Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Hiện tượng gỗ bị co ngót, thâm đen, nứt nẻ, biến dạng, trương nở, mục nát, cong vênh, sần sùi… là những khuyết điểm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹchất lượng của sản phẩm gỗ. Trong đó, co ngót là một hiện tượng làm các chi tiết gỗ vừa bị suy giảm kích thước, vừa thay đổi hình dạng, suy giảm độ bềnhiệu suất sử dụng. Thậm chí nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, không thể sửa chữa được nữa. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về lý do tại sao gỗ bị co ngót, kể từ khái niệm, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả hiện tượng co ngót ở gỗ.

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Định nghĩa gỗ bị co ngót.

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Tìm hiểu khái niệm gỗ bị co ngót là gì? Gỗ bị co ngótthuật ngữ Tiếng Anh Wood Shrinkage, nhằm chỉ hiện tượng gỗ bị suy giảm kích thước theo chiều ngang hoặc chiều dọc, khiến cho sản phẩm gỗ bị biến dạng. Điều này có thể làm cho các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, đồ nội thất, đồ trang trí và nhiều sản phẩm bằng gỗ khác bị mất đi vẻ đẹp tự nhiên, suy giảm độ cứng, độ bền và hiệu suất sử dụng

Tình trạng co ngót của gỗ xảy ra chủ yếu là do các cấu trúc gỗ bị suy giảm độ bền bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm độ ẩm tăng cao, nhiệt độ quá thấp, lực tác động mạnh hoặc do mối mọt, côn trùng gây hại tấn công. Dựa vào những nguyên nhân và đặc tính của gỗ mà chúng ta có thể thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, chẳng hạn như lựa chọn loại gỗ phù hợp, kiểm soát môi trường sử dụng, thực hiện sấy gỗ hoặc sơn phủ các lớp bảo vệ…

Ngoài ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng sử dụng gỗ nhập khẩu, do nguồn cung ổn định, hoạt động khai thác gỗ hợp pháp. Đồng thời, kết hợp việc cải tiến quy trình sản xuất, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ đáp ứng về chức năng và thẩm mỹ, mà còn hạn chế tình trạng co ngót và chống chịu trước nhiều yếu tố gây hại khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được những nhà cung cấp gỗ uy tín trên thị trường, và đảm bảo nguồn gốc gỗ thông qua kiểm tra các chứng chỉ rừng cần thiết.

Xem thêm: Co ngót gỗ là gì? Nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục.

Nguyên nhân khiến gỗ bị co ngót.

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Đâu là nguyên nhân khiến gỗ bị co ngót? Gỗ bị co ngót hầu hết đều do độ ẩm bên trong gỗ bị suy giảm đi, khiến sợi gỗ bị biến đổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như lượng hơi nước trong môi trường thấp, nhiệt độ quá cao hoặc ánh nắng tác động trực tiếp với cường độ mạnh…

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho gỗ bị co ngót, cụ thể như sau:

  • Thay đổi độ ẩm: Khi độ ẩm của môi trường giảm xuống trong thời gian dài, lượng nước bên trong cấu trúc gỗ sẽ bị thoát ra ngoài, gây ra hiện tượng co ngót. (Tìm hiểu độ ẩm của gỗ là gì?).
  • Thay đổi nhiệt độ: Tương tự như độ ẩm, nhiệt độ trong môi trường quá cao cũng là nguyên nhân khiến cho độ ẩm của gỗ bị suy giảm xuống, làm cho gỗ bị co ngót. (Tìm hiểu nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?).
  • Ánh sáng trực tiếp: Ánh sáng mặt trời có thể tỏa nhiệt và chứa tia UV có khả năng làm suy yếu các liên kết của những sợi gỗ. Do đó, nếu như sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ mạnh trong thời gian dài có thể bị co ngótbiến dạng. (Tìm hiểu ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?).
  • Sử dụng gỗ không phù hợp: Khả năng chống chịu của mỗi loại gỗ trước các tác nhân gây hại là khác nhau. Cho nên nếu như chúng ta lựa chọn gỗ không phù hợp với mục đích sử dụng, thì cũng có thể dẫn đến biến dạng. Ví dụ, gỗ Thông hay Tuyết Tùng thuộc nhóm gỗ mềm, dễ bị co ngót nếu được dùng để làm đồ ngoại thất, vì chúng thường xuyên tiếp xúc với mưa, gió hoặc ánh nắng… (Tìm hiểu gỗ mềm là gì?).
  • Thiếu quá trình xử lý gỗ: Nếu như gỗ không được sấy khô, ngâm tẩm hoặc phủ chất bảo vệ trước khi sử dụng sẽ có độ ẩm không ổn định và khả năng chống chịu kém. Điều này khiến cho các sản phẩm gỗ dễ bị co ngót, cong vênh và nứt gãy. (Tìm hiểu sấy gỗ là gì?). 
  • Tác động của ngoại lực: Khi bị va đập nhiều lần hoặc tác dụng lực quá mạnh có thể khiến một số tế bào gỗ bị gãy liên kết, tách rời hoặc chồng chéo lên nhau. Đây là những nguyên nhân có thể làm cho gỗ bị co ngót hoặc cong vênh một cách nhanh chóng. (Tìm hiểu tại sao gỗ bị cong vênh?).

Nhìn chung, gỗ là một nguyên liệu tự nhiên vì thế có nhiều nguyên nhân khiến cho sản phẩm gỗ bị co ngót. Những nguyên nhân này bao gồm: sự thiếu sót trong giai đoạn gia công gỗ, do ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, sử dụng loại gỗ kém chất lượng, hoặc do điều kiện sử dụng không đảm bảo, cũng như sản phẩm không được quan tâm chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm, chúng ta hiểu và chú ý đến việc lựa chọn loại gỗ phù hợp, thực hiện gia công cẩn thận và bảo trì định kỳ, thì có thể kịp thời phát hiện khi sản phẩm có dấu hiệu bị hư hại, từ đó giảm thiểu những thiệt hại không đáng có về sau.

Xem thêm: Gia công gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Tác hại khi gỗ bị co ngót.

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Hiện tượng gỗ bị co ngót gây ra tác hại gì? Những sản phẩm gỗ bị co ngót không những bị mất đi tính thẩm mỹ, mà còn khiến những mối nối bị hở, suy giảm hiệu suất sử dụng, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng. 

Cụ thể, một số tác hại xảy ra khi gỗ bị co ngót, bao gồm:

  • Gây biến dạng và mục nát: Co ngót là một trong những hiện tượng biến dạng phổ biến làm thay đổi cấu trúc ở gỗ. Nếu như chúng ta không kịp thời phát hiện ra tình trạng này, các chi tiết gỗ có thể bị nứt nẻ hoặc thậm chí là mục nát, không thể sửa chữa được. (Tìm hiểu tại sao gỗ bị mục nát?).
  • Suy giảm độ bền sản phẩm: Hiện tượng co ngót khiến cho cấu trúc gỗ bị suy yếu, đồng thời làm suy giảm độ bền của sản phẩm. Vì thế mà các vật dụng yêu cầu khả năng chịu lực cao như cột nhà, cánh cửa, bàn, ghế hoặc giường… không thể thực hiện đúng chức năng và ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng. (Tại sao gỗ bị suy giảm độ bền?). 
  • Mất tính thẩm mỹ: Như đã có đề cấp ở trên, co ngót là một hiện tượng biến dạng ở gỗ, làm mất đi vẻ đẹp tự vốn có của sản phẩm. Không chỉ vậy, điều này còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nhiều không gian sinh hoạt và làm việc như phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ hoặc công sở… (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
  • Các mối nối bị tách rời: Rìa của các chi tiết gỗ thường được dùng để nối ghép với những thanh gỗ khác bằng mộng, đinh vít hoặc keo dán… Tuy nhiên, đây lại là những vị trí dễ tiếp xúc với các tác nhân gây hại trong môi trường nên rất dễ bị co ngót. Hiện tượng này làm cho các mối nối bị lỏng và hở, khiến cho sản phẩm vừa mất đi tính thẩm mỹ vừa suy giảm độ bền
  • Thu hút sinh vật gây hại: Không chỉ mất đi vẻ đẹp và suy giảm độ bền, gỗ bị co ngót thường thu hút nhiều loại nấm mốccôn trùng tìm đến gây hại do cấu trúc không còn bền chắc và có lỗ hở ở mối nối. Về lâu dài, chúng có thể làm cho sản phẩm gỗ bị mục nát nếu như chúng ta không kịp thời xử lý.

