Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗ và kiểm tra chất lượng được xem là những công đoạn quan trọng trong quy trình gia công gỗ. Trong đó, kiểm tra chất lượng theo thuật ngữ tiếng Anh là Wood Manufacturing Quality Control, giúp đảm bảo những chi tiết gỗ có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng của các sản phẩm gỗ cuối cùng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các bước trong quy trình kiểm tra chất lượng gỗ, bao gồm khâu chuẩn bị thành phẩm, kiểm tra bề mặt, kiểm tra độ bền, chuẩn bị công cụ và tiến hành sửa chữa.
Tìm hiểu các bước trong quy trình kiểm tra chất lượng gỗ.
Bước 1 – Chuẩn bị thành phẩm.
Công đoạn chuẩn bị thành phẩm được thực hiện như thế nào? Sau mỗi bước gia công gỗ, chúng ta đã có những thành phẩm khác nhau, kể từ khối gỗ thô, cho đến thanh gỗ đã trải qua công đoạn cưa xẻ, khoan lỗ hay phủ bề mặt. Những sản phẩm này cần được tổng hợp lại và phân loại một cách rõ ràng, nhằm giúp tăng sự thuận tiện trong quy trình kiểm tra chất lượng gỗ.
Cụ thể, các trạng thái của sản phẩm gỗ sau mỗi quá trình xử lý bao gồm:
- Thiết kế sản phẩm: Sau công đoạn thiết kế, bản vẽ đã hoàn thiện và được kỳ vọng là thể hiện đúng tính năng, hình dạng cũng như tính thẩm mỹ mà khách hàng yêu cầu. Ngoài ra, quá trình này có thể tạo ra các sản phẩm mẫu giúp chúng ta dễ dàng trải nghiệm và đưa đánh giá hoặc sự điều chỉnh cần thiết. (Tìm hiểu thiết kế sản phẩm gỗ là gì?).
- Thu thập gỗ: Quá trình thu thập gỗ được thực hiện bằng cách khai thác trực tiếp hoặc thu mua nguyên liêu từ các đơn vị cung cấp gỗ uy tín. Vì vậy, kết quả của giai đoạn này là tổng hợp những khối gỗ thô có kích thước lớn và không còn quá nhiều cành, nhánh dư thừa. (Tìm hiểu thu thập gỗ là gì?).
- Cắt gỗ: Gỗ sau khi cắt đã được loại bỏ hoàn toàn các nhánh cây thừa, đồng thời không còn lớp vỏ thô ráp bên ngoài. Đồng thời, sản phẩm gỗ cuối cùng từ công đoạn này chính là những chi tiết có hình dạng và kích thước giống như bản vẽ thiết kế. (Tìm hiểu cắt gỗ là gì?).
- Khoan lỗ: Các chi gỗ sau khi trải qua công đoạn khoan lỗ sẽ có mối nối cùng với những điểm trang trí độc đáo giống như trên bản vẽ thiết kế. Những lỗ khoan này cần sở hữu kích thước phù hợp và được mài nhẵn, mịn. (Tìm hiểu khoan gỗ là gì?).
- Xử lý bề mặt: Quá trình xử lý bề mặt bao gồm công đoạn mài và sơn phủ. Do đó, những thành phẩm được tạo ra tại bước này không chỉ có bề mặt mịn màng, màu sắc đẹp mắt vừa chống chịu tốt trước nhiều yếu tố gây hại như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng hoặc nấm mốc… (Tìm hiểu xử lý bề mặt là gì?).
- Nối gỗ: Nối gỗ hoặc ghép gỗ có thể nói là công đoạn cuối cùng, giúp tạo ra các sản phẩm đồ ngoại thất, nội thất và trang trí hoặc vật liệu xây dựng hoàn thiện. Nghĩa là những sản phẩm này phải đáp ứng được chức năng cũng như tính thẩm mỹ như mục tiêu ban đầu. (Tìm hiểu nối gỗ là gì?).
Tóm lại, sau mỗi công đoạn chúng ta cần kiểm tra chất lượng của sản phẩm dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Nhờ đó, giúp cho quá trình sản xuất đạt năng suất và hiệu quả cao.
Xem thêm: Kiểm tra chất lượng gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Bước 2 – Kiểm tra bề mặt.
