Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗkiểm tra chất lượng được xem là những công đoạn quan trọng trong quy trình gia công gỗ. Trong đó, cắt gỗ là bước giúp tạo ra nhiều chi tiết có kích thước cùng với hình dáng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về cắt gỗ là gì, kể từ khái niệm cho đến vai trò và ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. 

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Giới thiệu về cắt gỗ.

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Tìm hiểu khái niệm cắt gỗ là gì? Cắt gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood Cutting, nhằm chỉ một kỹ thuật cưa xẻ gỗ, được thực hiện trong quy trình gia công gỗ. Mục đích của quá trình này là chia phôi gỗ từ những tấm gỗ, thanh gỗ hoặc khối gỗ đã trải qua quá trình sấy khô hoặc tẩm bảo vệ. Kết quả là tạo ra những chi tiết gỗ có hình dạng và kích thước phù hợp với mục đích sử dụng, đáp ứng đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Sau đó, người thợ sẽ dùng chúng để nối ghép và tạo ra các sản phẩm gỗ cuối cùng như vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ trang trí và nhiều sản phẩm bằng gỗ khác.

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Dựa trên khái niệm ở trên, chúng ta có thể phân biệt 02 công đoạn cưa xẻcắt gỗ, cụ thể như sau: 

  • Cưa xẻ gỗ: Cưa xẻ gỗ (Wood Sawing) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình biến đổi nguyên liệu gỗ thô trở thành các tấm gỗ, thanh gỗ hoặc khối gỗ có kích thước phù hợp theo yêu cầu sản xuất và mục đích sử dụng cụ thể. Kết thúc quá trình cưa xẻ, gỗ có thể trải qua khâu sấy khô, ngâm tẩm. Ngoài ra, ở một nghĩa rộng hơn, cưa xẻ gỗ có thể bao gồm cả cắt gỗ. (Tìm hiểu gỗ thô là gì?). 
  • Cắt gỗ: Cắt gỗ là công đoạn xử lý tiếp theo đối với những sản phẩm từ quá trình cưa xẻ gỗ, nghĩa là sản phẩm đã trải qua khâu sấy khô cũng như ngâm tẩm. Mục đích của cắt gỗ là nhằm tạo ra các chi tiết gỗ có hình dạng cụ thể và đường nét tinh xảo như ván sàn, chân bàn, mặt bàn, ván tủ hoặc chân tủ… (Tìm hiểu sấy gỗ là gì?).

Có thể nói đối với ngành gỗ, cắt gỗ là một khâu quan trọng thuộc quy trình sản xuất và chế biến gỗ, cùng công đoạn thu thập gỗ, chế biến gỗ thô, sấy gỗ, gia công gỗ, tẩm bảo vệ, sơn phủ gỗbảo quản gỗ… Tất cả những bước này đều đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như sự tỉ mỉ của người thợ, nhằm đảm bảo sản phẩm gỗ cuối cùng luôn có chất lượng tốt nhất.

Theo đó, quy trình cắt gỗ được thực hiện theo 05 bước, bao gồm: (1) Chuẩn bị gỗ; (2) Đo và đánh dấu; (3) Tiến hành cắt gỗ; (4) Kiểm tra vết cắt; (5) Làm sạch bề mặt.

Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.

Quy trình cắt gỗ.

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Quy trình cắt gỗ bao gồm những bước nào? Mặc dù cắt gỗ là quá trình không quá phức tạp nhưng lại yêu cầu cao về cách phân tích số liệu từ bản vẽ thiết kế. Đồng thời, người thợ cần sử dụng công cụ và áp dụng kỹ thuật phù hợp, bao gồm cưa tay, máy cắt hoặc máy CNC…

