Trong quá trình lựa chọn các loại gỗ cho những công trình ngoại thất, sự hiểu biết về đặc điểm và tính năng của từng loại đóng một vai trò quan trọng. Điều này giúp xây dựng các không gian ngoài trời đẹp mắt và có độ bền cao. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu về các loại gỗ phù hợp dành cho công trình ngoại thất, bao gồm cả vai trò, đặc điểm và cách phân loại chi tiết.
Các loại gỗ phù hợp dành cho công trình ngoại thất.
Giới thiệu về công trình ngoại thất.
Khái niệm công trình ngoại thất nghĩa là gì? Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, đồ ngoại thất hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Outdoor Furniture hoặc Exterior Furnishings, nhằm chỉ tất cả những vật dụng nằm phía bên ngoài của một công trình, nhà cửa. Công trình ngoại thất bao gồm các yếu tố kết cấu cứng và kết cấu mềm, chẳng hạn như sân vườn, hệ thống đường đi, cửa ra vào, bãi đỗ xe, hồ bơi, hệ thống thoát nước, vườn hoa, cây cối, và các hạng mục trang trí khác.
Mục đích chính của công trình ngoại thất là tạo ra không gian bên ngoài hấp dẫn và chức năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của chủ sở hữu hoặc người sử dụng, đồng thời tạo điểm nhấn cho ngôi nhà hoặc dự án kiến trúc. Khái niệm công trình ngoại thất có thể bao gồm cả việc lên kế hoạch, thiết kế, và triển khai xây dựng để biến ý tưởng thành hiện thực.
Xem thêm: Ngoại thất là gì? Những công trình ngoại thất bằng gỗ phổ biến.
Vai trò của công trình ngoại thất.
Các công trình ngoại thất đóng vai trò gì trong cuộc sống con người? Các công trình ngoại thất đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tác động lớn đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cụ thể như sau:
- Bảo vệ và đảm bảo an toàn: Các công trình ngoại thất như nhà ở, tòa nhà, và hàng rào giúp bảo vệ con người và tài sản tránh khỏi các nguy cơ gây hại do thời tiết, trộm cướp, và nhiều nguy cơ khác.
- Tạo môi trường sống đẹp mắt: Các công trình ngoại thất được thiết kế hài hòa với thiên nhiên nhằm tạo ra môi trường sống tiện nghi và thẩm mỹ.
- Tạo sự tiện nghi và thuận tiện: Các công trình ngoại thất, bao gồm hệ thống đường giao thông, đèn đường và các công trình công cộng như bãi đỗ xe, khu vui chơi… tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, làm việc, và giải trí.
- Tạo không gian sống xanh: Các khu công viên, vườn hoa, và không gian mở khác đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống lành mạnh và cung cấp không gian xanh cho cộng đồng.
- Tạo sự kết nối xã hội: Các công trình ngoại thất như khu vui chơi, công viên, quảng trường, và nhà hàng… thường là nơi gặp gỡ, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội.
- Tạo không gian thư giãn: Các địa điểm du lịch, bãi biển, và khu nghỉ dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người thư giãn, khám phá, và tận hưởng cuộc sống ngoài trời.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế: Các công trình ngoại thất, giúp cung cấp việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Như vậy, công trình ngoại thất không chỉ là một phần của cảnh quan xung quanh môi trường sống của chúng ta, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra một môi trường sống an toàn, tiện nghi và thú vị cho con người. Và trong việc xây dựng các công trình ngoại thất thì gỗ luôn được xem là một loại nguyên liệu có tính bền vững.
Xem thêm: Nguyên liệu bền vững là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng.
Gỗ dùng trong công trình ngoại thất.
Đặc điểm của các loại gỗ dùng trong công trình ngoại thất? Các loại gỗ được sử dụng trong các ứng dụng ngoài trời sở hữu những đặc điểm độc đáo, chúng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền và thẩm mỹ cho các công trình. Cụ thể như sau:
- Khả năng chống chịu thời tiết: Gỗ dùng trong công trình ngoại thất cần có khả năng chống chịu trước các tác động tiêu cực của môi trường, bao gồm ánh nắng mặt trời, mưa, tuyết, biến đổi khí hậu và chống mục nát, nấm mốc.
