Bên cạnh cong vênh, nứt nẻ, co ngót, mục nát thì sần sùi, lồi lõm, trương nở, phai màu, thâm đen, đốm gỗ… cũng được xem là những khuyết điểm thường thấy ở các sản phẩm gỗ. Trong đó, sần sùi là tình trạng bề mặt gỗ bị mất đi độ nhẵn mịn và độ bóng, làm mất đi vẻ đẹp của sản phẩm gỗ. Ngoài ra, nếu như không được phát hiện kịp thời, loại khuyết điểm này có thể trở nên nghiêm trọng, làm suy giảm độ bền, hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của sản phẩm. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về sần sùi gỗ là gì, kể từ khái niệm, cách nhận biết, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi gỗ bị sần sùi.
Sần sùi gỗ là gì? Nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục.
Định nghĩa về sần sùi gỗ.
Tìm hiểu khái niệm sần sùi gỗ là gì? Sần sùi gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh là Wood Grain Raising, nhằm chỉ một dạng khuyết điểm xảy ra khi các sợi gỗ bị trương nở không đồng đều, làm mất đi độ bóng và nhẵn mịn trên bề mặt sản phẩm. Điều này làm cho cấu trúc gỗ bị thay đổi, đồng thời các lớp phủ bảo vệ hoặc lớp sơn cũng dễ bị bong tróc. Vì thế, làm suy giảm khả năng tự bảo vệ của gỗ trước các tác nhân gây hại, như tia UV, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, côn trùng… Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mất thẩm mỹ, suy giảm độ bền, hiệu suất sử dụng và rút ngắn tuổi thọ của các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất, đồ trang trí và nhiều sản phẩm gỗ khác.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bảo vệ và giúp gỗ tránh khỏi tình trạng bị sần sùi bằng cách áp dụng nhiều biện pháp khắc phục khác nhau. Cụ thể như: lựa chọn loại gỗ có tính năng phù hợp, thực hiện quy trình sấy gỗ, mài mịn, trám gỗ, tẩm bảo vệ hoặc sơn phủ hóa chất bảo vệ một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể bổ sung thêm các loại chống thấm nước, chất chống nấm mốc, chống mối mọt, chống cháy, chống tia UV, cách nhiệt… nhằm tăng cường khả năng tự bảo vệ của gỗ
Xem thêm: Khuyết điểm của gỗ là gì? Các khuyết điểm phổ biến của gỗ và cách khắc phục.
Cách nhận biết gỗ bị sần sùi.
Đâu là những dấu hiệu nhận biết gỗ bị sần sùi phổ biến? Tình trạng sần sùi ở gỗ có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không sớm phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu, khuyết điểm này sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm.
Một số dấu hiệu nhận biết gỗ bị sần sùi phổ biến bao gồm:
- Bề mặt không mịn màng: Gỗ bị sần sùi thường sẽ có bề mặt không mịn màng và độ bóng bị suy giảm. Chúng ta có thể chạm tay hoặc dùng kính lúp để sớm phát hiện những vết khuyết điểm của sản phẩm.
- Màu sắc không đồng đều: Sự sần sùi có thể làm cho màu sắc của bề mặt gỗ trở nên không đồng đều, tạo ra những vùng có màu sáng hoặc tối hơn xung quanh. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?).
- Hiện tượng nổi lên sợi gỗ: Một số trường hợp sần sùi khiến các sợi gỗ nổi lên trên bề mặt một cách rõ ràng mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Bề mặt bị bong tróc: Lớp phủ bảo vệ hoặc lớp sơn bị bong tróc là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự sần sùi gỗ.
Như vậy, bên cạnh việc dùng mắt thường để kiểm tra màu sắc và mức độ bong tróc của lớp sơn phủ, tình trạng sần sùi của gỗ có thể được đánh giá bằng cách chạm tay hoặc dùng kính lúp quan sát. Điều này giúp chúng ta có thể sớm phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất trên bề mặt gỗ, nhằm đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời trước khi gỗ bị hư hại, biến dạng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Biến dạng gỗ là gì? Nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục.
Nguyên nhân gây sần sùi gỗ.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng sần sùi gỗ là gì? Có nhiều tác nhân gây hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ sần sùi của gỗ, chẳng hạn như điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, kỹ thuật sấy gỗ, phủ bảo vệ không đúng quy trình hoặc do các chất hóa học, nấm mốc gây hại…
Cụ thể, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sần sùi gỗ, bao gồm:
- Độ ẩm thay đổi: Sự thay đổi nhanh chóng về độ ẩm của gỗ, do số lượng phân tử nước trong môi trường tăng lên hoặc từ quá trình sơn phủ, tẩm bảo vệ có thể gây ra khuyết điểm ở gỗ. (Tìm hiểu độ ẩm của gỗ là gì?).
