Hiện tượng gỗ bị biến dạng, phai màu, nứt nẻ, co ngót, trương nở, mục nát, cong vênh, sần sùi… là những khuyết điểm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm gỗ. Trong đó, biến dạng là sự thay đổi về hình dạng hoặc kích thước của gỗ do nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Bao gồm: Độ ẩm, nhiệt độ, lực tác động, côn trùng hoặc nấm mốc. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về việc lý do tại sao gỗ bị biến dạng, kể từ khái niệm cho đến nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả hiện tượng biến dạng ở gỗ.
Tại sao gỗ bị biến dạng? Nguyên nhân và cách xử lý.
Giới thiệu về gỗ bị biến dạng.
Tìm hiểu khái niệm gỗ bị biến dạng là gì? Gỗ bị biến dạng theo thuật ngữ Tiếng Anh là Wood Deformation, hoặc Wood Distortion, nhằm chỉ tên gọi chung của nhiều khuyết điểm phổ biến xuất hiện trên gỗ, bao gồm: Co ngót, trương nở, lồi lõm, cong vênh, nứt nẻ, mục nát… Điểm chung của những hiện tượng này là đều làm cho gỗ thay đổi hình dạng, kích thước hoặc cấu trúc do nhiều tác động đến từ bên ngoài lẫn bên trong. Những tác động tiêu cực từ bên ngoài có thể bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lực tác động… Trong khi tác động bên trong có thể kể đến như cấu tạo của gỗ, thành phần hóa học của gỗ…
Gỗ bị biến dạng có thể xảy ra trong quá trình chế biến hoặc sử dụng gỗ, gây giảm độ cứng, độ bền và khả năng chịu lực của sản phẩm. Điều này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ, mà còn gây suy giảm hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của các vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất, trang trí cùng nhiều món đồ gỗ khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục những tác hại do biến dạng gây ra bằng nhiều cách, chẳng hạn như lựa chọn loại gỗ phù hợp, thực hiện đúng các kỹ thuật gia công, xử lý, đồng thời có những biện pháp chăm sóc và bảo quản phù hợp.
Ngoài ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng sử dụng gỗ nhập khẩu, do nguồn cung ổn định, hoạt động khai thác gỗ hợp pháp. Đồng thời, kết hợp việc cải tiến quy trình sản xuất, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ đáp ứng về chức năng và thẩm mỹ, mà còn hạn chế tình trạng biến dạng và chống chịu trước nhiều yếu tố gây hại khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được những nhà cung cấp gỗ uy tín trên thị trường, và đảm bảo nguồn gốc gỗ thông qua kiểm tra các chứng chỉ rừng cần thiết.
Xem thêm: Biến dạng gỗ là gì? Nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục.
Nguyên nhân khiến gỗ bị biến dạng.
Những nguyên nhân khiến gỗ bị biến dạng là gì? Tình trạng gỗ bị biến dạng xảy ra do nhiều yếu tác động, kể từ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài môi trường, cho đến sự oxy hóa của gỗ và lực tác động quá mạnh khi sử dụng…
Cụ thể, những tác nhân gây hại làm cho gỗ bị biến dạng, bao gồm:
- Độ ẩm: Gỗ là vật liệu có thể thay đổi độ ẩm phụ thuộc vào lượng hơi nước bên trong môi trường. Do đó, sự thay đổi của yếu tố này có thể khiến cho gỗ bị biến dạng như vênh, cong, uốn lượn hoặc nứt nẻ. (Tìm hiểu độ ẩm của gỗ là gì?).
- Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm liên tục trong thời gian dài có thể khiến sợi gỗ bị trương lên hoặc co lại. Điều này làm mất đi tính ổn định của cấu trúc gỗ và khiến cho sản phẩm dễ bị mất đi độ bền, suy giảm hiệu suất sử dụng và tuổi thọ bị rút ngắn. (Tìm hiểu nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?).
- Ánh sáng: Trong ánh sáng mặt trời vừa tỏa ra nhiệt độ cao, vừa có chứa tia UV có khả năng làm cho gỗ bị biến dạng, gây ra các tình trạng như phai màu, cong vênh, co ngót hoặc nứt nẻ… (Tìm hiểu ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?).
