Mặc dù độ ẩm là điều kiện cần thiết để các sản phẩm gỗ duy trì được màu sắc, hình dạng và vẻ đẹp tự nhiên. Tuy nhiên, cùng với côn trùng, nấm mốc, ánh sáng và nhiệt độ… thì độ ẩm cũng là một trong những tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến nhất. Nếu như độ ẩm của gỗ thay đổi một cách đột ngột và kéo dài sẽ mang đến nhiều kết quả tiêu cực, bao gồm mất đi tính thẩm mỹ, suy giảm độ cứng, độ bền hoặc tuổi thọ của sản phẩm bị rút ngắn. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu độ ẩm của gỗ là gì, kể từ khái niệm, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục hiệu quả.
Độ ẩm của gỗ là gì? Khái niệm, ảnh hưởng và biện kháp khắc phục.
Giới thiệu về độ ẩm.
Tìm hiểu khái niệm độ ẩm của gỗ? Độ ẩm theo thuật ngữ Tiếng Anh là Moisture, nhằm chỉ tỷ lệ lượng nước ở bên trong một vật liệu bất kỳ, ví dụ như chúng ta thường nghe độ ẩm của gỗ, độ ẩm của đất hoặc độ ẩm của không khí… Trong ngành gỗ, độ ẩm của gỗ là tỷ lệ phần trăm nước có trong gỗ so với tổng khối lượng gỗ. Độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến các tính chất của gỗ, chẳng hạn như độ bền, độ cứng, khả năng chống mối mọt, côn trùng… Độ ẩm của gỗ thường được đo bằng thiết bị chuyên dụng, và hầu hết đều dựa trên nguyên lý đo điện trở của gỗ.
Vai trò của độ ẩm đối với gỗ? Độ ẩm có thể tác động đến gỗ cả từ hai phía, bao gồm độ ẩm có sẵn bên trong cây gỗ và độ ẩm ngoài môi trường. Đối với độ ẩm bên trong gỗ, sau khi thu hoạch người ta sẽ thực hiện kỹ thuật sấy gỗ để đạt được độ ẩm lý tưởng, thường là từ 8% cho đến 13%. Ngoài ra, mặc dù trải qua quá trình sấy nhưng nếu chúng ta sử dụng gỗ ở ngoài môi trường trong một thời gian đủ dài, độ ẩm trong sản phẩm có thể giao động từ 15 – 18%, đây là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu độ ẩm tăng lên quá mức, gỗ sẽ hấp thụ thêm một lượng nước, điều này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển như côn trùng, vi khuẩn hoặc nấm mốc. Ngược lại, khi độ ẩm của gỗ giảm quá mức có thể dẫn đến tình trạng nứt nẻ và co rút, đồng thời làm suy giảm độ bền của sản phẩm.
Xem thêm: Tác nhân gây hại cho gỗ là gì Các tác nhân gây hại phổ biến.
Cách thức gây hại của độ ẩm đối với gỗ.
Độ ẩm gây hại cho gỗ theo cách thức như thế nào? Như đã trình bày ở trên, khi sản phẩm gỗ tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, phân tử nước có khả năng thẩm thấu vào cấu trúc tế bào của gỗ. Điều này dẫn đến tình trạng tăng tỷ lệ nước hay tăng độ ẩm bên trong sản phẩm gỗ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của các yếu tố gây hại như côn trùng, nấm mốc, hay vi khuẩn.
Ngược lại, khi sản phẩm được sử dụng tại những địa điểm khô và nóng, hơi nước bên trong gỗ sẽ di chuyển ra bên ngoài. Việc này làm hàm lượng phân tử nước bên trong gỗ giảm đi và dẫn đến một số hệ luỵ như: Biến đổi màu sắc, hình dạng, tạo ra các vết nứt và làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của gỗ. Cùng với đó là giảm độ bền, độ cứng, hiệu suất sử dụng kém, và tất nhiên tuổi thọ của sản phẩm không thể duy trì lâu dài.
Xem thêm: Côn trùng gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Ảnh hưởng của độ ẩm đối với gỗ.
Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đối với sản phẩm gỗ? Sự thay đổi độ ẩm bên trong cấu trúc gỗ sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chất lượng, tính năng và tuổi thọ của sản phẩm.
Cụ thể về sự ảnh hưởng của độ ẩm đối với sản phẩm gỗ như sau:
- Làm thay đổi tính thẩm mỹ: Thông thường, theo quy trình thì nguyên liệu gỗ sẽ được sấy nhằm đạt độ ẩm nhất định để duy trì màu sắc ổn định qua thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu độ ẩm của gỗ thay đổi một cách đột ngột với thời gian dài sẽ gây ra sự biến đổi về màu sắc và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?).
- Làm thay đổi hình dạng ban đầu: Khi độ ẩm thay đổi theo chiều hướng giảm dần, gỗ sẽ khô và mất nước, điều này khiến sản cho phẩm dễ bị co ngót và biến dạng. Khi gỗ bị biến dạng, sản phẩm sẽ không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, đồng thời các tính năng cũng bị ảnh hưởng.
- Làm giảm độ bền và độ cứng: Ngược lại, khi gỗ ở trong môi trường quá ẩm, thiếu ánh sáng và không khí tù đọng sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, mối mọt phát triển. Điều này làm suy giảm độ bền và độ cứng, cũng như tuổi thọ của sản phẩm cũng suy giảm dần đi.