Công đoạn kiểm tra và đánh giá bề mặt được thực hiện như thế nào? Kiểm tra bề mặt gỗ được thực hiện bằng cách quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp, nhằm kiểm tra mức độ hoàn thiện và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Quy trình kiểm tra chất lượng bề mặt sản phẩm được thực hiện cụ thể như sau:
- Kiểm tra sản phẩm mẫu: Sản phẩm mẫu đòi hỏi phải đáp ứng được các nhu cầu về màu sắc và vân gỗ dựa theo bản thiết kế, đồng thời không xuất hiện những vết trầy xước. Sản phẩm mẫu càng hoàn thiện, càng giúp cho quá trình gia công hàng loạt đạt năng suất tối ưu. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?).
- Kiểm tra gỗ thô: Gỗ thô được thu thập cần có sự đồng đều về màu sắc và vân gỗ. Ngoài ra, việc kiểm tra bề mặt còn giúp chúng ta kịp thời phát hiện những khối gỗ bị hư hại do côn trùng hoặc nấm mốc tấn công. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm.
- Kiểm tra vết cắt: Sau khi gỗ đã được cưa xẻ, chúng ta cần kiểm tra vết cắt có mịn màng hay không. Đồng thời, đảm bảo đường cắt không gây ảnh hưởng đến cấu trúc gỗ, ví dụ như làm trầy xước hoặc nứt nẻ các chi tiết.
- Kiểm tra lỗ khoan: Các lỗ khoan cần được kiểm tra kích thước một cách kỹ lưỡng, giúp đảm bảo những vị trí lỗ khoan đáp ứng mục tiêu của bản thiết kế. Những công cụ cần thiết trong quá trình này bao gồm thước kẻ, thước đo góc, bút chì và giấy ghi chú…
- Kiểm tra lớp phủ: Lớp phủ sau khi được áp dụng trong quá trình xử lý bề mặt cần đạt độ dày cần thiết, màu sắc phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời việc này còn giúp bảo vệ gỗ tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Kiểm tra mối nối: Các mối nối giúp những chi tiết gỗ được ghép lại với nhau cần phải vừa khít. Việc này không chỉ giúp gia tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm, mà còn giúp duy trì độ bền và hiệu suất sử dụng của sản phẩm trong thời gian dài.
Tóm lại, việc kiểm tra chất lượng bề mặt gỗ tưởng như đơn giản bởi vì chỉ cần sử dụng một số công cụ đơn giản. Nhưng quá trình này lại yêu cầu sự tập trung và cẩn thận của người thực hiện. Họ phải dành thời gian quan sát thật kỹ lưỡng để hiểu được những vấn đề có thể xảy ra, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý và sửa chữa phù hợp.
Xem thêm: Bề mặt gỗ là gì? Đặc điểm, vai trò và cách bảo quản.
Bước 3 – Kiểm tra độ bền.
Công đoạn kiểm tra độ bền của gỗ được thực hiện như thế nào? Chúng ta có thể tiến hành quy trình kiểm tra chất lượng, cụ thể là độ bền của gỗ thông qua một số tiêu chí sau đây:
- Độ cứng: Chúng ta có thể đánh giá độ cứng của gỗ bằng phương pháp Brinell, Vickers, Rockwell… (Tìm hiểu độ cứng của gỗ là gì?).
- Khả năng chịu lực: Khả năng chịu lực của gỗ được đo bằng phương pháp nén, kéo hoặc uốn…
- Khả năng chống chịu: Khả năng chống chịu của gỗ được đánh giá bằng các phương pháp thử nghiệm độ trương nở, độ chịu ẩm, độ chịu nhiệt, độ chịu hóa chất… (Tìm hiểu độ ẩm của gỗ là gì?).
- Tuổi thọ sản phẩm: Tuổi thọ của gỗ chỉ có thể kiểm tra khi sản phẩm được sử dụng trong một thời gian cụ thể. Thông thường, chúng ta tính tuổi thọ trung bình của gỗ bằng cách tổng hợp ý kiến từ khách hàng thông qua những trải nghiệm thực tế của họ. (Tìm hiểu tuổi thọ của gỗ là gì?).
Bên cạnh quá trình tự kiểm chứng, chúng ta có thể kiểm tra chất lượng của sản phẩm gỗ thông qua những đánh giá và nhận xét của khách hàng đã mua sản phẩm. Bởi vì trải nghiệm của họ là dữ liệu tốt nhất để cân nhắc về việc duy trì chất lượng của sản phẩm hay điều chỉnh chức năng, hình dáng, kích thước hoặc tính thẩm mỹ khi cần thiết.