- Nhiệt độ không ổn định: Môi trường thay đổi đột ngột và kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chất bảo vệ và mức độ trương nở của gỗ, gây ra sự sần sùi ở bề mặt gỗ. (Tìm hiểu nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?).
- Quá trình sấy gỗ: Trong quy trình sấy gỗ, nếu áp dụng nhiệt độ quá cao hoặc thời gian sấy quá dài, có thể làm tăng khả năng gỗ hấp thụ nước khi tiếp xúc với môi trường, dẫn đến tình trạng sần sùi khi áp dụng lớp phủ. (Tìm hiểu sấy gỗ là gì?).
- Phủ bảo vệ sai cách: Quá trình sơn phủ bảo vệ sai cách, như bề mặt chưa được mài nhẵn, lau sạch hoặc lớp sơn phủ không đồng đều, cũng có thể khiến cho gỗ bị sần sùi. (Tìm hiểu sơn phủ gỗ là gì?).
- Các tác động lực: Các tác động lực như va đập, rung động… cũng có thể khiến cho gỗ bị sần sùi. Các tác động lực này có thể làm cho các sợi gỗ bị tổn thương, khiến chúng dễ bị trương nở và nổi lên trên bề mặt gỗ.
- Các chất hóa học: Một số chất hóa học, chẳng hạn như dung môi, có thể khiến cho gỗ bị sần sùi. Các chất hóa học này có thể làm cho các sợi gỗ bị trương nở và nổi lên trên bề mặt gỗ.
- Nấm mốc phát triển: Trong một số trường hợp, nấm mốc tấn công vào chi tiết gỗ, gây ra hiện tượng phai màu và sần sùi trên bề mặt. (Tìm hiểu nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?).
Như vậy, chúng ta hiểu rằng có nhiều tác nhân gây ra tình trạng gỗ bị sần sùi, và điều này có thể xảy ra xuyên suốt kể từ giai đoạn sản xuất cho đến quá trình sử dụng các sản phẩm gỗ. Do đó, nếu như chúng ta hiểu rõ về nguyên nhân và đặc tính của từng loại gỗ, kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra và chăm sóc, sẽ giúp phát hiện một cách kịp thời và dễ dàng đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
Xem thêm: Tác nhân gây hại cho gỗ là gì? Các tác nhân gây hại phổ biến.
Tác hại của việc sần sùi gỗ.
Hiện tượng sần sùi gỗ gây ra tác hại gì? Tình trạng sần sùi không chỉ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, mà còn khiến các sản phẩm bị suy giảm hiệu suất sử dụng và giá trị thương mại. Ngoài ra, việc này còn khiến cho bề mặt gỗ dễ bị bám bẩn, gây khó khăn cho quá trình chăm sóc và bảo trì.
Cụ thể, một số tác hại nghiêm trọng của hiện tượng sần sùi trên gỗ, bao gồm:
- Gây mất thẩm mỹ: Bề mặt gỗ bị sần sùi sẽ không còn mịn màng và có màu sắc không đồng đều, kém thẩm mỹ hơn, khiến cho sản phẩm gỗ mất đi vẻ đẹp vốn có. (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
- Dễ bị bám bẩn: Bề mặt gỗ sần sùi sẽ dễ bị bám bẩn hơn, bởi bụi mịn, rác nhỏ hoặc côn trùng gây hại… Việc này khiến quá trình vệ sinh gỗ trở nên khó khăn hơn.
- Làm hỏng lớp phủ: Lớp chất bảo vệ hoặc sơn được phủ lên bề mặt gỗ có thể bị bong tróc do các sợi gỗ bị sần sùi. Điều này làm giảm khả năng tự bảo vệ của gỗ, khiến các sản phẩm dễ bị hư hại và làm suy giảm tuổi thọ của sản phẩm.
- Suy giảm độ bền: Sần sùi gỗ không chỉ làm giảm khả năng tự bảo vệ của gỗ mà còn làm thay đổi cấu trúc, khiến cho sản phẩm dễ bị biến dạng, cong vênh, nứt gãy hoặc mục nát. (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
- Dễ bị ẩm ướt: Bề mặt gỗ sần sùi tạo ra nhiều khoảng trống bên trong cấu trúc gỗ, làm cho sản phẩm dễ bị hấp thụ nước hơn, gây ra tình trạng hư hại hoặc bị nấm mốc, mối mọt tấn công.
- Giảm hiệu suất sử dụng: Bề mặt gỗ sần sùi có khả năng cao bị nứt gãy, mục nát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn như bàn ghế sần sùi khiến việc ngồi không thoải mái, dễ bị gãy và gây ra tai nạn. (Tìm hiểu hiệu suất sử dụng của gỗ là gì?).
- Giảm giá trị thương mại: Như đã trình bày bên trên, gỗ bị sần sùi không chỉ làm giảm vẻ đẹp tự nhiên mà còn dễ bị suy giảm độ bền và hiệu suất sử dụng, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thương mại của sản phẩm.
