Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục

Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Côn trùng, nấm mốc, mối mọt, ánh sáng, nhiệt độđộ ẩm… là những tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất. Trong đó, nấm mốc là những sinh vật phát triển một cách nhanh chóng và gây ra những tác động nghiêm trọng cho sản phẩm, như là mục nát, giảm độ bền, tạo điều kiện cho nhiều loại côn trùng gây hại xâm nhập… Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về nấm mốc gây hại cho gỗ là gì, bao gồm khái niệm, tác hại và các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Giới thiệu về nấm mốc hại gỗ.

Nấm mốc hại gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Tìm hiểu khái niệm nấm mốc là gì? Nấm mốc theo thuật ngữ Tiếng AnhMold, nhằm mô tả những loại nấm có dạng sợi nhỏ tập hợp lại với nhau và bao phủ các bề mặt ẩm ướt và thiếu sáng. Chúng thường xuất hiện ở nhiều loại vật liệu phổ biến, bao gồm gỗ, giấy, đá và thậm chí trên thực phẩm. Điều này khiến cho các vật dụng hoặc thức ăn bị hư hỏng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, bao gồm dị ứng, viêm đường hô hấp và giảm sức đề kháng…

Tìm hiểu khái niệm nấm mốc gây hại cho gỗ là gì? Nấm mốc gây hại cho gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh Wood Damaging Mold, nhằm chỉ tất cả những loại nấm bám trên bề mặt gỗ, làm mục nát, mất tính thẩm mỹ, giảm độ bền, cũng như suy giảm tuổi thọ của sản phẩm. Chúng thường xuất hiện và sinh trưởng trên những bề mặt ẩm ướt, không được tẩm bảo vệ hoặc chăm sóc đều đặn. Mặc dù vậy, nấm mốc khó xuất hiện trên một số loại gỗ có tính bền bỉ và độ cứng cao, chẳng hạn các loại gỗ quý như gỗ Gụ, Trắc, Cẩm Lai, HươngLim

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể, chúng ta cần phải đánh giá về toàn bộ quá trình khai thác, sản xuấtsử dụng gỗ. Ví dụ, nếu tiến hành khai thác gỗ một cách hợp pháp, đảm bảo an toàn, có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác gỗ trái phép, khai thác bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.

Xem thêm: Tác nhân gây hại cho gỗ là gì? Các tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến.

Cách thức gây hại của nấm mốc đối với gỗ.

Nấm mốc hại gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Nấm mốc gây hại cho gỗ bằng cách nào? Các loại nấm mốc gây hại cho gỗ thường bám chặt và sinh trưởng trên bề mặt gỗ, để càng lâu thì chúng phát triển càng nhiều, đồng thời tăng thêm diện tích bị ảnh hưởng. Điều này làm cho sản phẩm gỗ nhanh chóng bị mục nát, làm suy giảm độ bềnđộ cứng, cũng như mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có.

Các cách thức gây hại cụ thể của nấm mốc đối với gỗ, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến độ bền và độ cứng: Nấm mốc có khả năng phá hủy cấu trúc tế bào trên bề mặt của gỗ, tạo điều kiện khiến nước và nhiều loài côn trùng có hại khác xâm nhập. Điều này làm giảm độ bềnđộ cứng, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sử dụng, đồng thời làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
  • Tạo ra vết nứt và vết rạn: Khi nấm mốc gây hại cho gỗ phát triển thành một tổ hợp lớn, chúng chèn ép nhau từ bên trong phân tử gỗ. Điều này có thể là lý do gây ra nhiều vết rạn và vết nứt trên bề mặt sản phẩm. Từ đó, tạo điều kiện cho nước dễ xâm nhập vào, làm tăng độ ẩm và là môi trường lý tưởng cho các sinh vật khác sinh sống và phát triển, như mối mọt hoặc bọ gỗ… (Tìm hiểu mối mọt gây hại cho gỗ là gì?).
  • Tác động đến màu sắc và thẩm mỹ: Nấm mốc thường tạo ra một mảng màu đen hoặc xám trên bề mặt gỗ, làm mất đi vẻ đẹp của sản phẩm. Điều này có gây ảnh hưởng đặc biệt đối với các đồ nội thất hoặc trang trí vì chúng thường đặt ở những nơi có nhiều người qua lại. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?).
  • Tạo điều kiện cho côn trùng phát triển: Nấm mốc có thể là nguồn thức ăn của một số loài côn trùng gây hại cho gỗ như kiến, mối, gián và bọ cánh cứng… Vì vậy, khi nấm mốc phát triển có thể thu hút côn trùng đến làm tổ, sinh trưởng và khiến cho sản phẩm dễ bị hư hỏng. (Tìm hiểu côn trùng gây hại cho gỗ là gì?).

