên cứu của ASPS đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ, tăng cường sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường tại Australia.

Website chính thức của ASPS là: www.asps.org.au

Hiệp Hội Nhà Khoa Học Thực Vật New Zealand (NZAS).

Hiệp Hội Nhà Khoa Học Thực Vật New Zealand hay còn được biết đến với cái tên New Zealand Society of Plant Scientists (NZAS). NZAS là một tổ chức khoa học phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1945, có trụ sở tại New Zealandnhiệm vụ chính là tập trung vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực thực vật học. Các thành viên của NZAS bao gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên với mục tiêu là khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu, giáo dục và chia sẻ kiến thức về cây học. NZAS cũng giúp ích rất lớn trong việc đưa ra các chính sách khoa học và thúc đẩy bền vững trong việc sử dụng nguồn tài nguyên tại New Zealand.

Website chính thức của NZAS là: www.nzpps.org

Liên Đoàn Quốc Tế Các Tổ Chức Nghiên Cứu Rừng (IUFRO).

Liên Đoàn Quốc Tế Các Tổ Chức Nghiên Cứu Rừng hay còn được biết đến với cái tên International Union of Forest Research Organizations (IUFRFO). UFRO được thành lập vào năm 1892, có trụ sở chính tại Vienna, Austria là thành viên Liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc Tế (ISC), và của Hội đồng Quốc Tế về Khoa học (ICSU) trước đây từ năm 2005 với nhiệm vụ chính là thúc đẩy và hỗ trợ nghiên cứu về lâm nghiệp và các vấn đề liên quan đến rừng trên toàn thế giới. 

Cơ quan này tập hợp các nhà nghiên cứu, giáo sư, chuyên gia, sinh viên và các tổ chức liên quan đến lâm nghiệp và nghiên cứu rừng từ hơn 120 quốc gia với mục tiêu thúc đẩy sự điều phối và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học toàn bộ lĩnh vực liên quan đến rừng và cây. IUFRO cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị chính sách về quản lý rừng, bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng.

Website chính thức của IUFRO là: www.iufro.org

Hội Sinh Vật Học Mỹ (BSA).

Hội Sinh Vật Học Mỹ hay còn được biết đến cái tên Botanical Society of America (BSA). BSA hoạt động như một tổ chức thành viên phi lợi nhuận 501 của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1983 và có trụ sở chính tại Missouri, USA. Thành viên của nhóm là các nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên và những người đam mê về sinh vật học từ khắp nơi trên thế giới. BSC có nhiệm vụ chính là tập trung vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực sinh vật học thực vật. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh học, cũng như khuyến khích sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này.

Website chính thức của BSA là: www.botany.org

Hiệp Hội Sinh Vật Học Quốc Tế (ISA).

Hiệp Hội Sinh Vật Học Quốc Tế hay còn được biết đến với cái tên International Society of Arboriculture (ISA). ISA là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1924, có trụ sở tại Georgia, USA, có nhiệm vụ chính là nâng cao kiến thức và chia sẻ về lĩnh vực chăm sóc cây trồng, phổ cập lợi ích của cây xanh và nhu cầu chăm sóc cây đúng cách, cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo, chứng chỉ chuyên nghiệp và tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực cây cảnh. Hiệp Hội có hơn 22.000 thành viên và 31.000 chuyên gia chăm sóc cây được ISA cung cấp chứng chỉ với 59 chi nhánh, tổ chức chuyên nghiệp trên khắp Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu và Nam Mỹ.

Website chính thức của ISA là: www.isa-arbor.com

Liên Minh Rừng Mưa (RA).

Liên Minh Rừng Mưa hoặc Hiệp Hội Rừng Mưa còn được biết đến với cái tên Rainforest Alliance (RA) – là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập vào năm 1987 và từ đó đã phát triển thành một trong những cơ quan hàng đầu trong việc thúc đẩy bền vững và bảo vệ môi trường với đội ngũ nhân viên tại hơn 20 quốc gia và hoạt động tại hơn 70 quốc gia. RA làm việc chặt chẽ với các doanh nghiệp, người dân địa phương và nhà nghiên cứu để xây dựng các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc áp dụng các phương pháp canh tác và sản xuất bền vững, đảm bảo việc sản xuất nông nghiệp không gây thiệt hại cho môi trường và xã hội.

Website chính thức của RA là: www.rainforest-alliance.org.