Quy trình cắt gỗ được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Chuẩn bị gỗ: Tại bước đầu tiên, chúng ta cần tổng hợp những khối gỗ đã sấy khô cũng như ngâm tẩm, đảm bảo chúng có màu sắc, độ bềnđộ cứng phù hợp với mục đích sử dụng. Đồng thời, tiến hành vệ sinh để loại bỏ tạp chất hoặc bụi bẩn. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?). 
  • Bước 2 – Đo và đánh dấu: Sau khi đã có nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, chúng ta cần nghiên cứu bản vẽ thiết kế, đo đạc, đồng thời đánh dấu những vị trí cần cắt. Việc này giúp cho quá trình cắt gỗ được diễn ra chính xác và hiệu quả. (Tìm hiểu thiết kế sản phẩm gỗ là gì?). 
  • Bước 3 – Tiến hành cắt: Sau đó, bằng kỹ thuật chuyên môn của người làm mộc, chúng ta sẽ tiến hành cắt gỗ dựa theo những vị trí đã đánh dấu để tạo ra các chi tiết gỗ hoàn thiện. Điều quan trọng của quá trình này là phải cắt đúng hướng và giữ chắc công cụ để mặt cắt không bị lệch hoặc gồ ghề. (Tìm hiểu chi tiết gỗ là gì?).
  • Bước 4 – Kiểm tra vết cắt: Công đoạn cắt gỗ được xem là hiệu quả khi các chi tiết gỗ đáp ứng yêu cầu về kích thước và hình dạng theo như bản vẽ thiết kế. Ngoài ra, vết cắt cần phải mịn màng, không có vết trầy xước hay gồ ghề. Nếu như quá trình cắt không đạt tiêu chuẩn, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp khắc phục như chà nhám hoặc thay thế bằng thanh gỗ khác.
  • Bước 5 – Làm sạch bề mặt: Cuối cùng, chúng ta cần làm sạch bề mặt gỗ, nhằm loại bỏ vụn gỗ và bụi bẩn. Nhờ đó sẽ giúp cho quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế tình trạng gỗ bị trầy xước, nứt nẻ hoặc tạo điều kiện cho côn trùngnấm mốc gây hại tấn công. (Tìm hiểu bề mặt gỗ là gì?).

Tóm lại, chúng ta nên thực hiện quy trình cắt gỗ một cách cẩn thận, nhằm có được các chi tiết gỗ sở hữu kích thước và hình dáng phù hợp với bản vẽ thiết kế. Điều này đòi hỏi quá trình cắt phải tuân thủ đầy đủ từng công đoạn, kể từ khâu chuẩn bị gỗ cho đến bước đo đạc, đánh dấu, sử dụng máy cắt, kiểm tra và làm sạch bề mặt sản phẩm.

Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình cắt gỗ?

Các phương pháp cắt gỗ.

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Có những phương pháp cắt gỗ phổ biến nào? Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp cắt gỗ khác nhau, bao gồm: phương pháp cắt gỗ thủ công, phương pháp cắt gỗ hiện đại, và phương pháp cắt gỗ áp dụng công nghệ… Mỗi phương pháp đều yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị công cụ, đồng thời áp dụng quy trình, kỹ thuật sao cho phù hợp. 

Dưới đây là một số phương pháp cắt gỗ phổ biến trong ngành sản xuất đồ gỗ hiện nay, các phương pháp này bao gồm:

