Bảo quản gỗ, tẩm bảo vệ và sơn phủ gỗ là những công đoạn quan trọng trong quy trình xử lý và bảo quản gỗ, có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ các sản phẩm gỗ tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như côn trùng, nấm mốc, độ ẩm và ánh sáng… Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu bảo quản gỗ là gì, bao gồm khái niệm, vai trò, các phương pháp và ứng dụng phổ biến của kỹ thuật bảo quản gỗ.
Bảo quản gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của bảo quản gỗ.
Giới thiệu bảo quản gỗ.
Khái niệm bảo quản gỗ là gì? Bảo quản gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh là Wood Preservation, nhằm chỉ quá trình sử dụng những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ các tác nhân gây hại cho gỗ như côn trùng, nấm mốc, độ ẩm và ánh sáng… Được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm. Để đạt được hiệu suất sử dụng tốt nhất, công đoạn này cần được thực hiện theo 05 bước như sau: (1) Xác định mục đích bảo quản gỗ; (2) Khảo sát hiện trạng gỗ; (3) Lựa chọn phương pháp bảo quản gỗ; (4) Thực hiện bảo quản; (5) Kiểm tra hiệu quả bảo quản.
Theo báo Lao Động, để có mặt sàn gỗ đẹp, cũng như thời gian sử dụng lâu dài, việc bảo quản gỗ có vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là khi mùa mưa đến, bởi thời điểm đó khí hậu ẩm ướt, khiến sàn gỗ bị ẩm, tao điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh trưởng. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
Có thể nói đối với ngành gỗ, bảo quản gỗ là một nhiệm vụ quan trọng của quy trình sản xuất và chế biến gỗ, cùng với thu thập gỗ, chế biến gỗ thô, sấy gỗ, gia công gỗ, xử lý bề mặt, tẩm bảo vệ và sơn phủ gỗ… Tất cả những công đoạn này đều giúp nâng cao chất lượng và tăng cường tuổi thọ của sản phẩm.
Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Quy trình bảo quản gỗ.
Quy trình bảo quản gỗ được thực hiện như thế nào? Để sản phẩm gỗ bền, đẹp, cũng như giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, chúng ta nên thực hiện quy trình bảo quản gỗ theo các bước sau:
- Bước 1 – Xác định mục đích bảo quản gỗ: Bước đầu tiên là xác định mục đích bảo quản gỗ. Thông thường, chúng ta cần bảo quản gỗ để ngăn chặn sự phá hủy của sinh vật gây hại, hoặc giúp duy trì khả năng bảo vệ khỏi những tác động xấu của môi trường như mưa, nắng, gió, vi sinh vật gây hại…
- Bước 2 – Khảo sát hiện trạng gỗ: Khảo sát hiện trạng gỗ giúp xác định các tác nhân gây hại tại thời điểm bảo quản, từ đó giúp chúng ta lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp.
- Bước 3 – Lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp: Nghiên cứu và lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp với mục đích sử dụng, đặc tính của gỗ và môi trường bảo quản, cũng như điều kiện sử dụng.
- Bước 4 – Thực hiện bảo quản: Sau khi lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp, cần thực hiện bảo quản theo đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả.
- Bước 5 – Kiểm tra hiệu quả bảo quản: Sau một thời gian sử dụng, cần kiểm tra hiệu quả bảo quản để có biện pháp xử lý kịp thời nếu cần.
Tóm lại, sản phẩm gỗ cần được bảo quản một cách cẩn thận theo từng công đoạn, giúp đảm bảo khả năng chống chịu với sinh vật gây hại từ môi trường hay tránh những ảnh hưởng xấu do sự thay đổi của thời tiết như mưa, gió, ánh sáng…
Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình bảo quản gỗ.
Các phương pháp bảo quản gỗ.
Có bao nhiêu phương pháp bảo quản gỗ? Việc bảo quản gỗ giờ đây không chỉ để giúp sản phẩm gỗ tránh khỏi mối mọt hay nấm mốc, mà còn để tôn vinh vẻ đẹp cũng như gia tăng giá trị sử dụng, nhờ những phương pháp đa dạng như sau:
- Phương pháp vật lý: Phương pháp vật lý sử dụng các kỹ thuật vật lý để ngăn ngừa hoặc tiêu diệt sinh vật hại gỗ, như nhiệt độ cao, bức xạ tia cực tím…
- Phương pháp hóa học: Phương pháp hóa học sử dụng các chất bảo vệ gỗ chứa các hợp chất hóa học chống oxy hóa, đồng thời bảo vệ gỗ trước nhiều tác nhân gây hại như côn trùng, nấm mốc, độ ẩm và ánh sáng…
- Phương pháp sinh học: Phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để ức chế sự phát triển của các yếu tố có hại, có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Như vậy, những phương pháp bảo quản gỗ trên đây giúp sản phẩm gỗ luôn trong tình trạng tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ cũng như chất lượng, đồng thời, giúp tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững hơn.
Vai trò của bảo quản gỗ.
