Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Sơn phủ gỗ, tẩm bảo vệbảo quản gỗ là những công đoạn quan trọng trong quy trình xử lý và bảo quản gỗ, có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ các sản phẩm gỗ tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như côn trùng, nấm mốc, độ ẩmánh sáng… Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sơn phủ gỗ là gì, bao gồm khái niệm, phân loại, quy trình sơn, vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ trong cuộc sống.

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Giới thiệu sơn phủ gỗ.

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Khái niệm sơn phủ gỗ nghĩa là gì? Sơn phủ gỗ theo thuật ngữ Tiếng AnhWood Finishing, nhằm chỉ quá trình áp dụng các lớp chất phủ lên bề mặt gỗ, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động tiêu cực của môi trường và tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ như mong muốn. Người ta thường dùng sơn có thành phần và hiệu quả bảo vệ khác nhau để thực hiện công đoạn này như sơn nước, dầu, PU… Quy trình sơn phủ gỗ được thực hiện theo 05 bước gồm: (1) Chuẩn bị bề mặt; (2) Lựa chọn loại sơn; (3) Thực hiện sơn; (4) Sấy khô và đánh bóng; (5) Kiểm tra chất lượng.

Có thể nói đối với ngành gỗ, sơn phủ gỗ là một khâu cực kỳ quan trọng thuộc quy trình sản xuất và chế biến gỗ, cùng với thu thập gỗ, chế biến gỗ thô, sấy gỗ, gia công gỗ, xử lý bề mặt, tẩm bảo vệbảo quản gỗ… giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình sơn phủ gỗ.

Các loại sơn phủ gỗ.

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Có những loại sơn phủ gỗ phổ biến nào? Có nhiều loại sơn phủ gỗ khác nhau có những thành phần khác nhau, giúp chúng ta có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân, bao gồm:

  • Sơn nước (Water-Based Paints): Sơn nước là loại sơn phủ gỗ phổ biến nhất hiện nay. Với khả năng bám dính tốt, kháng thấm nước, và kháng mối mọt cao, nên thường được sử dụng cho các sản phẩm gỗ ngoài trời.
  • Sơn dầu (Oil-Based Paints): Sơn dầu có độ bềnđộ bóng cao hơn so với sơn nước, thường được sử dụng cho các bề mặt sản phẩm có yêu cầu độ bền cao như cửa sổ, cửa ra vào, sàn gỗ và nhiều hạng mục khác. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
  • Sơn phủ tự nhiên (Clear Finish): Sơn phủ tự nhiên thường không có màu sắc quá nổi bật, giúp giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Loại sơn này được thể hiện như một lớp trong suốt trên bề mặt gỗ.
  • Sơn phủ vân gỗ (Wood Stain): Sơn phủ vân gỗ được sử dụng để tạo vân gỗ nhân tạo theo nhu cầu thẩm mỹ, đồng thời giúp gỗ có khả năng tránh khỏi các tác động có hại như bụi bẩn, nấm mốc
  • Sơn phủ chống nước (Waterproofing Sealers): Loại sơn này có công dụng chính là giúp bảo vệ gỗ tránh bị hư hại khi tiếp xúc với nước, không bị biến dạng hay cong vênh trong môi trường có độ ẩm cao. Thường được sử dụng cho đồ ngoại thất và một số loại vật liệu xây dựng khác.
  • Sơn chống mối mọt và vi khuẩn (Antimicrobial Paints): Sơn chống mối mọt và vi khuẩn chứa các chất kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây hại như côn trùng, nấm mốc, độ ẩmánh sáng
  • Sơn PU (Polyurethane): Sơn PU là loại sơn phủ không chỉ giúp gỗ có độ bền, tạo ra hiệu ứng sáng bóng, mà còn có khả năng chống thấm nước cao. Ngoài ra, loại sơn này thường chỉ được sử dụng cho các sản phẩm gỗ cao cấp như bàn ghế, tủ, kệ… được làm từ những loại gỗ quý, do giá thành khá cao. (Tìm hiểu các loại gỗ quý hiếm phổ biến).

Ngoài những loại sơn phổ biến như trên, vẫn còn rất nhiều loại sơn sở hữu đa dạng màu sắc và tính năng thú vị. Người thợ mộc cần xem xét về đặc tính của gỗ, mục đích sử dụng và yêu cầu thẩm mỹ để lựa chọn những loại sơn phù hợp…

Xem thêm: Các loại sơn phủ gỗ, đặc điểm và ứng dụng.

Quy trình thực hiện sơn phủ gỗ.

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Quy trình sơn phủ gỗ được thực hiện như thế nào? Quá trình sơn phủ gỗ cần được thực hiện một cách chi tiết và tỉ mỉ theo 05 bước như sau:

  • Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt gỗ cần được làm sạch kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, cùng với các vết bẩn khác bằng cách lau sạch nhờ chổi, khăn lau, dung dịch tẩy rửa chuyên dụng…
  • Bước 2 – Lựa chọn loại sơn: Việc lựa chọn các loại sơn phủ gỗ phụ thuộc vào đặc tính của gỗ, mục đích sử dụng và yêu cầu thẩm mỹ. Có nhiều loại sơn mà chúng ta có thể lựa chọn như sơn dầu tự nhiên, sơn nước, sơn hóa học…
  • Bước 3 – Thực hiện sơn: Sử dụng các công cụ như bàn chải, cuộn sơn, hoặc máy phun sơn để tạo ra lớp sơn mỏng và đồng đều trên bề mặt gỗ.
  • Bước 4 – Sấy khô và đánh bóng: Thời gian cần thiết để sơn khô có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của gỗ, loại sơn và điều kiện môi trường. Sau khi sơn đã khô hoàn toàn, sản phẩm cần được đánh bóng nhằm giúp tăng cường khả năng bảo vệ và tính thẩm mỹ.
  • Bước 5 – Kiểm tra chất lượng: Cuối cùng, cần tiến hành kiểm tra chất lượng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng bảo vệ và vẻ đẹp như mong muốn. 

Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình sơn phủ gỗ.

Vai trò của việc sơn phủ gỗ.

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Công đoạn sơn phủ gỗ có vai trò gì? Không chỉ giúp sản phẩm gỗ trở nên bắt mắt thẩm mỹ hơn, sơn phủ gỗ còn có tác dụng bảo vệ và tăng cường hiệu suất sử dụng, cụ thể như sau:

  • Bảo vệ bề mặt gỗ: Sơn phủ gỗ tạo ra một lớp vỏ bảo vệ cho bề mặt gỗ có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ môi trường. Việc này giúp sản phẩm gỗ không bị thay đổi kích thước, cong vênh, nứt nẻ, hay mục nát… trong quá trình sử dụng.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Người dùng có thể quyết định loại sơn và kỹ thuật phù hợp để tạo ra một lớp bề mặt đáp ứng yêu cầu về màu sắc hoặc hiệu ứng như độ bóng, mịn… Nhờ đó, giúp gia tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm gỗ, giúp không gian sống hoặc làm việc trở nên thoải mái và ấn tượng.
  • Chống ăn mòn và oxy hóa: Sơn phủ gỗ chứa một số thành phần có khả năng chống oxy hóa hay chống mục nát như Polyamide, Acrylic… giúp bảo vệ gỗ tránh khỏi các tác động tiêu cực của thời tiết, tia UV, nhiệt độ
  • Dễ dàng bảo quản và vệ sinh: Sơn phủ gỗ tạo ra một bề mặt nhẵn, mịn giúp việc vệ sinh và bảo quản sản phẩm gỗ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời duy trì hiệu suất sử dụng trong thời gian dài.
  • Tăng giá trị thương hiệu: Nhà sản xuất gỗ còn có thể sáng tạo, thể hiện phong cách riêng của mình qua quá trình sơn phủ gỗ, giúp các sản phẩm có màu sắc đa dạng và khả năng bảo vệ đặc biệt. Điều này góp phần nâng cao giá trị thương hiệu đồ gỗ ở trên thị trường.

Như vậy, công đoạn sơn phủ gỗ không chỉ là một bước làm đẹp mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ, cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm gỗ cuối cùng. Đồng thời, nhằm phục vụ cho sản xuất thì các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng lựa chọn các loại gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo nguồn nguyên liệu đến từ nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ứng dụng của việc sơn phủ gỗ.

Sơn phủ gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của sơn phủ gỗ.

Ứng dụng của quá trình sơn phủ gỗ là gì? Sơn phủ gỗ là công đoạn rất cần thiết trong quá trình tạo nên một sản phẩm gỗ hoàn chính, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm:

  • Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất: Sơn phủ gỗ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, từ bàn ghế, tủ, giường đến các sản phẩm đồ trang trí bằng gỗ… Việc này giúp bảo vệ chúng không bị trầy, xước trong quá trình sử dụng, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian sống và làm việc. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
  • Ứng dụng trong sản xuất đồ ngoại thấtSơn phủ gỗ được sử dụng để bảo vệ và nâng cao tính thẩm mỹ cho các sản phẩm gỗ ngoài trời như hàng rào, bậc thang, bàn ghế sân vườn… giúp tăng khả năng chống nước, chống tia UVnhiệt độ… Nhờ đó sản phẩm có thể được sử dụng một cách lâu dài và bền bỉ. (Tìm hiểu ngoại thất là gì?).
  • Ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc: Trong lĩnh vực xây dựng, sơn phủ gỗ được sử dụng để tạo điểm nhấn cho các công trình bao gồm ván sàn, cửa chính, cửa sổ, hay vách ngăn… đồng thời giúp bảo vệ các công trình kiến trúc trước nhiều tác động gây hại bởi thời tiết và môi trường. (Tìm hiểu ván sàn là gì?).
  • Ứng dụng khác trong ngành công nghiệp gỗ: Kỹ thuật sơn phủ gỗ cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, giúp tạo nên tính thẩm mỹ và bảo vệ các thành phần quan trọng như nội thất ô tô, tàu, thuyền, các sản phẩm đồ thể thao và giải trí

Tóm lại, quá trình sơn phủ gỗ mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống của con người, kể từ ứng dụng trong nội thất, đồ gia dụng hằng ngày cho đến sử dụng để sản xuất đồ ngoại thất, vật liệu xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu sơn phủ gỗ là gì, kể từ khái niệm, quy trình cho đến vai trò và ứng dụng, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra sơn phủ gỗ là công đoạn quan trọng góp phần tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và có tuổi thọ sử dụng lâu dài. Ngoài ra, quá trình này còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta, từ xây dựng cho đến sản xuất đồ ngoại thất, nội thất, đồ thể thao và giải trí

Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.