Chương Trình Chứng Nhận Rừng (PEFC).

Chương Trình Chứng Nhận Rừng hay còn được biết đến với tên Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC) – là một tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ quốc tế, nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận rừng và các sản phẩm được tạo ra từ chúng. PEFC thành lập vào năm 1999 có trụ sở tại Geneva, Switzerland và được công nhận là một trong các hệ thống chứng nhận rừng hàng đầu trên toàn cầu. Nhiệm vụ chính của nhóm là thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận rừng và các sản phẩm gỗ xuất phát từ chúng. Ngoài ra, PEFC là thành viên của Liên minh Chứng nhận và Đánh giá Xã hội và Môi trường Quốc Tế (ISEAL), nơi đặt ra các quy tắc tốt nhất trên toàn cầu cho các tiêu chuẩn bền vững. Xem thêm: Chứng chỉ PEFC là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích?

Website chính thức của PEFC là: www.pefc.org. 

Sáng Kiến ​​Lâm Nghiệp Bền Vững (SFI).

Sáng Kiến ​​Lâm Nghiệp Bền Vững còn được biết đến với cái tên Sustainable Forestry Initiative (SFI) – là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1994 có trụ sở tại Ottawa và Washington. Nhiệm vụ chính của SFI là thúc đẩy và duy trì quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận rừng và các sản phẩm gỗ phục vụ xã hội, kinh tế và môi trường. Các thành viên của SFI bao gồm các chủ sở hữu rừng, nhà sản xuất gỗ, nhà bán lẻ, tổ chức môi trường, cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác có quan tâm đến việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và sử dụng các sản phẩm gỗ có nguồn gốc đáng tin cậy. Xem thêm: Chứng chỉ SFI là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích?

Website chính thức của SFI là: www.forests.org. 

Hệ Thống Trang Trại Cây Của Mỹ (ATFS).

Hệ Thống Trang Trại Cây Của Mỹ hay còn được biết đến với cái tên American Tree Farm System (ATFS). Thành lập năm vào 1941, ATFS được xem là tổ chức phi lợi nhuận và là hệ thống chứng nhận rừng lớn nhất, lâu đời nhất ở Mỹ. Nhiệm vụ chính của ATFS là thúc đẩy quản lý rừng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng thông qua việc cung cấp chứng nhận cho các chủ sở hữu rừng đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cao. Hệ thống có hơn 90.000 chủ sở hữu rừng được tổ chức thông qua các ủy ban nhà nước và được quản lý ở cấp quốc gia. Chương trình chứng nhận này giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể lựa chọn các sản phẩm gỗ có nguồn gốc đáng tin cậy và hỗ trợ quản lý rừng bền vững.

Website chính thức của ATFS là: www.treefarmsystem.org.

Quản Lý Rừng Bền Vững Của Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Canada (CSA).

Quản Lý Rừng Bền Vững Của Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Canada hay còn được biết đến với cái tên Canadian Standards Association Sustainable Forest Management (CSA). CSA được thành lập vào năm 2001, có trụ sở chính tại Toronto, Ontario, Canada. Nhiệm vụ chính của CSA là xây dựng và duy trì tiêu chuẩn quản lý rừng, hỗ trợ nghiên cứu, thúc đẩy quá trình hợp tác và tương tác với cộng đồng về việc quản lý và bảo vệ rừng. Là một phần của FEFC nhưng CSA không hoạt động như PEFC, FSC, hay SFI. Thành viên của CSA là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các chủ sở hữu rừng, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các bên liên quan khác có quan tâm và đóng góp vào việc xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn về quản lý rừng bền vững tại Canada. 

Website chính thức của CSA là: www.pefccanada.org.

Hội Đồng Chứng Nhận Gỗ Malaysia (MTCC).

Hội Đồng Chứng Nhận Gỗ Malaysia hay còn được biết đến với cái tên Malaysian Timber Certification Council (MTCC). MTCC là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1965 và hoạt động năm 1999 có trụ sở chính tại Malaysia. Nhiệm vụ chính của MTCC là thúc đẩy quản lý rừng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng tại Malaysia thông qua việc cung cấp chứng nhận quản lý rừng. Các thành viên của nhóm bao gồm các chủ sở hữu rừng, doanh nghiệp gỗ, các tổ chức phi lợi nhuận và các bên liên quan khác có quan tâm và đóng góp vào việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững tại Malaysia. MTCC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng ngành công nghiệp gỗ tại Malaysia phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng quý giá của đất nước.