- Côn trùng: Các loại côn trùng như mối mọt, kiến, ong hoặc bọ hại gỗ là những sinh vật có khả năng dùng gỗ để làm thức ăn và xây tổ, từ đó phá hoại cây gỗ. Sự phá hoại của chúng có thể khiến cho gỗ bị nứt nẻ và mục nát. (Tìm hiểu côn trùng gây hại cho gỗ là gì?).
- Nấm mốc: Nấm mốc thường sinh trưởng bên trong những tấm gỗ hoặc thanh gỗ có độ ẩm cao. Chúng có thể làm cho gỗ bị phai màu và biến dạng, thậm chí khiến những chi tiết gỗ bị mục nát không thể sửa chữa được. (Tìm hiểu nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?).
- Sự oxy hóa: Gỗ là một vật liệu hữu cơ và sẽ bị oxy hóa theo thời gian, khiến cho cấu trúc và tính chất vật lý của gỗ dễ bị biến đổi do các tác nhân gây hại như nhiệt độ, độ ẩm hoặc nấm mốc. Do vậy, nếu như chúng ta sử dụng sản phẩm gỗ lâu năm mà không chăm sóc kỹ lưỡng, chúng sẽ dễ bị co ngót, cong vênh và mục nát.
- Lực tác động: Gỗ có thể bị biến dạng do lực tác động, chẳng hạn như bị va đập liên tục hoặc chịu vật có trọng lượng quá nặng. Các tình trạng hư hại có thể xảy ra, bao gồm cong vênh, nứt nẻ hoặc gãy nát…
Nhìn chung, gỗ là một nguyên liệu tự nhiên vì thế có nhiều nguyên nhân khiến cho sản phẩm gỗ bị biến dạng. Những nguyên nhân này bao gồm: sự thiếu sót trong giai đoạn gia công gỗ, do ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, sử dụng loại gỗ kém chất lượng, hoặc do điều kiện sử dụng không đảm bảo, cũng như sản phẩm không được quan tâm chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm, chúng ta hiểu và chú ý đến việc lựa chọn loại gỗ phù hợp, thực hiện gia công cẩn thận và bảo trì định kỳ, thì có thể kịp thời phát hiện khi sản phẩm có dấu hiệu bị hư hại, từ đó giảm thiểu những thiệt hại không đáng có về sau.
Xem thêm: Gia công gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Tác hại khi gỗ bị biến dạng.
Gỗ bị biến dạng gây ra tác hại gì? Sản phẩm gỗ bị biến dạng không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của các không sinh hoạt và làm việc. Mà sự biến dạng còn khiến cho sản phẩm mất đi tính chất cơ học quan trọng, điều này làm suy giảm hiệu suất sử dụng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.
Dưới đây là một số tác hại của tình trạng gỗ bị biến dạng, cụ thể như sau:
- Mất tính thẩm mỹ: Biến dạng không chỉ làm giảm đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, mà còn khiến cho các không gian sinh hoạt và làm việc mất đi tính thẩm mỹ, gây khó chịu cho người sử dụng. (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
- Mất tính chất cơ học: Biến dạng gỗ có thể làm mất đi các tính chất cơ học của sản phẩm, như độ bền, độ cứng và khả năng chịu lực. Điều này làm cho gỗ dễ bị biến dạng, nứt nẻ và mục nát. Đặc biệt là đối với các sản phẩm yêu cầu khả năng chịu lực cao như bàn, ghế, giường, tủ, cầu thang, cột nhà… (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
- Mất chức năng ban đầu: Có thể thấy, gỗ bị biến dạng vừa bị mất đi tính thẩm mỹ, vừa bị suy giảm độ bền và khả năng chịu lực. Điều này làm cho các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, đồ nội thất, đồ trang trí và nhiều sản phẩm bằng gỗ khác bị mất đi tính năng vốn có. Ví dụ, cửa sổ bị cong vênh, trương nở hoặc co ngót có thể làm mất đi khả năng mở, đóng, gây khó khăn trong lúc sử dụng.
- Giảm giá trị kinh tế: Có thể thấy, không có người tiêu dùng nào muốn chọn một sản phẩm gỗ không đều màu, các chi tiết bị lồi lõm gây mất thẩm mỹ và không chắc chắn, có thể gãy vỡ bất cứ lúc nào. Điều này làm cho nhu cầu mua hàng giảm đi, ảnh hưởng đến doanh thu của các đơn vị kinh doanh gỗ.