- Màu sắc và thẩm mỹ: Màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên của gỗ đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí và thiết kế ngoại thất. Một số loại gỗ có màu sắc và đặc điểm thẩm mỹ riêng biệt, giúp tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho công trình.
- Độ cứng và độ bền cơ học: Các công trình ngoại thất thường phải chịu áp lực và tác động mạnh từ môi trường xung quanh. Do đó, gỗ cần có độ cứng và độ bền cơ học cao để đảm bảo tính ổn định và độ bền của các chi tiết và kết cấu.
- Chống mục nát và nấm mốc: Khả năng chống mục nát và nấm mốc là yếu tố quan trọng để kéo dài tuổi thọ và duy trì tính thẩm mỹ của các công trình ngoại thất.
- Tính dẻo dai và độ co dãn nhiệt: Sự thay đổi về nhiệt độ tại các không gian ngoài trời đòi hỏi sản phẩm gỗ cần có khả năng co dãn và thích nghi để tránh việc bị cong vênh hoặc nứt nẻ.
- Tính cách âm và cách nhiệt: Khả năng cách âm và cách nhiệt của gỗ có thể ảnh hưởng đến môi trường âm thanh và nhiệt độ bên trong. Do đó, tính chất này cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn loại gỗ ngoài trời phù hợp.
Tóm lại, việc hiểu các đặc tính và ứng dụng của gỗ trong các công trình xây dựng ngoài trời sẽ hỗ trợ cho quá trình lựa chọn và sử dụng gỗ một cách hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự bền bỉ của đồ vật.
Xem thêm: Các ứng dụng của gỗ tự nhiên trong đời sống con người.
Phân loại gỗ dùng trong công trình ngoại thất.
Gỗ dùng trong công trình ngoại thất có mấy loại? Trong lĩnh vực xây dựng công trình ngoại thất, chủ yếu có 02 loại gỗ chính, đó là gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo, cụ thể như sau:
- Gỗ tự nhiên: Gỗ tự nhiên là nguyên liệu chính để xây dựng các công trình ngoại thất nhờ vào đặc tính vật lý và cơ học độc đáo. Những loại gỗ tự nhiên thường được ưa chuộng bao gồm Gỗ Sồi (Oak), gỗ Lim (Tali), gỗ Giá Tỵ (Teak), gỗ Gõ Đỏ (Doussie), gỗ Hương (Padouk), và nhiều loại gỗ khác. Chúng đều có chất lượng tốt và sở hữu vẻ đẹp riêng. Ngoài ra, vẻ đẹp của gỗ tự nhiên không chỉ nằm ở độ bền và tính ổn định, mà còn ở sự độc đáo mà nó mang lại. (Tìm hiểu gỗ tự nhiên là gì?).
- Gỗ nhân tạo: Gỗ nhân tạo, còn được gọi là gỗ kỹ thuật hoặc gỗ công nghiệp, là sản phẩm được tạo ra bằng cách kết hợp gỗ tự nhiên với các hợp chất. Gỗ nhân tạo thường được ưa chuộng vì khả năng chống mục nát, kháng thời tiết tốt, và khả năng tùy chỉnh màu sắc. Loại gỗ này có sự linh hoạt trong việc tạo ra các sản phẩm đa dạng, phù hợp với các môi trường và nhu cầu cụ thể. (Tìm hiểu gỗ nhân tạo là gì?).
Nhìn chung, việc lựa chọn giữa gỗ tự nhiên hay và gỗ nhân tạo để xây dựng công trình ngoại thất phụ thuộc vào mục đích sử dụng, chi phí dự án và sở thích của gia chủ. Cả hai loại đều có ưu điểm và hạn chế riêng, và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm độc đáo và đáp ứng nhu cầu xây dựng đa dạng. Nếu muốn tối ưu hiệu quả sử dụng, cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng cần phải chú ý đến vòng đời sản phẩm, cũng như các xu hướng phát triển bền vững.
Xem thêm: Các ưu điểm của gỗ tự nhiên và cách tối ưu.
Các loại gỗ tự nhiên dùng trong công trình ngoại thất.