  • Phương pháp cắt gỗ thủ công: Phương pháp cắt gỗ thủ công sử dụng các công cụ thô sơ như cưa tay, đục, bào, giấy nhám và nhiều dụng cụ thủ công khác. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu sử dụng nhiều máy móc, nhưng vẫn có thể sản xuất các sản phẩm với hình dạng, kích thước phức tạp. Phương pháp cắt gỗ thủ công rất phù hợp để tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của cắt gỗ bằng phương pháp thủ công là mất nhiều thời gian và công sức, do đó có năng suất thấp và độ chính xác kém. Ngoài ra, phương pháp cắt gỗ thủ công còn dễ gây ra hư hỏng cho gỗ, điều này dẫn đến tiêu tốn nhiều chi phí trong quá trình sản xuất… Nhìn chung, phương pháp cắt gỗ thủ công đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và sự tỉ mỉ trong công việc.
  • Phương pháp cắt gỗ hiện đại: Phương pháp cắt gỗ hiện đại sử dụng nhiều loại máy móc, thiết bị trong việc cắt gỗ như máy cưa vòng, máy cưa bàn trượt, máy phay và máy bào… Phương pháp này có ưu điểm là tốc độ sản xuất nhanh, năng lực sản xuất cao, hạn chế được sai sót và các lỗi kỹ thuật, ít gây ra hư hỏng cho gỗ. Tuy nhiên, nhược điểm của cắt gỗ bằng phương pháp hiện đại là phải có máy móc và thiết bị chuyên dụng, do đó đòi hỏi chi phí đầu tư cao. Đồng thời, đòi hỏi người lao động phải được trang trị kiến thức và kỹ thuật cơ bản để có thể vận hành thiết bị, bao gồm cả ngoại ngữ. Nhìn chung, sản phẩm từ phương pháp cắt gỗ hiện đại có tính thẩm mỹ thấp hơn so với phương pháp thủ công, nhưng bù lại chất lượng đồng đều và đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt.
  • Phương pháp cắt gỗ ứng dụng công nghệ: Phương pháp cắt gỗ ứng dụng công nghệ sử dụng các thiết bị hiện đại và công nghệ tân tiến nhất có thể, như là máy cắt laser, máy cắt CNC hoặc máy cắt plasma… kết hợp với AI, Big Data, IoT hoặc công nghệ viễn thám. Phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao, năng lực sản xuất đạt hiệu quả tối đa, hạn chế được nhiều sai sót và lỗi kỹ thuật. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hình dạng, kích thước phức tạp, độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của cắt gỗ bằng công nghệ hiện đại là yêu cầu chi phí đầu tư cao, cũng như đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để có thể vận hành máy móc, thiết bị và sử dụng các công nghệ hiện đại.

Có thể nói, mỗi phương pháp cắt gỗ mà đã Timber Phoenix trình bày ở trên đây đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển chung của thế giới, nhiều doanh nghiệp còn tập trung vào việc ứng dụng các kỹ thuật cắt gỗ hướng tới sự thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành gỗ đối với tự nhiên, bao gồm tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon, giảm thiểu lãng phí tài nguyên. Do đó, còn tùy thuộc vào mục tiêu, quy mô sản xuất mà chúng ta có thể áp dụng công cụ và kỹ thuật cắt gỗ sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm: Các phương pháp cắt gỗ, đặc điểm và xu hướng phát triển.

Vai trò của cắt gỗ.

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Cắt gỗ mang lại những lợi ích gì? Một quy trình cắt gỗ được xem là hiệu quả không những áp dụng đúng kỹ thuật và tạo ra những chi tiết gỗ đa dạng, đảm bảo chất lượng, mà còn phải tiết kiệm nguyên liệu và chi phí. Cụ thể, quá trình cắt gỗ mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với ngành gỗ, bao gồm:

  • Đa dạng hóa sản phẩm: Công đoạn cắt gỗ cho phép tạo ra các chi tiết gỗ có kích thước và hình dạng khác nhau, bao gồm sàn gỗ, mặt bàn, chân bàn và nhiều sản phẩm khác… kể từ đường nét đơn giản cho đến phức tạp, hay tinh tế và mang tính nghệ thuật cao. Nhờ vậy mà sản phẩm trên thị trường ngày càng phong phú hơn, giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. (Tìm hiểu gỗ mặt bàn là gì?).
  • Tối ưu hóa nguyên liệu gỗ: Có thể nói, khi quy trình cắt gỗ được thực hiện một cách bài bản, tuân thủ đúng theo từng bước đã trình bày bên trên sẽ giúp chúng ta tối ưu nguồn nguyên liệu gỗ. Điều này vừa góp phần giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên vừa nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất: Bên cạnh giúp tạo ra chi tiết gỗ đáp ứng đúng yêu cầu, một kế hoạch cắt gỗ bài bản còn cho phép chúng ta tận dụng tối đa lợi ích từ mỗi khối gỗ. Ví dụ như, khi áp dụng cắt khoa học thì từ một tấm gỗ lớn chúng ta có thể tạo ra được nhiều thanh gỗ hơn so với cắt tuỳ ý. (Tìm hiểu đồ gia dụng là gì?).
  • Đảm bảo chất lượng của sản phẩm: Khi kỹ thuật cắt gỗ được thực hiện hiệu quả có thể đảm bảo chất lượng của các chi tiết gỗ, từ đó tăng hiệu suất sử dụng của sản phẩm. Điều này giúp sản phẩm có kích thước đồng đều, bề mặt nhẵn mịn, cũng như dễ dàng chăm sóc và bảo trì. (Tìm hiểu bảo trì gỗ là gì?).

