Trám gỗ, chà nhám, đánh bóng hoặc sơn phủ… là một số biện pháp phổ biến giúp khắc phục khuyết điểm trên sản phẩm gỗ, bao gồm biến dạng, cong vênh, trương nở, co ngót, lồi lõm, sần sùi, phai màu hoặc nứt nẻ… Trong đó, công đoạn chà nhám đang ngày càng xuất hiện nhiều phương pháp tiến bộ. Điều này giúp cho việc loại bỏ các khuyết điểm và mài mịn bề mặt gỗ trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các phương pháp chà nhám gỗ, kể từ khái niệm, đặc điểm cho đến những xu hướng phát triển của ngành gỗ hiện nay.
Các phương pháp chà nhám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.
Giới thiệu khái niệm chà nhám gỗ.
Tìm hiểu khái niệm chà nhám gỗ là gì? Chà nhám gỗ theo thuật ngữ tiếng Anh là Sanding Wood, nhằm chỉ quá trình áp dụng các công cụ chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ. Việc này được thực hiện liên tục trong lúc gia công và bảo trì gỗ, nhằm loại bỏ tạp chất cứng đầu, khắc phục một số khuyết điểm như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… Nhờ đó mà sản phẩm có thể cải thiện chức năng, độ bền, hiệu suất sử dụng, tuổi thọ cùng với tính thẩm mỹ. Ngoài ra, bề mặt mịn màng có được sau khi chà nhám còn giúp quá trình sơn phủ sau đó diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Vì vậy, giúp tăng khả năng chống chịu của gỗ trước nhiều yếu tố gây hại như là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nấm mốc hoặc côn trùng…
Hiện nay, có nhiều phương pháp chà nhám gỗ đáp ứng được các yêu cầu khác nhau về nhu cầu sử dụng, độ bền cùng với chi phí thực hiện. Trong đó, có 03 phương pháp phổ biến được ứng dụng phổ biến, bao gồm phương pháp thủ công, phương pháp hiện đại cùng với phương pháp ứng dụng công nghệ. Chúng ta nên đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương pháp một cách kỹ lưỡng, nhằm giúp cho sản phẩm sở hữu hiệu suất sử dụng tốt, cùng với tuổi thọ lâu dài.
Có thể nói đối với ngành gỗ, chà nhám gỗ là một khâu quan trọng được thực hiện trong khi gia công hoặc bảo trì sản phẩm, cùng với vệ sinh, trám gỗ, đánh bóng, sơn phủ và bảo quản gỗ… Tất cả những công đoạn này đều đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như sự tỉ mỉ của người thợ, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng luôn có chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Chà nhám gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Quy trình chà nhám gỗ.
Quy trình chà nhám gỗ được thực hiện như thế nào? Bên cạnh việc áp dụng đúng phương pháp chà nhám, chúng ta nên đảm bảo tuân thủ theo 05 bước cơ bản tương tự như quá trình xử lý bề mặt gỗ. Cụ thể như sau:
- Bước 1 – Xác định phương pháp chà nhám: Đầu tiên, chúng ta cần xác định nhu cầu chà nhám gỗ, bao gồm làm mịn bề mặt để tăng hiệu quả của công đoạn cưa xẻ, ngâm tẩm, sấy khô, cắt, khoan lỗ, đánh bóng, sơn phủ hay cần khắc phục các khuyết điểm. Ngoài ra, chi phí thực hiện cũng là một yếu tố cần được xem xét để lựa chọn phương pháp chà nhám gỗ phù hợp.
- Bước 2 – Chuẩn bị công cụ thực hiện: Dựa vào phương pháp đã lựa chọn, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ công cụ giúp quá trình chà nhám được thực hiện một cách liên tục và hiệu quả. Chẳng hạn như giấy nhám, máy chà nhám cầm tay, máy chà nhám CNC…
- Bước 3 – Chuẩn bị bề mặt gỗ: Tiếp theo, chúng ta cần tiến hành kiểm tra và vệ sinh bề mặt gỗ bằng cách loại bỏ bụi bẩn hoặc những loại tạp chất dễ xử lý. Ngoài ra, đối với trường hợp gỗ xuất hiện các vết lõm, nứt nẻ, trầy xước hay côn trùng gây hại thì chúng ta nên trám gỗ trước khi tiến hành chà nhám sản phẩm. (Tìm hiểu trám gỗ là gì?).