Như vậy, nếu như chúng ta không sớm phát hiện và khắc phục tình trạng gỗ bị sần sùi thì sự hư hại sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Điều này không chỉ làm suy giảm về vẻ đẹp và chức năng, khiến cho tuổi thọ của sản phẩm trở nên kém hơn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người sử dụng.
Xem thêm: Tuổi thọ của gỗ là gì? Lợi ích và cách giúp tăng cường tuổi thọ của gỗ.
Cách khắc phục gỗ bị sần sùi.
Có những biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng sần sùi gỗ? Các vết sần sùi trên gỗ có thể được khắc phục bằng cách chà nhám và tái áp dụng sơn phủ bảo vệ. Bên cạnh đó, chúng ta nên thực hiện thêm các phương pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ gỗ tránh khỏi những tác nhân gây hại như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm hoặc nấm mốc…
Cụ thể, một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng sần sùi ở gỗ, bao gồm:
- Thực hiện chà nhám: Nếu phát hiện vết biến dạng, chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn lớp gỗ bị sần sùi bằng cách chà nhám thủ công hoặc dùng máy chuyên dụng. Sau đó, bề mặt gỗ sẽ được tái áp dụng lớp sơn phủ hoặc chất bảo vệ mới. (Tìm hiểu biến dạng gỗ là gì?).
- Chọn loại gỗ phù hợp: Chúng ta nên chọn loại gỗ cứng hoặc gỗ mềm phù hợp theo mục đích sử dụng, như các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện hoặc sản xuất đồ ngoại thất, nội thất… Các loại gỗ cứng thường có độ bền cao hơn, ít bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hay nhiệt độ, do đó ít xảy ra tình trạng sần sùi.
- Chọn chất phủ phù hợp: Nên lựa chọn những loại chất bảo vệ được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín và phù hợp với đặc tính của từng loại gỗ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chất phủ có tác dụng bảo vệ bề mặt gỗ tránh khỏi các tác nhân gây hại, như chất chống ẩm, chất cách nhiệt, chất chống mối mọt… với chất lượng và giá thành khác nhau. (Tìm hiểu chất bảo vệ gỗ là gì?).
- Áp dụng chất phủ đúng cách: Chúng ta nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của chất phủ, bao gồm yêu cầu sử dụng liều lượng phù hợp, đúng kỹ thuật và sử dụng đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Kiểm soát môi trường sử dụng: Đảm bảo môi trường sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm có độ ẩm và nhiệt độ ổn định, điều này giúp hạn chế tình trạng sần sùi ở gỗ.
- Thực hiện bảo trì định kỳ: Chúng ta nên bảo quản gỗ cẩn thận trong suốt quá trình sử dụng và thực hiện bảo trì định kỳ cho sản phẩm gỗ bằng cách kiểm tra, chà nhám, phủ sơn hoặc lớp bảo vệ mới khi cần thiết. Điều này giúp duy trì bề mặt gỗ luôn nhẵn mịn và hạn chế hiện tượng sần sùi. (Tìm hiểu bảo quản gỗ là gì?).
Tóm lại, gỗ là một vật liệu tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, kể từ màu sắc, vân gỗ, mùi hương cho đến độ cứng, độ bền… chúng giúp mang đến sự chắc chắn, vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình và các sản phẩm đồ nội thất, ngoại thất, trang trí và nhiều ứng dụng khác.
Bên cạnh đó, gỗ cũng tồn tại những khuyết điểm nhất định, đòi hỏi chúng ta cần phải chú ý như: sự biến dạng, co ngót, cong vênh, sần sùi, nứt nẻ, phai màu, mục nát… xảy do các tác động tiêu cực của yếu tố môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, nấm mốc, mối mọt hoặc do va đập trong quá trình sử dụng. Mặc dù vậy, chúng ta có thể khắc phục tất cả dấu hiệu nguy hại kể trên thông qua quy trình chế biến, gia công, tẩm sấy, xử lý bề mặt và sơn phủ bảo vệ một cách tỉ mỉ, kết hợp với công tác vệ sinh, bảo trì sản phẩm gỗ định kỳ.
Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu sần sùi gỗ là gì, bao gồm khái niệm, cách nhận biết, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra sần sùi gỗ không chỉ làm mất đi độ nhẵn mịn và màu sắc của sản phẩm. Mà còn gây ra những tác động xấu cho gỗ, như làm mất đi độ bền, độ cứng, dễ bị gãy nứt hoặc mục nát. Nếu như được quan tâm đúng mức, chúng ta có thể ngăn ngừa khuyết điểm này và kéo dài tuổi thọ sử dụng của gỗ bằng nhiều cách. Chẳng hạn như thực hiện công tác chà nhám, sơn phủ bảo vệ đúng kỹ thuật, sử dụng trong môi trường phù hợp và bảo trì sản phẩm định kỳ.