Gỗ tự nhiên dùng trong công trình ngoại thất có những loại phổ biến nào? Trên thị trường, có một số loại gỗ tự nhiên phổ biến được ưa chuộng do bởi tính chất và ưu điểm đặc biệt mà chúng mang lại cho các dự án ngoại thất. Bao gồm:
- Gỗ Mun (Ebony): Gỗ Mun nổi tiếng với màu đen đặc trưng, mang lại sự sang trọng và độc đáo cho các sản phẩm ngoại thất cao cấp như bàn, ghế và đồ trang trí ngoại thất.
- Gỗ Louro Gamela: Gỗ Louro Gamela có màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên, giúp tạo điểm nhấn và tăng cường tính thẩm mỹ cho các công trình ngoại thất, nhằm tạo sự hài hòa với môi trường xung quanh.
- Gỗ Căm Xe (Pyinkado): Gỗ Căm Xe sở hữu độ bền và tính thẩm mỹ cao, giúp đảm bảo sự lâu bền của những công trình ngoại thất trong các điều kiện khắc nghiệt.
- Gỗ Dibetou (Lovoa Trichilioides): Gỗ Dibetou với vẻ đẹp tự nhiên và khả năng chống mục nát giúp đảm bảo độ bền của sản phẩm ngoại thất theo thời gian.
- Gỗ Iroko (Milicia Excelsa): Gỗ Iroko có tính chất vật lý và cơ học tốt, giúp tăng khả năng chống chịu với sự thay đổi của thời tiết, giúp những công trình xây dựng duy trì vẻ đẹp và gia tăng tuổi thọ.
- Gỗ Trắc Lai (Senya): Trắc Lai có độ cứng và sức mạnh cơ học tốt, thích hợp cho các sản phẩm ngoại thất đòi hỏi độ bền, ổn định và khả năng chịu tải tốt.
- Gỗ Thông (Pine): Gỗ Thông thường được sử dụng cho những công trình ngoại thất vì tính nhẹ, dễ dàng xử lý và cắt, giúp giảm trọng lượng cho cấu trúc xây dựng.
- Gỗ Lim (Tali): Gỗ Lim được ưa chuộng vì độ bền và khả năng chống thời tiết lý tưởng, rất phù hợp cho sàn gỗ ngoài trời và các sản phẩm ngoại thất chịu nắng, mưa, và ẩm ướt. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
- Gỗ Giá Tỵ (Teak): Gỗ Giá Tỵ nổi tiếng với khả năng chống mục nát và kháng nước xuất sắc. Bên cạnh đó, gỗ Giá Tỵ có thể duy trì độ bóng và màu sắc tự nhiên mà không cần bảo trì thường xuyên.
- Gỗ Gõ Đỏ (Doussie): Gỗ Gõ Đỏ không chỉ có màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên mà còn có khả năng chống mục nát tốt, phù hợp cho các sản phẩm ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.
- Gỗ Hương (Padouk): Gỗ Hương có màu đỏ đặc trưng và khả năng chống mục nát và kháng nước tốt, giúp tạo sự bền bỉ cho các sản phẩm ngoại thất.
Các loại gỗ này có những điểm đặc thù riêng, và việc sử dụng chúng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công trình và sở thích của người sử dụng. Hơn nữa, trên thị trường gỗ hiện nay, còn có sẵn nhiều loại gỗ nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thì việc tìm kiếm nhà cung cấp gỗ uy tín là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần làm. Ví dụ, chúng ta có thể đánh giá nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí bao gồm thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Xem thêm: Tổng hợp các loại gỗ tự nhiên phổ biến nhất hiện nay.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các loại gỗ phù hợp dành cho công trình ngoại thất, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra việc lựa chọn loại gỗ phù hợp cho công trình ngoại thất không chỉ đòi hỏi kiến thức về các đặc điểm vật lý và cơ học của gỗ, mà còn phải xem xét mục đích sử dụng, chi phí và sở thích của chủ sở hữu. Hơn nữa, để tạo ra các không gian ngoại thất tiện nghi và sang trọng, việc hợp tác với những nhà cung cấp uy tín là một yếu tố không thể thiếu
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Các loại gỗ dành cho công trình xây dựng.
- Các loại gỗ dành cho công trình kiến trúc.
- Các loại gỗ dành cho sản xuất nội thất.
- Các loại gỗ dành cho công trình ngoại thất.
- Các loại gỗ dành cho sản xuất đồ ngoại thất.
- Các loại gỗ dành cho sản xuất đồ gia dụng.
- Các loại gỗ dành cho sản xuất đồ trang trí.