- Lãng phí tài nguyên gỗ: Dù trong quá trình sản xuất hay sử dụng, các chi tiết gỗ bị hư hại có thể không phục hồi được, yêu cầu chúng ta phải bỏ đi và thay thế bằng vật liệu mới. Điều này gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên và không đáp ứng được các nguyên tắc bền vững.
Như vậy, một khi gỗ bị biến dạng sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực như là mất thẩm mỹ, hư hại cấu trúc, suy giảm độ bền, độ cứng, cũng như thu hút thêm nhiều tác nhân gây hại khác tìm đến. Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng và làm cho tuổi thọ của sản phẩm bị rút ngắn. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của các công trình mà còn khiến cho sinh hoạt hàng ngày của chúng ta trở nên bất tiện, thậm chí đe dọa đến sự an toàn của người dùng. Và cũng cần phải lưu ý rằng, đối với các loại gỗ tốt thì vẫn có thể bị biến dạng nếu như chúng ta không biết cách lựa chọn loại gỗ và áp dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp.
Xem thêm: Những kinh nghiệm giúp lựa chọn sản phẩm gỗ chất lượng.
Vì sao dùng gỗ tốt vẫn bị biến dạng.
Tại sao gỗ tốt vẫn có thể bị biến dạng? Nhìn chung, gỗ tốt là những nhóm nguyên liệu có thể giúp các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, đồ nội thất, đồ trang trí và nhiều sản phẩm bằng gỗ khác có thể đạt được hiệu suất sử dụng tối đa. Điều này có nghĩa là chúng không chỉ đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, mà còn giúp đảm bảo độ bền, độ cứng và khả năng chống chịu trước nhiều yếu tố gây hại. Ví dụ, nhóm gỗ quý như gỗ Lim, Hương, Cẩm Lai hoặc Gõ Đỏ…
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như sử dụng trong thời gian dài, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều loại sinh vật tấn công và không được vệ sinh, bảo trì thường xuyên… Do đó mà gỗ tốt vẫn có thể bị biến dạng, cụ thể như sau:
- Thời gian sử dụng quá lâu: Có thể thấy gỗ chất lượng cao sẽ có tuổi thọ sử dụng lâu hơn, nhưng không có nghĩa chúng sẽ luôn hoàn hảo qua thời gian. Có nghĩa là nếu như chúng ta không chăm sóc cẩn thận, các loại gỗ tốt vẫn có khả năng bị biến dạng. (Tìm hiểu tuổi thọ của gỗ là gì?).
- Môi trường không phù hợp: Các sản phẩm được làm từ gỗ tốt vẫn bị biến dạng nếu được đặt ở môi trường có ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp, nhiệt độ hoặc độ ẩm thay đổi liên tục và kéo dài.
- Sinh vật gây hại phát triển quá mạnh: Nếu như sản phẩm gỗ không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận, các loài nấm mốc và mối mọt có thể bám vào và gây hại trên những vết rạn nứt rất nhỏ. Nếu như chúng ta không chú ý, tình trạng hư hại của gỗ sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. (Tìm hiểu mối mọt gây hại cho gỗ là gì?).
- Tiếp xúc với chất hoá học: Trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng, gỗ có thể bị tác động bởi các chất hóa học có thành phần không phù hợp với gỗ (tính axit hoặc kiềm quá cao). Điều này sẽ khiến cho cấu trúc gỗ bị tác động một cách nhanh chóng, làm phai màu, co ngót và cong vênh.
Có thể thấy rằng, dù cho sản phẩm được làm bằng gỗ tốt hay các loại gỗ quý hiếm như thế nào thì khâu xử lý trong quá trình gia công, cũng như hoạt động chăm sóc và bảo quản gỗ trong quá trình sử dụng mới là quan trọng hơn cả. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên vệ sinh và quan sát sản phẩm, nhờ đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu chứng tỏ gỗ đang bị biến dạng hoặc các tác nhân gây hại khác tấn công, để rồi áp dụng biện pháp khắc phục và sửa chữa hiệu quả.
