Với sự kết hợp của kỹ thuật và công nghệ hiện đại, hoạt động chế biến gỗ thô đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng. Ngành này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và sản xuất đồ nội thất, ngoại thất mà còn có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, cũng như phát triển bền vững nguyên liệu gỗ. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về chế biến gỗ thô là gì, bao gồm khái niệm, vai trò, ứng dụng và các phương pháp chế biến gỗ thô phổ biến.
Chế biến gỗ thô là gì? Các phương pháp và công nghệ hiện đại.
Giới thiệu về chế biến gỗ thô.
Khái niệm chế biến gỗ thô là gì? Chế biến gỗ thô hay thuật ngữ tiếng Anh là Wood Processing, nhằm chỉ quá trình biến đổi nguyên liệu gỗ thô từ trạng thái tự nhiên thành các sản phẩm gỗ hoàn thiện. Quá trình này bao gồm các công đoạn như: cưa xẻ gỗ, sấy gỗ, xử lý bề mặt gỗ, ghép gỗ… cần sử dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại khác nhau.
Có thể nói đối với ngành gỗ, sau công đoạn thu thập gỗ thì chế biến gỗ thô là một bước quan trọng thuộc quy trình sản xuất và chế biến gỗ, cùng với sấy gỗ, gia công gỗ, xử lý bề mặt, tẩm bảo vệ, sơn phủ gỗ và bảo quản gỗ… Khi thực hiện chế biến gỗ thô, đòi hỏi doanh nghiệp cũng như người thợ cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật cao, nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:
- Gỗ nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ lưỡng và có chất lượng tốt
- Công đoạn chế biến gỗ cần thực hiện một cách chính xác.
- Cần sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Vai trò của chế biến gỗ thô.
Đâu là vai trò của công đoạn chế biến gỗ thô? Quá trình chế biến gỗ thô đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị của gỗ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cụ thể như sau:
- Giúp định dạng hình dáng và kích thước: Quá trình chế biến gỗ thô giúp điều chỉnh hình dáng và kích thước của tấm gỗ hoặc thanh gỗ, khiến chúng trở nên phù hợp cho những ứng dụng cụ thể, chẳng hạn như các công trình xây dựng, sản xuất đồ nội thất, trang trí và nhiều lĩnh vực khác.
- Giúp nâng cao chất lượng: Quá trình chế biến gỗ thô có thể giúp loại bỏ những điểm khiếm khuyết hoặc hư hại do mối mọt, làm tăng cường độ bền và khả năng chống chịu trước nhiều tác nhân gây hại khác như côn trùng, nấm mốc, độ ẩm và ánh sáng…
- Giúp tạo ra giá trị gia tăng: Quá trình chế biến gỗ thô sẽ giúp tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn so với nguyên liệu ban đầu, từ đó giúp các nhà sản xuất gỗ gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Giúp đáp ứng nhu cầu thị trường: Quy trình chế biến gỗ thô có thể được điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, như trong việc sản xuất đồ ngoại thất, sàn gỗ, vách ngăn, đồ trang trí và nhiều ứng dụng khác. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
Tóm lại, chế biến gỗ thô là một quá trình cần thiết và quan trọng. Lĩnh vực này đã góp phần tạo ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và làm gia tăng giá trị cho nguyên liệu gỗ. Theo VnEconomy, ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện có tỷ lệ tăng trưởng trung bình lên đến 15,4%/năm, là một con số ấn tượng so với thế giới. Cụ thể, từ giữa năm 2023, tín hiệu hồi phục của 03 thị trường xuất khẩu gỗ lớn gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã giúp ngành chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng trưởng tích cực. Đây chính là động lực thúc đẩy ngành gỗ nước ta phát triển ngày càng vững mạnh.
Xem thêm: Ngành chế biến gỗ là gì? Vai trò của ngành chế biến gỗ?
Các ứng dụng thực tế của chế biến gỗ thô.
Chế biến gỗ thô để làm gì? Với tất cả lợi ích như đã trình bày ở trên, quá trình chế biến gỗ thô đã được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực, kể từ ngành xây dựng, kiến trúc, cho đến sản xuất đồ nội thất, ngoại thất và trang trí, cụ thể như sau:
- Sản xuất vật liệu xây dựng: Gỗ được xem là một vật liệu xây dựng bền vững và có thể được chế biến thành các sản phẩm xây dựng như ván ép, cột gỗ, ván lợp, thanh cửa sổ, cánh cửa… Chúng được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở, công trình. (Tìm hiểu các vật liệu xây dựng bền vững).
- Sản xuất đồ ngoại thất: Gỗ thô được chế biến để làm đồ ngoại thất như bàn, ghế, ô dù… mang lại vẻ đẹp sang trọng và tiện nghi cho không gian sống. (Tìm hiểu ngoại thất là gì?).
- Sản xuất nội thất: Gỗ thô là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, giường, kệ sách… mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho căn nhà. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
- Sản xuất đồ dùng hàng ngày: Gỗ thô cũng được sử dụng để sản xuất đồ dùng hàng ngày như đồ gia dụng trong nhà bếp, hộp đựng… mang lại sự tiện nghi và thân thiện với môi trường.
- Sản xuất đồ gỗ thủ công: Gỗ thô là chất liệu lý tưởng để tạo ra các sản phẩm thủ công như đồ trang sức, đồng hồ treo tường, đồ chơi… mang đậm giá trị văn hóa và nghệ thuật.
Như vậy có thể thấy, quá trình chế biến gỗ thô đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, giúp đảm bảo nguyên liệu gỗ phù hợp cho việc sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ ngoại thất, nội thất hay trang trí… Hơn nữa, nhằm phục vụ cho sản xuất thì các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết cách lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xem thêm: Nội thất là gì? Danh sách các đồ nội thất bằng gỗ phổ biến.