Có thể thấy, sự phát triển của nấm mốc không chỉ ảnh hưởng đến những đặc tính của gỗ, khiến cho sản phẩm không còn duy trì được sự bền bỉ và suy giảm tuổi thọ, mà còn tạo điều kiện để những sinh vật khác đến gây hại. Khi nấm mốc phát triển trên bề mặt gỗ, chúng sẽ tạo ra các chất hữu cơ như Cellulose, Hemicellulose và Lignin. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng tiếp tục hỗ trợ cho mối mọt phát triển. Vì thế, mà sản phẩm nhanh chóng giảm chất lượng, dần mất đi chức năng và tính thẩm mỹ ban đầu.

Xem thêm: Côn trùng gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Các loại nấm mốc gây hại cho gỗ.

Nấm mốc hại gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Những loại nấm mốc gây hại cho gỗ phổ biến? Có một số loại nấm mốc gây hại cho gỗ phổ biến mà chúng ta cần lưu ý đến cách phát triển của chúng, để áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, bao gồm:

  • Nấm mục nát (Xylophagous): Nấm mục nát gỗ là nhóm nấm tiêu thụ gỗ ẩm, tạo mùi hôi thối và phá hủy cấu trúc bên trong của gỗ. Loại nấm này được chia ra làm 03 loại, dựa theo kết quả tạo ra, bao gồm nấm mục trắng, nấm mục mềmnấm mục nâu
  • Nấm mốc đen (Stachybotrys): Loại nấm này thường có màu đen và cấu trúc nhầy nhụa. Chúng có thể phát triển trên nhiều bề mặt bao gồm cả gỗ, bìa cứng, và giấy. Bên cạnh việc làm tổn hại đến tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm, nấm mốc đen còn có khả năng sản sinh ra chất độc hại đối với con người, có thể gây khó thở, mệt mỏi, đau đầu…
  • Nấm Whiskey (Baudoinia Compniacensis): Nấm Whiskey có màu trắng và có khả năng phủ lên mọi vật dụng gỗ, làm tổn thương lớp bảo vệ, khiến sản phẩm bị mục nát, suy giảm độ bền, giảm tính thẩm mỹ và tuổi thọ. Chúng được phát triển nhờ hơi rượu và có thể tác động đáng kể đến sức khỏe con người.

Tóm lại, các loại nấm mốc gây hại cho gỗ hầu hết đều sống ở môi trường ẩm ướt, vì vậy, chúng ta nên cân nhắc bố trí các sản phẩm gỗ ở nơi thông thoáng. Điều này giúp sản phẩm luôn giữ được tính thẩm mỹ độ bền theo thời gian. Ngoài ra, chúng ta có thể khắc phục được những vấn đề này nếu như áp dụng quy trình gia công đúng tiêu chuẩn, với 07 bước bao gồm: Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗkiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được đơn vị gia công gỗ uy tín, chất lượng và đặc biệt là ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Xem thêm: Gia công gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Các biện pháp giúp khắc phục nấm mốc gây hại.

Nấm mốc hại gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Có những biện pháp nào giúp khắc phục nấm mốc gây hại cho gỗ? Để khắc phục và ngăn chặn nhiều loại nấm mốc gây hại cho gỗ như đã được trình bày bên trên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp bao gồm kiểm soát môi trường, thường xuyên vệ sinh, bảo trì, ngâm tẩm chất bảo vệ.

Cụ thể, có một số biện pháp khắc phục nấm mốc gây hại cho gỗ tương đối hiệu quả như sau:

  • Môi trường sử dụng thông  thoáng: Đặt và sử dụng sản phẩm gỗ trong môi trường thông thoáng sẽ giúp giảm khả năng phát triển của nấm mốc và các tác nhân gây hại khác. Đối với nơi có độ ẩm cao, hãy sử dụng máy sưởi hoặc quạt để cải thiện quá trình lưu thông không khí. (Tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
  • Thường xuyên bảo vệ và làm sạch: Việc thường xuyên làm sạch bề mặt sản phẩm gỗ sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tìm thấy những vị trí có nấm mốc xuất hiện. Nhờ đó, có thể lau chùi và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Tẩm bảo vệ chất chống nấm mốc: Trong quá trình gia công, bạn có thể yêu cầu tẩm các chất bảo vệ, chất chống nấm mốc. Ưu tiên sử dụng các hóa chất tự nhiên như giấm, acid boric, acid lactic… thay cho các sản phẩm hóa học để thân thiện hơn với môi trường và người sử dụng.
  • Phủ lớp chất chống nấm mốc: Sử dụng các loại sơn hoặc lớp phủ bảo vệ chống nấm mốc là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ gỗ. Các lớp phủ này không chỉ giữ cho bề mặt gỗ bền mà còn ngăn chặn sự xâm nhập của nấm mốc vi khuẩn.
  • Thường xuyên bảo trì sản phẩm: Việc duy trì và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp cho sản phẩm gỗ luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Nhờ đó, chúng ta có thể kịp thời phát hiện và sửa chữa các vết tổn thương do nấm mốc gây ra.
  • Sửa chữa hoặc thay thế chi tiết gỗ: Nếu phát hiện có dấu hiệu của nấm mốc, hãy xử lý ngay lập tức bằng phương pháp lau chùi, mài gỗ, cắt gỗ và phủ lớp bảo vệ… Việc này giúp tiêu diệt triệt để và ngăn chặn sự lây lan của nấm mốc. Đồng thời, góp phần bảo vệ tính thẩm mỹ hiệu suất sử dụng của gỗ.