Tóm lại, quá trình cắt gỗ mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với ngành gỗ, giúp biến đổi nguyên liệu đầu vào thành các chi tiết có giá trị, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí và đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của thị trường.

Xem thêm: Ngành chế biến gỗ là gì? Vai trò của ngành chế biến gỗ?

Ứng dụng của cắt gỗ.

Cắt gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Công đoạn cắt gỗ được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Thông qua các phương pháp cắt gỗ đa dạng, chúng ta có thể tạo ra những chi tiết gỗ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể từ ngành sản xuất đồ gỗ, xây dựng, thiết kế nội thất, cho đến đồ thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, mang đến sự tiện nghi và thoải mái trong mọi hoạt động thư giãn hoặc làm việc.

Cụ thể, quy trình cắt gỗ được ứng dụng trong những lĩnh vực như sau:

  • Ngành sản xuất gỗ: Công đoạn cắt gỗ giúp tạo ra những chi tiết có kích thước và hình dạng phù hợp nhằm phục vụ cho các quy trình gia công tiếp theo như khoan lỗ, xử lý bề mặt, ghép nối, sơn phủ hay đánh bóng. Với kỹ thuật cắt gỗ tinh xảo và bề mặt nhẵn mịn sẽ giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. (Tìm hiểu ngành chế biến gỗ là gì?).
  • Ngành xây dựng: Gỗ được sử dụng trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, như cột, kèo, xà hoặc ván sàn… Có thể thấy, công đoạn cắt giúp tạo ra các chi tiết gỗ sở hữu kích thước và hình dạng phù hợp với nhiều công trình như nhà ở, trường học hoặc bệnh viện… (Tìm hiểu xây dựng là gì?).
  • Ngành nội thất: Gỗ là nguyên liệu chính dùng để sản xuất đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, giường… Kết quả từ công đoạn cắt gỗ có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, hình dáng và tính thẩm mỹ của những sản phẩm này. Do đó, chúng ta cần chú ý để xử lý đúng theo bản vẽ thiết kế. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
  • Ngành mỹ nghệ: Bên cạnh những vai trò đã được trình bày bên trên, cắt gỗ còn góp phần tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo. Ví dụ như tượng gỗ, tranh gỗ, đồ chơi hoặc một số món đồ trang sức bằng gỗ như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai… 

Có thể thấy, cắt gỗ đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, góp phần tạo nên những công trình xây dựng, đồ ngoại thất, đồ nội thất, đồ gia dụng đồ trang trí đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ giúp nâng cao tính thẩm mỹ, mà còn giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tiện nghi hơn, cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, nhằm đa dạng hóa nguồn nguyên liệu gỗ thì nhiều doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết cách lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng sản phẩm gỗ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Xem thêm: Các ứng dụng phổ biến của ngành gia công gỗ trong đời sống.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu cắt gỗ là gì, kể từ khái niệm cho đến vai trò và ứng dụng của cắt gỗ, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra cắt gỗ là quy trình cần thiết giúp tạo ra các chi tiết hoặc sản phẩm có hình dáng và kích thước đa dạng, phù hợp theo yêu cầu của người tiêu dùng. Nếu như công đoạn cắt gỗ được thực hiện một cách bài bản, trau chuốt từng bước một, sẽ giúp chúng ta tiết kiệm nguồn nhân lực sản xuất cũng như rút ngắn thời gian gia công. Đồng thời, quá trình cắt gỗ hiệu quả giúp sản phẩm gỗ có thể duy trì chất lượng và hiệu suất sử dụng lâu dài.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.