- Bước 4 – Tiến hành chà nhám: Tại công đoạn này, chúng ta sẽ sử dụng công cụ chà nhám gỗ bằng những kỹ thuật phù hợp. Nhằm loại bỏ các tạp chất cứng đầu trên bề mặt và làm tăng độ mịn màng cho sản phẩm. Lưu ý rằng nên cầm chắc dụng cụ và di chuyển tay một cách đều đặn, đảm bảo không khiến gỗ bị lõm, trầy xước hoặc nứt gãy.
- Bước 5 – Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cuối cùng, chúng ta cần lau sạch toàn bộ bụi bẩn cũng như các tạp chất còn bám trên bề mặt gỗ. Điều này giúp cho chúng ta dễ dàng kiểm tra chất lượng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng sở hữu độ mịn phù hợp, có thể thực hiện đúng chức năng, tăng hiệu suất sử dụng cùng với tính thẩm mỹ. (Tìm hiểu kiểm tra chất lượng gỗ là gì?).
Có thể thấy, nếu áp dụng đúng phương pháp chà nhám và tuân thủ theo 05 bước như trên, thì các chi tiết gỗ sẽ sở hữu bề mặt mịn màng, không còn xuất hiện những khuyết điểm gây hại cho gỗ. Chẳng hạn như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở…
Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình chà nhám gỗ.
Vai trò của chà nhám gỗ.
Việc thực hiện chà nhám gỗ mang lại những lợi ích gì? Việc thực hiện đúng phương pháp chà nhám gỗ không chỉ giúp loại bỏ những tạp chất cùng với các khuyết điểm gây ảnh hưởng đến cấu trúc gỗ. Mà còn góp phần tạo ra độ mịn phù hợp, giúp chất phủ như sơn, chất tạo bóng, chất bảo vệ… có thể bám chắc vào bề mặt gỗ. Nhờ đó mà sản phẩm đảm bảo được độ bền, độ cứng, hiệu suất sử dụng và duy trì tính thẩm mỹ trong thời gian dài.
Cụ thể, một số vai trò quan trọng của việc lựa chọn đúng phương pháp chà nhám gỗ, bao gồm:
- Loại bỏ khuyết điểm: Đối với những tạp chất khó xử lý trên bề mặt gỗ như vết thâm đen, đốm gỗ, phai màu… chúng ta không thể vệ sinh bằng công cụ thông thường. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể được loại bỏ bằng cách thực hiện kỹ thuật chà nhám. Ngoài ra, việc này cũng giúp khắc phục một số khuyết điểm khác như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… (Tìm hiểu tại sao gỗ bị lồi lõm?).
- Hỗ trợ gia công: Công đoạn chà nhám được ứng dụng trong suốt quá trình gia công gỗ, bao gồm cưa xẻ, ngâm tẩm, sấy khô, cắt gỗ, khoan lỗ hay sơn phủ… Bởi vì việc này vừa giúp chúng ta loại bỏ được những khuyết điểm một cách triệt để, vừa tăng hiệu quả của các loại chất phủ bảo vệ. Nhờ đó, giúp cho sản phẩm gỗ có thể chống chịu tốt trước nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. (Tìm hiểu sơn phủ gỗ là gì?).
- Nâng cao độ bền: Nếu bề mặt gỗ bị trầy xước, gồ ghề, sần sùi hay nứt nẻ sẽ làm cho nấm mốc, côn trùng dễ tiếp cận và gây hại. Đây là nguyên nhân làm cho cấu trúc gỗ ngày càng bị suy yếu, giảm độ bền, độ cứng cùng với khả năng chịu lực. Vì vậy, công tác làm tăng độ mịn sẽ giúp hạn chế những tình trạng này, giúp các sản phẩm gỗ có thể thực hiện đúng chức năng trong thời gian lâu dài. (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
- Nâng cao tính thẩm mỹ: Việc chà nhám có khả năng giúp tăng tính thẩm mỹ cho nhiều sản phẩm gỗ, như vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất hoặc trang trí… Bởi vì công đoạn này góp phần cải thiện được độ mịn, độ bóng, cũng như sự đồng đều màu sắc của bề mặt gỗ. Nhờ đó, giúp nâng cao vẻ đẹp sang trọng và tinh tế trong hầu hết những không gian sống của con người. (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
Tóm lại, chà nhám gỗ giúp nâng cao chất lượng của nhiều sản phẩm gỗ mà chúng ta dùng hằng ngày, giúp chúng thực hiện đúng chức năng, tăng độ bền, hiệu suất sử dụng cũng như tính thẩm mỹ. Nhờ đó, góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi, thoải mái và thư giãn.