Các phương pháp chế biến gỗ thô phổ biến.
Phương pháp chế biến gỗ thô truyền thống.
Phương pháp chế biến gỗ thô truyền thống là gì? Phương pháp chế biến gỗ thô truyền thống bao gồm quá trình xử lý và biến đổi gỗ tự nhiên bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật thủ công, bao gồm:
- Giai đoạn chạm trổ gỗ: Chạm trổ gỗ là một phần quan trọng của nghệ thuật chế tác gỗ truyền thống. Người thợ tạo ra các hoa văn, họa tiết trên bề mặt gỗ nhờ sử dụng các công cụ thủ công như gọng mài hoặc dũa.
- Giai đoạn điêu khắc gỗ: Người thợ mộc sử dụng các công cụ cắt và đục để tạo ra các hình khắc trên bề mặt gỗ. Nhờ vậy mà tạo nên những bức tượng điêu khắc, cũng như nhiều sản phẩm nghệ thuật độc đáo.
- Giai đoạn nhuộm/sơn màu gỗ: Việc sử dụng các chất nhuộm hoặc sơn tự nhiên để tạo màu sắc, giúp các sản phẩm có màu sắc độc đáo. Ngoài ra, một số chất nhuộm và sơn còn có khả năng bảo vệ gỗ tránh khỏi các tác nhân gây hại.
- Giai đoạn xử lý bề mặt: Giai đoạn này cần sử dụng một số chất tự nhiên để tạo bề mặt bóng hoặc mờ cho gỗ, đồng thời bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động tiêu cực của thời tiết, môi trường, và sự va đập hàng ngày.
Nhìn chung, các phương pháp chế biến gỗ thô truyền thống thường được ứng dụng để tạo ra những sản phẩm gỗ có giá trị văn hóa và nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo của người làm nghề mộc qua từng chi tiết.
Phương pháp chế biến gỗ thô hiện đại.
Như thế nào là phương pháp chế biến gỗ thô hiện đại? Phương pháp chế biến gỗ thô hiện đại là quá trình xử lý nguyên liệu gỗ bằng công nghệ hoặc thiết bị tiên tiến. Việc này giúp tạo ra các thành phẩm đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Các phương pháp chế biến gỗ thô hiện đại phổ biến bao gồm:
- Phương pháp sấy gỗ bằng lò sấy: Sấy gỗ bằng lò sấy sử dụng hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và thời gian để loại bỏ nước, giúp gỗ có độ ổn định tốt và tăng khả năng chống cong vênh.
- Phương pháp chế biến bằng máy CNC: Phương pháp này sử dụng máy CNC để cắt, đục và hoàn thiện gỗ một cách chính xác. Ưu điểm của CNC là có thể tự động dựa trên các thiết kế được số hóa, cho phép tạo ra các sản phẩm phức tạp.
- Phương pháp sử dụng keo và ép gỗ: Phương pháp này sử dụng keo chất lượng cao để định hình và ghép từ 02 tấm gỗ lại với nhau. Sau đó chúng được ép nhiệt để tạo thành các tấm gỗ lớn, giúp tăng tính ổn định và sự cứng cáp.
- Phương pháp sơn bằng công nghệ: Phương pháp phun sơn hiện đại sử dụng công nghệ tự động để phủ sơn, chất tạo bóng, mờ… lên bề mặt gỗ, giúp tạo ra các sản phẩm gỗ có độ hoàn thiện cao và có khả năng chống chịu tốt trước các tác nhân gây hại từ môi trường như côn trùng, nấm mốc, độ ẩm và ánh sáng…
- Phương pháp sử dụng công nghệ bảo vệ môi trường: Trước áp lực cần phải giảm thiểu tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã giúp những công nghệ chế biến sử dụng kỹ thuật tân tiến và vật liệu bảo vệ môi trường được thị trường đón nhận một cách tích cực.
Tóm lại, phương pháp chế biến gỗ thô hiện đại thường giúp tạo ra các sản phẩm gỗ với chất lượng cao và có hiệu suất sử dụng tốt hơn so với những phương pháp truyền thống. Và theo báo VNEconomy nhận định, việc nâng cao công nghệ chế biến giúp các doanh nghiệp sản xuất gỗ có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.
Xem thêm: Những xu hướng phát triển bền vững giúp tạo thay đổi lớn cho tương lai.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu sâu về khái niệm chế biến gỗ thô là gì, cùng những phương pháp và công nghệ hiện đại, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra chế biến gỗ thô là một quá trình phức tạp, yêu cầu sử dụng các phương pháp và công nghệ đặc thù để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Ngoài ra, sự tiến bộ trong lĩnh vực này không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, mà còn đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Trong trường hợp, bạn muốn tìm mua gỗ thô giá sỉ, số lượng lớn thì có thể liên hệ với Timber Phoenix và đến nhà máy tham quan trực tiếp kho gỗ thô với các loại gỗ nguyên liệu đa dạng quy cách như: gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ cưa, gỗ thô, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm…
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
- Thu thập gỗ là gì?
- Thu hoạch gỗ là gì?
- Thu mua nguyên liệu gỗ là gì?
- Chế biến gỗ thô là gì?
- Sấy Gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sấy gỗ.
- Chế biến và gia công gỗ là gì?
- Quy trình chế biến và gia công gỗ.
- Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình hoàn thiện và bảo vệ gỗ.
- Quy trình xử lý và bảo quản gỗ.
- Xử lý bề mặt gỗ là gì?
- Quy trình xử lý bề mặt gỗ.
- Tẩm bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật tẩm bảo vệ gỗ.
- Sơn phủ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sơn phủ gỗ.
- Bảo quản gỗ là gì?
- Quy trình bảo quản gỗ.