Như vậy, bằng cách thực hiện những biện pháp đã trình bày trên đây, bạn có thể bảo vệ và duy trì hiệu suất sử dụng sản phẩm gỗ trong điều kiện tốt nhất, ngăn chặn hậu quả do nấm mốc gây hại để lại. Bên cạnh đó, chúng ta có thể khắc phục những tác nhân này thông qua quá trình chế biến, gia công, hoàn thiện và bảo vệ, hoặc sử dụng gỗ.

Xem thêm: Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì? Quy trình và xu hướng phát triển.

Các loại gỗ kháng sự gây hại của nấm mốc.

Nấm mốc hại gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.

Có những loại gỗ phổ biến với khả năng kháng nấm mốc gây hại nào? Có nhiều loại gỗ phổ biến sở hữu tính năng kháng nấm mốc gây hại một cách tự nhiên. Điều này giúp duy trì vẻ đẹp của sản phẩm trong thời gian dài.

Một số loại gỗ sở hữu khả năng kháng nấm mốc tự nhiên, bao gồm:

  • Gỗ Pơ Mu (Fokienia): Gỗ Pơ Mu không chỉ có màu vàng sáng đặc trưng mà còn sở hữu ruột gỗ mịn, ít xơ, và có tính liên kết cao, giúp ngăn chặn nấm mốc xâm nhập hiệu quả. Ngoài ra, mùi hương đặc trưng của gỗ còn có tác dụng chống côn trùng và mối mọt gây hại.
  • Gỗ Xoan Đào (Sapele): Màu vàng nhạt của gỗ Xoan Đào mang lại sự sáng sủa và sang trọng cho không gian. Loại gỗ này có khả năng chịu lực, nhiệt độ, và độ bền cao, đồng thời chống được nấm mốc phát triển nên được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng hoặc thiết kế nội thất.
  • Gỗ Trắc (Dalbergia cochinchinensis): Gỗ Trắc sở hữu màu sắc đa dạng, từ màu đỏ đến xanh thẫm, chúng đều mang lại cảm giác cổ điển và sang trọng. Đặc biệt, mật độ tế bào gỗ dày đặc, kết hợp cùng mùi thơm đặc trưng đã giúp gỗ Trắckhả năng kháng mối mọtcôn trùng gây hại.
  • Gỗ Cẩm Lai (Rose-wood): Gỗ Cẩm Lai có màu đỏ tía hoặc đỏ sẫm, với vân gỗ đẹp mắt và họa tiết đặc trưng. Ngoài ra, độ bền, cứng và mùi hương độc đáo giúp Cẩm Lai có khả năng kháng nấm mốc và tránh tình trạng bị côn trùng tấn công.
  • Gỗ Gõ Đỏ (Doussie): Gỗ Gõ Đỏ không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp của vân gỗmàu sắc tinh tế, mà còn bởi khả năng chống được sự xâm hại của nấm mốc. Là do loại gỗ này có mật độ tế bào dày đặc, tạo nên độ cứng vững chắc, khiến các sinh vật gây hại khó tiếp xúc và phát triển.
  • Gỗ Gụ (Sindora tonkinensis): Gỗ Gụ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, chúng sẽ dần chuyển sang màu nâu sẫm theo thời gian. Kết cấu gỗ cứng và có mùi hương đặc biệt khiến các loại sinh vật gây hại như nấm mốc, mối mọt và nhiều loại côn trùng khác khó thể phát triển.

Có thể thấy, hầu hết các loại gỗ sở hữu khả năng chống nấm mốc đều thuộc nhóm gỗ cứng, với mật độ tế bào dày đặc, giúp tạo nên sự chắc chắn đặc biệt, khiến các loài nấm mốc khó tiếp xúc và gây hại. Ngoài ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng sử dụng gỗ nhập khẩu, do nguồn cung ổn định và quy trình khai thác hợp pháp. Đồng thời cải tiến quy trình sản xuất, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm vừa thẩm mỹ, vừa tăng cường khả năng chống nấm mốc gây hại. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được nguồn cung cấp gỗ uy tín, đảm bảo gỗ chứng chỉ rừng bền vững.

Xem thêm: Gỗ nhập khẩu là gì? Danh sách các loại gỗ nhập khẩu phổ biến.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu nấm mốc gây hại cho gỗ là gì, kể từ định nghĩa, ảnh hưởng cho đến các biện pháp khắc phục phổ biến, Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận diện được nhiều loại nấm mốc khác nhau, bao gồm nấm mục nát, mốc đen hay Whiskey. Chúng thường phát triển trên bề mặt gỗ có độ ẩm cao và ảnh hưởng xấu đến sản phẩm theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế sự phát triển của nấm mốc bằng nhiều cách, như tẩm bảo vệ, phủ lớp chất hiệu quả, thường xuyên vệ sinh và bảo trì…

Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.