Như vậy, một khi gỗ bị co ngót sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực như là biến dạng, mục nát, suy giảm độ bền, độ cứng, cũng như thu hút thêm nhiều tác nhân gây hại khác tìm đến. Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng và làm cho tuổi thọ của sản phẩm bị rút ngắn. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của các công trình mà còn khiến cho sinh hoạt hàng ngày của chúng ta trở nên bất tiện, thậm chí đe dọa đến sự an toàn của người dùng. Và cũng cần phải lưu ý rằng, đối với các loại gỗ tốt thì vẫn có thể bị co ngót nếu như chúng ta không biết cách lựa chọn loại gỗ và áp dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp.

Xem thêm: Những kinh nghiệm giúp lựa chọn sản phẩm gỗ chất lượng. 

Vì sao dùng gỗ tốt vẫn bị co ngót?

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Lý giải tại sao dùng sản phẩm bằng gỗ tốt vẫn bị phai màu? Nhìn chung, gỗ tốt là những nhóm nguyên liệu tự nhiên có thể giúp các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, đồ nội thất, đồ trang trí và nhiều sản phẩm bằng gỗ khác… đảm bảo chức năng và hiệu suất sử dụng trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là gỗ không chỉ đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, mà còn giúp đảm bảo độ bền, độ cứng và khả năng chống chịu trước nhiều yếu tố gây hại. Ví dụ, nhóm gỗ quý như gỗ Lim, Hương, Cẩm Lai hoặc Gõ Đỏ…

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như sử dụng trong thời gian dài, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều loại sinh vật tấn công và không được vệ sinh, bảo trì thường xuyên… Do đó mà gỗ tốt vẫn có thể bị co ngót, cụ thể như sau:

  • Thời gian sử dụng quá lâu: Khi gỗ tốt được sử dụng quá lâu so với tuổi thọ, thì chúng vẫn có thể suy giảm độ bền, độ cứng và dễ bị biến dạng hoặc co ngót.
  • Môi trường quá khắc nghiệt: Sản phẩm được làm từ gỗ tốt vẫn bị co ngót nếu được đặt ở môi trường ngoại vi có cường độ ánh sáng mặt trời mạnh, nhiệt độ cao hoặc độ ẩm quá thấp trong thời gian dài.
  • Lực va chạm quá mạnh: Nếu như gỗ tốt bị va chạm liên tục trong thời gian dài hoặc phải chịu đè nén bởi một lực quá mạnh thì vẫn có thể khiến cho cấu trúc gỗ bị suy yếu, dẫn đến việc xuất hiện tình trạng co ngót.
  • Tiếp xúc với chất hoá học: Các chất hoá học có tính kiềm và axit quá cao có thể lớp bảo vệ phủ trên bề mặt gỗ mất đi chức năng, sau đó tiếp tục tấn công vào cấu trúc và khiến cho sản phẩm gỗ bị co ngót.

Có thể thấy rằng, dù cho sản phẩm được làm bằng gỗ tốt hay các loại gỗ quý hiếm như thế nào thì khâu xử lý trong quá trình gia công, cũng như hoạt động chăm sóc và bảo quản gỗ trong quá trình sử dụng mới là quan trọng hơn cả. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên vệ sinh và quan sát sản phẩm, nhờ đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu chứng tỏ gỗ đang bị co ngót hoặc các tác nhân gây hại khác tấn công, để rồi áp dụng biện pháp khắc phục và sửa chữa hiệu quả.

Xem thêm: Gỗ quý là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng.

