Cưa xẻ, sấy gỗ, ngâm tẩm, gia công bán thành phẩm và gia công hoàn thiện được xem là những công đoạn quan trọng trong quy trình chế biến và gia công gỗ. Trong đó, việc thực hiện quy trình gia công hoàn thiện gỗ giúp đảm bảo những công trình xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất và trang trí có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ đa dạng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, khả năng chống chịu của gỗ trước các tác nhân gây hại cũng sẽ được cải thiện sau khi hoàn thành công đoạn này. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các bước trong quy trình gia công hoàn thiện gỗ kể từ bước thiết kế cho đến giai đoạn bàn giao đến tay khách hàng.
Tìm hiểu các bước trong quy trình gia công hoàn thiện gỗ.
Bước 1 – Thiết kế và tiếp nhận bán thành phẩm.
Công đoạn thiết kế và tiếp nhận bán thành phẩm được thực hiện như thế nào? Bản vẽ thiết kế là một công cụ không thể thiếu trong quy trình gia công hoàn thiện gỗ. Nhờ bản vẽ này, các doanh nghiệp có thể tiến hành tạo ra những chi tiết phù hợp. Ngoài ra, thay vì tự sản xuất, chúng ta có thể đặt hàng các bán thành phẩm hay còn gọi là Semi-Finished Wooden Products, từ những đơn vị chuyên gia công bán thành phẩm, nhằm lược bỏ bớt một số công đoạn như thu thập gỗ, cưa xẻ, tẩm sấy và gia công thô…
Một số bước cần thực hiện trong công đoạn thiết kế và tự sản xuất hoặc thu mua bán thành phẩm trước khi bắt đầu quy trình gia công hoàn thiện gỗ, như sau:
- Nhận yêu cầu của khách hàng: Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về sản phẩm cần sản xuất, bao gồm các thông tin về hình dạng, kích thước, chức năng và màu sắc của sản phẩm.
- Tiến hành hoàn thiện bản thiết kế: Trên cơ sở yêu cầu, đội ngũ thiết kế sẽ tiến hành vẽ và ghi chú đầy đủ các yêu cầu của khách hàng về chất lượng của từng chi tiết gỗ như mặt bàn, chân ghế, khung tủ…
- Sản xuất những chi tiết cần thiết: Dựa vào bản vẽ thiết kế, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất những chi tiết cần thiết của sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp chuyên gia công hoàn thiện có thể bỏ qua bước này.
- Thu mua bán thành phẩm cần thiết: Để lược bỏ bớt một số công đoạn sản xuất chi tiết gỗ, chúng ta có thể tiến hành đặt hàng và thu mua từ các đơn vị gia công bán thành phẩm bên ngoài.
Có thể thấy, công đoạn thiết kế và tiếp nhận nguyên liệu đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa khách hàng, đơn vị gia công hoàn thiện và nhân viên của xưởng gia công bán thành phẩm. Điều này giúp các chi tiết gỗ đáp ứng đầy đủ những tiêu chí về chức năng và tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Vai trò của thiết kế trong vòng đời sản phẩm gỗ.
Bước 2 – Đánh bóng, trang trí và sơn phủ.
Công đoạn đánh bóng, trang trí và sơn phủ được thực hiện như thế nào? Đánh bóng, trang trí và sơn phủ không chỉ giúp cho sản phẩm gỗ trở nên đẹp mắt hơn, mà còn giúp tăng cường khả năng chống chịu của gỗ trước nhiều yếu tố gây hại bên ngoài môi trường. Nhờ đó, giúp cho các sản phẩm đồ nội thất và ngoại thất có tuổi thọ lâu dài.
Cụ thể, từng công đoạn đánh bóng, trang trí và sơn phủ trong quy trình gia công hoàn thiện gỗ được tiến hành như sau:
- Công đoạn đánh bóng: Mục đích của công đoạn này là loại bỏ các vết xước, vết nứt, vết bẩn và làm cho bề mặt gỗ trở nên nhẵn mịn. Chúng ta có thể thực hiện đánh bóng bằng các dụng cụ như giấy nhám, bàn xoay, máy chà nhám…
- Công đoạn trang trí: Mục đích của công đoạn này là tạo ra các họa tiết thú vị trên bề mặt gỗ, giúp cho sản phẩm trở nên độc đáo và bắt mắt hơn. Chúng ta có thể trang trí cho các sản phẩm gỗ bằng cách chạm khắc, in hình hoặc vẽ bằng cọ.
- Công đoạn sơn phủ: Tại quy trình sơn phủ, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại dung dịch bảo vệ khác nhau như chất tạo bóng, sơn tạo màu hoặc các lớp phủ bảo vệ. Nhờ đó, sản phẩm gỗ vừa tăng cường vẻ đẹp vừa có thể tránh khỏi sự gây hại của ánh sáng, độ ẩm cao, côn trùng hoặc nấm mốc… (Tìm hiểu chất bảo vệ gỗ là gì?).
Như vậy, đánh bóng, trang trí và sơn phủ là những công đoạn cần thiết tạo nên phong cách thẩm mỹ riêng cho sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý sử dụng những hóa chất có thành phần phù hợp với loại gỗ để đạt được hiệu quả tối ưu mà không gây biến dạng hoặc hư hỏng sản phẩm.
Xem thêm: Độ bóng của gỗ là gì? Vai trò, đặc điểm và cách bảo quản.
Bước 3 – Ghép nối chi tiết sản phẩm.