Bảo quản gỗ mang lại những lợi ích gì? Nếu như đảm bảo quy trình bảo quản gỗ được thực hiện đúng cách, người sử dụng sẽ nhận được những kết quả đáng kể bảo gồm:
- Giúp bảo vệ khỏi tác nhân gây hại: Mối mọt, nấm mốc hay các yếu tố nắng, mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao… là những tác nhân gây hại chính đối với gỗ, có thể làm suy giảm độ bền và thẩm mỹ của sản phẩm. Bảo quản gỗ được thực hiện nhằm mục tiêu bảo vệ gỗ tránh khỏi những tác nhân ấy trong suốt quá trình sản xuất cũng như sử dụng.
- Giúp tăng độ bền và tuổi thọ: Bảo quản gỗ giúp tăng cường khả năng chống chịu của gỗ đối với nhiều tác nhân gây hại như đã trình bày. Nhờ đó, sản phẩm gỗ có độ bền và sự ổn định, đồng nghĩa với việc tuổi thọ sử dụng được tối ưu.
- Giúp đảm bảo an toàn và thẩm mỹ: Bảo quản gỗ không chỉ làm tăng vẻ đẹp của sản phẩm, mà còn giúp người sử dụng không tiếp xúc trực tiếp với thành phần gây hại từ gỗ chưa qua xử lý như bụi gỗ, các chất Formaldehyde, Benzen, Toluene, Xylen… Đây là những tác nhân gây ra bệnh viêm xoang, viêm phổi, ung thư…
- Giúp sản phẩm gỗ ổn định: Bảo quản gỗ đảm bảo rằng sản phẩm gỗ sẽ duy trì hình dáng mong muốn, giúp giảm thiểu sự biến dạng như bị co rút, nứt nẻ… do sự thay đổi của độ ẩm hay nhiệt độ.
Chúng ta có thể thấy, việc bảo quản gỗ có vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm gỗ, từ các công trình xây dựng, đến những món đồ ngoại thất, nội thất, trang trí... Tùy vào loại sản phẩm và các đặc tính của gỗ mà người sử dụng có thể thực hiện bảo quản với những mục đích khác nhau. Cần lưu ý rằng hiện nay, các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…) khiến thị trường ngành gỗ trở nên ngày càng đa dạng. Bên cạnh việc hiểu các đặc tính của gỗ, chúng ta cũng nên biết cách lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm có nguồn gốc minh bạch, bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gỗ.
Ứng dụng của bảo quản gỗ.
Bảo quản gỗ có thể ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Quá trình bảo quản gỗ quả thực mang lại những lợi ích tuyệt vời nhờ việc nâng cao giá trị sử dụng của nhiều sản phẩm gỗ trong thời gian dài.
Quá trình bảo quản gỗ còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Lĩnh vực xây dựng: Bảo quản gỗ được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cửa và nhiều công trình kiến trúc, giúp bảo vệ các công trình khỏi bị hư hại, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. (Tìm hiểu xây dựng là gì?).
- Lĩnh vực sản xuất gỗ: Trong quá trình sản xuất gỗ, công tác bảo quản được thực hiện để đảm bảo nguyên liệu gỗ được lưu trữ một cách an toàn. Việc này không những giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu bị hư hỏng, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Sử dụng trong nội thất và ngoại thất: Bảo quản gỗ giúp bảo vệ đồ nội thất và cả ngoại thất tránh khỏi trầy xước, nứt nẻ, cũng như giữ cho chúng luôn mới mẻ với bền đẹp. Nhờ đó, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ và tăng cường tuổi thọ của sản phẩm. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
- Lĩnh vực trang trí và nghệ thuật: Nhiều nghệ sĩ với thợ thủ công sử dụng gỗ làm vật liệu chính để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật hoặc trang trí. Hiểu rõ công đoạn bảo quản gỗ giúp các tác phẩm tránh khỏi hư hại và lưu giữ giá trị bền vững theo thời gian.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Bảo quản gỗ cũng được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn như đảm bảo các thiết bị nông nghiệp tránh bị hư hại, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí tối đa.
Như vậy, bảo quản gỗ không chỉ có ý nghĩa riêng trong ngành công nghiệp gỗ, mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm lĩnh vực xây dựng, sản xuất đồ ngoại thất, nội thất, trang trí và cả nông nghiệp.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu bảo quản gỗ là gì, kể từ khái niệm, quy trình, vai trò và ứng dụng của bảo quản gỗ mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra ý nghĩa quan trọng của công đoạn bảo quản gỗ đối với đa dạng lĩnh vực trong cuộc sống như xây dựng, sản xuất gỗ, sử dụng đồ gỗ… Bằng việc thực hiện đúng phương pháp và quy trình bảo quản, chúng ta đang chung tay sử dụng các sản phẩm gỗ một cách bền vững, góp phần bảo vệ nguồn gỗ cho thế hệ tương lai.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
- Thu thập gỗ là gì?
- Thu hoạch gỗ là gì?
- Thu mua nguyên liệu gỗ là gì?
- Chế biến gỗ thô là gì?
- Sấy Gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sấy gỗ.
- Chế biến và gia công gỗ là gì?
- Quy trình chế biến và gia công gỗ.
- Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình hoàn thiện và bảo vệ gỗ.
- Quy trình xử lý và bảo quản gỗ.
- Xử lý bề mặt gỗ là gì?
- Quy trình xử lý bề mặt gỗ.
- Tẩm bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật tẩm bảo vệ gỗ.
- Sơn phủ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sơn phủ gỗ.
- Bảo quản gỗ là gì?
- Quy trình bảo quản gỗ.