Các cách xử lý khi gỗ bị co ngót.

Tại sao gỗ bị co ngót? Nguyên nhân và cách xử lý.

Đâu là cách khắc phục gỗ bị co ngót hiệu quả? Bởi vì gỗ bị co ngót là hiện tượng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm. Cho nên chúng ta nên thực hiện chăm sóc và bảo trì sản phẩm gỗ định kỳ để duy trì các chức năng và tính thẩm mỹ. Đồng thời, việc này còn giúp phát hiện sớm những dấu hiệu gỗ bị hư hại để thực hiện biện pháp khắc phục kịp thời.

Cụ thể, một số biện pháp giúp khắc phục gỗ bị co ngót, bao gồm: 

  • Điều chỉnh độ ẩm: Có thể thấy, gỗ bị co ngót là chủ yếu là do suy giảm độ ẩm. Do đó, chúng ta có thể xử lý tình trạng này bằng cách tăng độ ẩm kết hợp với công tác uốn gỗ. Thông thường, người ta sẽ dùng khăn ẩm để lên bề mặt gỗ, sau đó dùng thêm một vật nặng để tạo lực nén giúp chi tiết gỗ không bị trương nở hay cong vênh. (Tìm hiểu tại sao gỗ bị trương nở?).
  • Sử dụng chất bảo vệ: Ngay khi phát hiện gỗ bị co ngót, hoặc trong quy trình xử lý bề mặt gỗ, chúng ta có thể áp dụng các dung dịch phủ bảo vệ như chất chống côn trùng, chất chống mối mọt, chống nấm mốc, chống nước, chống cháy, cách nhiệt cũng như nhiều loại chất bảo vệ khác để giúp sản phẩm gỗ duy trì độ bền, hiệu suất sử dụng cũng như tính thẩm mỹ trong thời gian dài. (Tìm hiểu xử lý bề mặt gỗ là gì?).
  • Sử dụng kỹ thuật ghép gỗ: Trong một số trường hợp, chúng ta có thể khắc phục tình trạng co ngót bằng cách mài nhám hoặc cắt bỏ những bộ phận làm cho gỗ mất đi độ phẳng. Sau đó, tiếp tục thực hiện các phương pháp trám gỗ hoặc ghép gỗ để khôi phục hình dạng của sản phẩm.

Tóm lại, gỗ là một vật liệu tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, kể từ màu sắc, vân gỗ, mùi hương cho đến độ cứng, độ bền… chúng giúp mang đến sự chắc chắn, vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình và các sản phẩm đồ nội thất, ngoại thất, trang trí và nhiều ứng dụng khác. 

Bên cạnh đó, gỗ cũng tồn tại những khuyết điểm nhất định, đòi hỏi chúng ta cần phải chú ý như: sự biến dạng, co ngót, cong vênh, nứt nẻ, phai màu, mục nát… xảy do các tác động tiêu cực của yếu tố môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, nấm mốc, mối mọtcác loại côn trùng gây hại khác, hoặc do va đập trong quá trình sử dụng. Mặc dù vậy, chúng ta có thể khắc phục tất cả dấu hiệu nguy hại kể trên thông qua quy trình chế biến, gia công, tẩm sấy, xử lý bề mặtsơn phủ bảo vệ một cách tỉ mỉ, kết hợp với công tác vệ sinh, bảo trì định kỳ.

Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu lý do tại sao gỗ bị co ngót, bao gồm khái niệm, nguyên nhân và cách xử lý Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra hiện tượng co ngót không chỉ làm cho sản phẩm mất đi vẻ đẹp ban đầu, mà còn suy giảm độ bềnhiệu suất sử dụng. Nếu như chúng ta không kịp thời phát hiện và sửa chữa, sản phẩm gỗ có thể nhanh chóng bị hư hại nghiêm trọng hơn, như nứt gãy hoặc mục nát. Do đó, quá trình chăm sóc và bảo trì sản phẩm gỗ nên được thực hiện đều đặn, để giúp đảm bảo gỗ luôn trong tình trạng tốt nhất.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.