Xem thêm: Độ bền của gỗ là gì? Đặc điểm, vai trò và cách bảo quản.
Bước 4 – Chuẩn bị công cụ sửa chữa.
Công đoạn chuẩn bị dụng cụ sửa chữa được thực hiện như thế nào? Trong quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là đối với những dự án yêu cầu sản xuất hàng loạt sẽ xuất hiện vài chi tiết gỗ bị lỗi. Do đó, chúng ta nên đầu tư đầy đủ các dụng cụ cần thiết nhằm cải thiện chất lượng của sản phẩm gỗ.
Dưới đây là một số dụng cụ có thể được chuẩn bị trong quá trình gia công và kiểm tra chất lượng của sản phẩm gỗ, cụ thể bao gồm:
- Công cụ vệ sinh gỗ: Công cụ vệ sinh gỗ có thể dùng để vệ sinh những vết bẩn trên bề mặt sản phẩm, như khăn lau, bàn chải, chổi quét hoặc dung dịch tẩy rửa… (Tìm hiểu bề mặt gỗ là gì?).
- Công cụ mài gỗ: Các công cụ như giấy chà nhám hoặc máy mài có thể giúp người thợ mộc loại bỏ được các vết trầy xước hoặc nứt nẻ trên bề mặt gỗ. Ngoài ra, đây cũng là dụng cụ giúp tăng độ nhẵn mịn của sản phẩm. (Tìm hiểu mài gỗ là gì?).
- Công cụ cắt gỗ: Trong quá trình kiểm tra sản phẩm, sẽ xuất hiện một số chi tiết gỗ bị hư hại về cấu trúc dẫn đến mục nát, chỉ có thể khắc phục bằng cách cắt bỏ và thay thế bằng nguyên liệu khác. Do đó, chúng ta nên chuẩn bị máy cắt, hoặc dụng cụ đục, cưa xẻ để sửa chữa.
- Công cụ trám gỗ: Các loại hóa chất trám gỗ hoặc keo có thể được sử dụng để sửa chữa những lỗ hỏng bên trên bề mặt sản phẩm. (Tìm hiểu trám gỗ là gì?).
- Công cụ sơn phủ gỗ: Bên cạnh các loại cọ quét sơn, chúng ta có thể sử dụng máy phun sơn hiện đại để tạo ra lớp phủ bề mặt đều và đẹp. Điều quan trọng là cần lựa chọn loại sơn hoặc hóa chất bảo vệ phù hợp với nguyên liệu gỗ. (Tìm hiểu sơn phủ gỗ là gì?).
Kết luận, việc chuẩn bị đầy đủ những công cụ sửa chữa có thể giúp cho quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm diễn ra một cách thuận lợi. Nhờ đó giúp đảm bảo các sản phẩm gỗ cuối cùng đáp ứng được chất lượng và hiệu suất sử dụng.
Bước 5 – Tiến hành sửa chữa.
Công đoạn sửa chữa sản phẩm gỗ được thực hiện như thế nào? Sau khi các chi tiết hoặc sản phẩm gỗ đã được đánh giá một cách kỹ lưỡng, thì chúng ta đã xác nhận mức độ hoàn thiện cũng như phát hiện ra những khuyết điểm cần sửa chữa. Các khuyết điểm này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong quá trình gia công gỗ, kể từ lúc thu thập cho đến cưa xẻ, sấy gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt hoặc nối gỗ.
Việc chúng ta thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng cùng với sửa chữa gỗ sau mỗi công đoạn sẽ giúp đảm bảo nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn cho những bước xử lý tiếp theo. Nhờ đó, sản phẩm gỗ cuối cùng có thể đáp ứng được tính năng, độ bền, độ cứng, hiệu suất sử dụng, tuổi thọ và cả tính thẩm mỹ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các bước trong quy trình kiểm tra chất lượng gỗ, kể từ khâu chuẩn bị thành phẩm cho đến bước kiểm tra bề mặt, kiểm tra độ bền, chuẩn bị công cụ và tiến hành sửa chữa mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra bước kiểm tra chất lượng gỗ cần được thực hiện xuyên suốt trong quy trình gia công gỗ. Việc này yêu cầu chúng ta cần quan sát kỹ lưỡng và áp dụng các kỹ thuật kiểm tra độ cứng, khả năng chịu lực và khả năng chống chịu của sản phẩm. Nhờ đó, giúp đảm bảo gỗ đạt chất lượng tối ưu trước khi đến tay người tiêu dùng.