Công đoạn ghép nối sản phẩm trong quy trình gia công hoàn thiện được thực hiện như thế nào? Ghép nối là công đoạn quyết định đến mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm về hình dạng, chức năng và độ bền bỉ. Vì vậy, chúng ta nên đảm bảo thực hiện quá trình này một cách kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật bằng cách liên tục đối chiếu với bản vẽ thiết kế đã được cung cấp tại quá trình gia công bán thành phẩm.
Dưới đây cách thực hiện ghép nối trong quy trình gia công hoàn thiện các sản phẩm gỗ:
- Xác định vị trí mối ghép: Dựa vào bản vẽ thiết kế của sản phẩm, chúng ta tiến hành đo đạc và xác định những vị trí cần ghép nối bằng bút chì hoặc băng keo…
- Áp dụng phương pháp ghép nối: Chúng ta có thể ghép nối các chi tiết gỗ lại với nhau bằng đinh vít, mộng hoặc keo dán… Việc lựa chọn phương pháp để ghép gỗ phụ thuộc vào yêu cầu về mức độ kết nối và khả năng chịu lực của sản phẩm gỗ.
- Kiểm tra chất lượng mối ghép: Sau khi đã ghép nối, chúng ta cần kiểm tra lại các mối ghép dựa theo các tiêu chí như độ chính xác, độ bền và tính thẩm mỹ.
Bước 4 – Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công đoạn kiểm tra chất lượng gỗ sau quy trình gia công hoàn thiện được thực hiện như thế nào? Trước khi sản phẩm gỗ đến tay người tiêu dùng, chúng ta nên kiểm tra thật kỹ những thành phẩm được tạo ra sau quy trình gia công hoàn thiện. Điều này không chỉ giúp đảm bảo sản phẩm đẹp mắt, mà còn bền bỉ, hiệu suất sử dụng cao và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Cụ thể, một số tiêu chí giúp kiểm tra chất lượng của sản phẩm sau quy trình gia công hoàn thiện, bao gồm:
- Tính thẩm mỹ: Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với các sản phẩm đồ nội thất, ngoại thất và đồ trang trí… Đặc tính này được đánh giá dựa trên các tiêu chí như hình dáng, màu sắc, vân gỗ…
- Độ bền: Độ bền của sản phẩm được đánh giá dựa trên khả năng chịu lực, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ẩm… (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
- Khả năng chống chịu: Khả năng chống chịu của sản phẩm cần được đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu của môi trường, chẳng hạn như nước, bụi bẩn, hóa chất…
- Hiệu suất sử dụng: Hiệu suất sử dụng được đánh giá dựa trên khả năng đáp ứng các tiêu chí về chức năng và tiện ích của sản phẩm, ví dụ đôn gỗ vừa có thể ngồi được vừa có thể trang trí cho phòng khách, bàn trang điểm phải có gương và các ngăn tủ hoặc kệ để mỹ phẩm… (Tìm hiểu hiệu suất sử dụng của gỗ là gì?).
- Mức độ an toàn: Sản phẩm phải đảm bảo an toàn cho con người, chẳng hạn như không có các cạnh sắc nhọn, không có các bộ phận dễ rơi ra ngoài và không bị nứt gãy khi đang sử dụng…
- Tính bền vững: Sản phẩm phải được sản xuất từ các vật liệu thân thiện với môi trường, được phủ các hợp chất bảo vệ phù hợp và đạt được tuổi thọ cao nhất.
Có thể nói việc đánh giá sản phẩm sau khi thực hiện quy trình gia công hoàn thiện gỗ là một bước quan trọng, giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này góp phần nâng cao uy tín và vị thế của những thương hiệu cung cấp sản phẩm gỗ trên thị trường.
Xem thêm: Những kinh nghiệm giúp lựa chọn sản phẩm gỗ chất lượng.
Bước 5 – Giao sản phẩm đến tay khách hàng.
Công đoạn đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng được thực hiện như thế nào? Cuối cùng, các sản phẩm đã trải qua quy trình gia công hoàn thiện sẽ được đóng gói, vận chuyển và giao đến tận tay người tiêu dùng. Công đoạn này cần được thực hiện cẩn thận, tránh làm trầy xước và gãy vỡ, ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm gỗ.
Công đoạn vận chuyển sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
- Đóng gói sản phẩm: Đóng gói là công đoạn quan trọng để đảm bảo sản phẩm tránh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Chúng ta có thể dùng các vật liệu như giấy, bìa carton, xốp… để bao bọc sản phẩm.
- Vận chuyển sản phẩm: Vận chuyển là công đoạn đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi khách hàng nhận, và lắp đặt sản phẩm gỗ vào vị trí được yêu cầu.
- Nhận đánh giá của khách hàng: Sau khi sản phẩm được vận chuyển đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng để lại đánh giá. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, nâng cao khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại, sau khi giúp khách hàng trải nghiệm những sản phẩm gỗ được tạo ra từ quy trình gia công hoàn thiện, doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ. Từ đó, chúng ta có thể cải thiện tính năng sản phẩm và phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.
Xem thêm: Quá trình vận chuyển gỗ cần những loại giấy tờ gì?
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các bước trong quy trình gia công hoàn thiện gỗ, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra quy trình gia công hoàn thiện gỗ cần được thực hiện chỉn chu theo các công đoạn, lần lượt là thiết kế, tiếp nhận bán thành phẩm, đánh bóng, sơn phủ, trang trí, kiểm tra chất lượng và vận chuyển. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm gỗ cuối cùng đáp ứng nhu cầu của đa dạng người tiêu dùng về tính năng, hiệu suất sử dụng và phong cách thiết kế.