Xem thêm: Ngành chế biến gỗ là gì? Vai trò của ngành chế biến gỗ?
Các phương pháp chà nhám gỗ.
Đâu là những phương pháp chà nhám gỗ phổ biến? Hiện nay, trên thế giới xuất hiện nhiều phương pháp chà nhám gỗ khác nhau, bao gồm: phương pháp chà nhám thủ công, phương pháp chà nhám hiện đại, và phương pháp chà nhám ứng dụng công nghệ… Mỗi phương pháp chà nhám đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng mà chúng ta cần cân nhắc trước khi lựa chọn, cụ thể sẽ được trình bày chi tiết sau đây.
Phương pháp chà nhám gỗ thủ công.
Ưu nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ thủ công là gì? Phương pháp chà nhám gỗ thủ công yêu cầu người thợ sử dụng các dụng cụ chà nhám truyền thống như giấy nhám, bàn chà nhám, dũa hoặc thanh chà nhám… Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời đòi hỏi chi phí thấp. Tuy nhiên, việc chà nhám thủ công lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, khó đạt được độ mịn như mong muốn.
Cụ thể, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ thủ công bao gồm:
Ưu điểm của phương pháp chà nhám gỗ thủ công:
- Dễ thực hiện: Phương pháp này chỉ yêu cầu sử dụng các dụng cụ chà nhám đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được, bao gồm giấy nhám, bàn chà nhám, dũa hoặc thanh chà nhám…
- Chi phí thấp: Không chỉ có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, mà các dụng cụ chà nhám thủ công còn có chi phí thấp, dễ tìm mua.
Nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ thủ công:
- Tốn thời gian và công sức: Việc sử dụng vật dụng thủ công thường mất nhiều thời gian và công sức hơn so với các phương pháp chà nhám khác.
- Khó đạt được độ phẳng mịn cao: Bề mặt của sản phẩm càng lớn và gồ ghề thì chúng ta càng mất nhiều thời gian để xử lý, nhằm giúp gỗ có sự đồng đều về độ mịn, độ bóng cũng như màu sắc. Vì vậy, việc thực hiện chà nhám gỗ bằng phương pháp thủ công chỉ phù hợp với những chi tiết nhỏ, ít khuyết điểm.
Phương pháp chà nhám gỗ hiện đại.
Ưu nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ hiện đại là gì? Chà nhám gỗ hiện đại là cách thức điều chỉnh độ mịn của bề mặt gỗ bằng cách sử dụng các thiết bị máy móc, như máy khoan, máy chà nhám cầm tay, máy chà nhám bàn, máy chà nhám đứng hoặc máy chà nhám CNC… Phương pháp này có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, việc ứng dụng máy móc vẫn tồn tại nhược điểm là có chi phí đầu tư cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Cụ thể, ưu và nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ hiện đại bao gồm:
Ưu điểm của phương pháp chà nhám gỗ bằng máy móc hiện đại:
- Nhanh chóng và hiệu quả: Máy móc hiện đại có thể giúp bề mặt gỗ trở nên mịn màng một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Đạt được độ phẳng mịn cao: Máy chà nhám hiện đại có thể giúp bề mặt gỗ đạt được độ phẳng mịn đồng đều, kể cả đối với các vết trám, hoặc những khuyết điểm lớn, khó khắc phục.
Nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ bằng máy móc hiện đại:
- Chi phí đầu tư: Việc áp dụng máy móc hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư cao và yêu cầu phải bảo trì thường xuyên để tránh gây tai nạn khi thực hiện. Vì vậy, phương pháp này thường phù hợp với các xưởng gia công có nhu cầu sản xuất nhiều sản phẩm gỗ.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc dùng máy móc hiện đại đòi hỏi người thợ cần có kỹ thuật cao, hiểu được cách sử dụng từng tính năng phức tạp của chúng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn, bao gồm kính mắt, găng tay, khẩu trang, mũ bảo hộ…
Phương pháp chà nhám gỗ ứng dụng công nghệ.
Ưu nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ áp dụng công nghệ là gì? Phương pháp chà nhám gỗ ứng dụng công nghệ thường được thực hiện bên trong các đơn vị gia công sản phẩm gỗ. Tại đây, họ cần phải biết cách kết hợp thiết bị chà nhám với một số hệ thống sản xuất tự động, như AI, Big Data, IoT hoặc công nghệ viễn thám… Việc này giúp mang lại bề mặt mịn màng, năng suất cao và giảm thiểu sức lao động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm doanh nghiệp cần cân nhắc, bao gồm chi phí đầu tư cao, đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức, kinh nghiệm để vận hành thiết bị.