Xem thêm: Gỗ quý là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng.
Các cách xử lý khi gỗ bị biến dạng.
Đâu là những cách xử lý gỗ bị biến dạng phổ biến? Việc hiểu được nguyên nhân và tính nghiêm trọng của tình trạng gỗ bị biến dạng, sẽ giúp chúng ta đề phòng hơn và sẵn sàng thực hiện các biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, việc quan trọng là chúng ta cần biết được đâu là cách xử xử lý phù hợp và hiệu quả.
Sau đây là các cách xử lý khi gỗ bị biến dạng, cụ thể bao gồm:
- Cân bằng độ ẩm: Đây là cách xử lý chung và hiệu quả nhất đối với tình trạng gỗ bị biến dạng. Nếu như gỗ bị ẩm, cần sấy hoặc phơi khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngược lại, nếu bị khô, cần tăng độ ẩm bằng cách phun sương, đặt gỗ trong phòng có hơi nước cao… Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý thời gian thực hiện, không hong khô hoặc làm ẩm gỗ trong thời gian quá mau hoặc quá lâu.
- Mài gỗ và trám gỗ: Trong trường hợp chi tiết gỗ bị lồi lên, cong vênh hoặc trương nở, làm kích thước tăng lên so với ban đầu, chúng ta có thể mài để điều chỉnh. Ngược lại, nếu như gỗ bị lõm xuống, co ngót hoặc nứt nẻ, phương pháp trám gỗ sẽ giúp tái tạo lại hình dạng sản phẩm. Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện song song hai cách này để khôi phục hình dạng của gỗ theo như mong muốn.
- Sử dụng chất bảo vệ: Ngay khi phát hiện gỗ bị biến dạng, hoặc trong quy trình xử lý bề mặt gỗ, chúng ta có thể áp dụng các dung dịch phủ bảo vệ như chất chống côn trùng, chất chống mối mọt, chống nấm mốc, chống nước, chống cháy, cách nhiệt… cũng như nhiều loại chất bảo vệ khác để giúp sản phẩm gỗ duy trì độ bền, hiệu suất sử dụng cũng như tính thẩm mỹ trong thời gian dài. (Tìm hiểu xử lý bề mặt gỗ là gì?).
- Thay thế phần bị hỏng: Đối với những chi tiết gỗ bị biến dạng quá nặng, không thể xử lý được, chúng ta cần thực hiện thay thế bằng nguyên liệu gỗ mới. Điều quan trọng là cần loại bỏ triệt để các loại nấm mốc, mối mọt hoặc côn trùng gây hại khác để tránh tình trạng hư hại bị lây lan.
Tóm lại, gỗ là một vật liệu tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, kể từ màu sắc, vân gỗ, mùi hương cho đến độ cứng, độ bền… chúng giúp mang đến sự chắc chắn, vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình và các sản phẩm đồ nội thất, ngoại thất, trang trí và nhiều ứng dụng khác.
Bên cạnh đó, gỗ cũng tồn tại những khuyết điểm nhất định, đòi hỏi chúng ta cần phải chú ý như: sự biến dạng, co ngót, cong vênh, nứt nẻ, phai màu, mục nát… xảy do các tác động tiêu cực của yếu tố môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, nấm mốc, mối mọt và các loại côn trùng gây hại khác, hoặc do va đập trong quá trình sử dụng. Mặc dù vậy, chúng ta có thể khắc phục tất cả dấu hiệu nguy hại kể trên thông qua quy trình chế biến, gia công, tẩm sấy, xử lý bề mặt và sơn phủ bảo vệ một cách tỉ mỉ, kết hợp với công tác vệ sinh, bảo trì định kỳ.
Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu tại sao gỗ bị biến dạng, kể từ khái niệm cho đến nguyên nhân và cách xử lý mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra các nguyên nhân thường làm biến dạng gỗ phổ biến trong tự nhiên, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, nấm mốc, côn trùng, thời gian và lực tác động. Để khắc phục sự cố này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra, sau đó tùy vào đặc tính của gỗ để có thể chọn ra phương pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, điều chỉnh môi trường sử dụng thông thoáng và chăm sóc thường xuyên là những việc cần thiết để giúp gia tăng tuổi thọ của sản phẩm.