Website chính thức của MTCC là: www.mtcc.com.my.

Hội Đồng Quản Lý Rừng Brazil (CERFLOR).

Hội Đồng Quản Lý Rừng Brazil hay có tên tiếng Anh là Brazilian Forest Stewardship Council (CERFLOR). Là một chương trình cấp chứng chỉ quản lý rừng của Brazil đã trở thành một phần của Hệ thống tiêu chuẩn hóa Brazil vào tháng 3 năm 2001 và chương trình CERFLOR được triển khai vào tháng 8 năm 2002. CERFLOR được Hội đồng PEFC (Chương trình Xác nhận Chứng chỉ Rừng) công nhận trên toàn thế giới. Ở Brazil, nhiệm vụ chính của CERFLOR là nhằm để đảm bảo quản lý bền vững và bảo vệ rừng trong quá trình khai thác tài nguyên gỗ và sản xuất các sản phẩm gỗ. Các chứng chỉ rừng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gỗ và đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên rừng được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Website chính thức của CERFLOR là: www.cerflor.org.br 

Australian Forest Stewardship Council (AFS).

Hội Đồng Quản Lý Rừng Australia hay còn có tên tiếng Anh là Australian Forest Stewardship Council (AFS). Đây là một trong hai chương trình chứng nhận rừng đang hoạt động tại Australia. Chương trình còn lại là Forest Stewardship Council (FSC). Cả hai chương trình này đều được công nhận quốc tế thông qua Chương Trình Chứng Nhận Rừng (PEFC). AFS hiện nay được biết đến với tên gọi mới là Responsible Wood. Tổ chức này được thành lập vào năm 1994 và có trụ sở tại Melbourne, Australia. Hiện không có thông tin cụ thể về số lượng thành viên của AFS/Responsible Wood, nhưng có khoảng 11,4 triệu ha rừng ở Australia đã được chứng nhận theo các chương trình này. Nhiệm vụ chính của AFS là đảm bảo quản lý rừng bền vững và sản xuất các sản phẩm từ rừng đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Website chính thức của AFS là www.au.fsc.org.

Hội Đồng Quản Lý Rừng Nga (FSR).

Hội Đồng Quản Lý Rừng Nga có tên tiếng Anh là Forest Stewardship Council Russia (FSR), một thành viên thuộc FSC (Forest Stewardship Council), tổ chức quốc tế không vụ lợi chuyên về chứng nhận rừng bền vững có trụ sở tại Russia. FSR có mục tiêu đảm bảo việc quản lý bền vững và phát triển thông qua các chính sách và hoạt động liên quan đến lâm nghiệp và bảo tồn rừng. FSR cũng thúc đẩy hợp tác và giao lưu với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về rừng và thúc đẩy việc bảo vệ môi trường tự nhiên của khu vực này. 

Website chính thức của FSR là: www.fsc.org

Viện Nhãn Sinh Thái Indonesia (LEI).

Viện Nhãn Sinh Thái Indonesia, hay tên trong tiếng Anh là Indonesian Ecolabelling Institute (LEI), là một tổ chức có trụ sở tại Indonesia chịu trách nhiệm xây dựng và thúc đẩy chương trình nhãn sinh thái tại quốc gia này. Viện này được thành lập vào năm 1998 và có trụ sở tại Indonesia. LEI được thành lập nhằm đảm bảo việc sử dụng tài nguyên tự nhiên và các sản phẩm của Indonesia được thực hiện một cách bền vững và có ích cho môi trường. Nhiệm vụ chính của LEI là phát triển và thực hiện chương trình nhãn sinh thái cho các sản phẩm từ nguồn tài nguyên tự nhiên như gỗ, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp.

 Website chính thức của LEI là: www.indecolabel.or.id.

Kết luận.

Thông qua danh sách tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín nhất hiện nay ở trên. Timber Phoenix hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích, cũng như hiểu rõ hơn về vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức bảo vệ môi trường, các chứng chỉ rừng trên toàn thế giới. Mỗi cá nhân hay tổ chức, đặc biệt là những đơn vị đang hoạt động trong ngành công nghiệp gỗ cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về product lifecycle, giảm phát thải carbon, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững đối với môi trường.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.