Dưới đây là ưu nhược điểm của phương pháp chà nhám ứng dụng công nghệ:
Ưu điểm của phương pháp chà nhám gỗ ứng dụng công nghệ:
- Mang lại chất lượng chà nhám cao: Phương pháp chà nhám gỗ ứng dụng công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp cần trang bị các hệ thống tự động như máy chà nhám CNC, kết hợp công nghệ AI, Big Data, IoT hoặc công nghệ viễn thám… Nhờ đó mà bề mặt gỗ được chà nhám một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
- Giảm thiểu chi phí nhân công: Phương pháp này không chỉ hỗ trợ cho công đoạn chà nhám gỗ mà còn giúp toàn bộ quy trình gia công được tự động hóa. Điều này giúp giảm thiểu sức lao động và tiết kiệm chi phí nhân công.
Nhược điểm của phương pháp chà nhám gỗ ứng dụng công nghệ:
- Chi phí đầu tư cao: Chà nhám gỗ ứng dụng công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư với một mức chi phí cao cho các thiết bị máy móc, công nghệ và đào tạo nhân sự.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Người vận hành công nghệ chà nhám gỗ hiện đại cần được đào tạo thường xuyên để nắm vững quy trình và thực hiện các kỹ thuật phức tạp một cách kịp thời.
Xu hướng mới trong hoạt động chà nhám gỗ.
Đâu là những xu hướng mới trong hoạt động chà nhám gỗ? Thị trường và ngành sản xuất đồ gỗ đang hướng tới xu hướng sử dụng các sản phẩm gỗ thông minh, quá trình sản xuất cần phải thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng nhằm đảo bảo sự phát triển bền vững. Tất cả những điều này đã khiến cho việc áp dụng các phương pháp chà nhám gỗ của nhiều doanh nghiệp cũng có sự thay đổi nhất định, cụ thể như sau:
- Xu hướng áp dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ hiện đại kết hợp với AI, Big Data, IoT hoặc công nghệ viễn thám… đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất đồ gỗ, trong đó bao gồm công đoạn chà nhám. Các hệ thống này giúp tự động hóa việc xử lý gỗ, giảm thiểu chi phí nhân công, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất. Từ đó khuyến khích sáng tạo các sản phẩm gỗ thông minh.
- Xu hướng bảo vệ an toàn cho người lao động: An toàn lao động là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi thực hiện chà nhám gỗ. Bên cạnh việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, nhà sản xuất nên lựa chọn sử dụng các thiết bị hiện đại và an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra những tai nạn lao động không đáng có.
- Xu hướng thân thiện với môi trường: Xu hướng bảo vệ môi trường hiện nay đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng những thiết bị tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo tính chính xác, giảm thiểu sự lãng phí. Đồng thời, chúng ta nên dùng các loại giấy nhám phù hợp, có thể tái chế, cũng như đề xuất biện pháp để thu gom bụi phát sinh trong quá trình chà nhám, giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và môi trường.
- Xu hướng thực hiện tại nhà: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị chà nhám nhỏ gọn, dễ sử dụng và đảm bảo hiệu quả tốt. Nhờ vậy, giúp người tiêu dùng có thể tự bảo trì hoặc sửa chữa đồ gỗ ngay tại nhà mà không cần phải thuê những người thợ chuyên nghiệp.
Tóm lại, các xu hướng phát triển những phương pháp chà nhám gỗ mới đang hướng tới việc cải thiện năng suất, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Nhờ đó, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ về tính năng, độ bền, hiệu suất sử dụng, cũng như tính thẩm mỹ. Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà còn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các phương pháp chà nhám gỗ, bao gồm khái niệm, đặc điểm và xu hướng phát triển mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra kỹ thuật chà nhám gỗ vẫn đang được nghiên cứu và phát triển, nhằm tạo ra bề mặt gỗ mịn màng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc này không chỉ giúp loại bỏ được nhiều khuyết điểm, mà còn nâng cao khả năng chống chịu của gỗ trước nhiều tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Nhờ đó, mà các sản phẩm gỗ như vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất hay trang trí… có thể sở hữu những đặc điểm vượt trội, cụ thể là duy trì được tính năng, độ bền, hiệu suất sử dụng và tính thẩm mỹ trong thời gian lâu dài.