- Tạo điều kiện cho sinh vật khác: Có thể thấy, những sản phẩm gỗ có độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng hại gỗ… Đồng nghĩa với việc gỗ có nguy cơ cao bị mục nát, suy giảm chất lượng và hiệu suất sử dụng.
- Làm giảm hiệu suất sử dụng: Sự thay đổi độ ẩm khiến gỗ bị giảm độ cứng, độ bền và khả năng kháng mối mọt… Vì vậy, các sản phẩm sẽ khó đáp ứng được các chức năng ban đầu. Chẳng hạn như những chiếc ghế dễ gãy, không chịu được trọng lượng người ngồi, trong khi sàn gỗ ẩm ướt có thể gây trơn trượt hay bàn làm việc bị biến dạng sẽ trở nên gồ ghề, gây cảm giác khó chịu…
- Làm giảm tuổi thọ sản phẩm: Quá trình thay đổi độ ẩm của gỗ có thể dẫn đến việc suy giảm độ bền, gây mục nát, nứt nẻ hoặc biến dạng… Tất cả hậu quả này đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm gỗ.
Tóm lại, từ những ảnh hưởng tiêu cực trên đây, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc duy trì độ ẩm ổn định trong suốt quá trình sản xuất cũng như sử dụng sản phẩm gỗ.
Xem thêm: Tính thẩm mỹ của gỗ là gì? Các đặc điểm thẩm mỹ của gỗ phổ biến.
Các biện pháp giúp khắc phục tác hại của độ ẩm.
Đâu là những biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của độ ẩm đối với gỗ? Để giúp duy trì độ ẩm của gỗ và hạn chế những tác hại, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Sử dụng ở nơi thông thoáng: Để giảm nguy cơ gỗ bị ẩm hoặc khô một cách bất thường, chúng ta nên đảm bảo môi trường sử dụng sản phẩm gỗ luôn thông thoáng. Đồng thời không để gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, vì đây là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm bị khô. (Tìm hiểu ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?).
- Dùng gỗ sấy để gia công: Việc sử dụng gỗ sấy trong quy trình gia công giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn giữ được chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, khi duy trì độ ẩm ổn định sẽ giúp đảm bảo được tính năng, hiệu suất và tuổi thọ của sản phẩm. (Tìm hiểu sấy gỗ là gì?).
- Xử lý bề mặt kháng nước: Trong quy trình xử lý bề mặt gỗ, việc áp dụng các chất phủ hoặc sơn chống nước là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự thay đổi về độ ẩm. Điều này tạo ra lớp bảo vệ, giúp ngăn chặn sự thay đổi về lượng nước bên trong cấu trúc gỗ, nhờ đó giảm tình trạng biến dạng sản phẩm. (Tìm hiểu xử lý bề mặt gỗ là gì?).
- Sử dụng gỗ kháng nước tốt: Chúng ta có thể sử dụng các loại gỗ có khả năng chống nước cao, giúp bảo đảm duy trì độ ẩm ở mức ổn định và không gây biến dạng sản phẩm. Một số loại gỗ tự nhiên có khả năng kháng nước phổ biến, như gỗ Sồi, Óc Chó, Xoan Đào hoặc Lim…
- Thường xuyên vệ sinh sản phẩm: Việc thường xuyên vệ sinh sản phẩm gỗ giúp chúng ta kịp thời lau khô những vị trí bị ẩm quá mức. Đồng thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng sản phẩm, như rạn, nứt, gãy hoặc bị côn trùng, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác tấn công. (Tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
- Bảo trì một cách đều đặn: Bảo trì định kỳ giúp chúng ta duy trì được hiệu suất sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, có thể phát hiện và sửa chữa các chi tiết bị hư hại một cách kịp thời.
Nhìn chung, việc hiểu rõ những tác hại của độ ẩm và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp, giúp chúng ta không chỉ bảo vệ tính thẩm mỹ, mà còn duy trì tính năng của sản phẩm gỗ trong thời gian dài.
Xem thêm: Chất chống ẩm cho gỗ là gì? Lợi ích và các lưu ý khi sử dụng.
Các loại gỗ tự nhiên chống ẩm tốt.
Những loại gỗ tự nhiên phổ biến có khả năng kháng nước? Các loại gỗ tự nhiên phổ biến được nhiều đơn vị gia công sử dụng để tạo ra những sản phẩm duy trì được độ ẩm thích hợp, bao gồm:
- Gỗ Louro Gamela: Gỗ Louro Gamela, sở hữu dải màu từ vàng đến nâu, không chỉ tạo nên vẻ ấm áp và sang trọng mà còn có khả năng kháng nước cao. Là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm, như ván sàn, cửa, bàn ghế, và tủ…
- Gỗ Cedrinho: Với dải màu đa dạng từ vàng đến đỏ vàng, gỗ Cedrinho không chỉ nổi bật với độ cứng và bền, mà còn có khả năng kháng nước. Được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ ngoại thất như sàn gỗ, hàng rào, bàn ăn hoặc tủ…
- Gỗ Sồi (Oak): Gỗ Sồi không chỉ đẹp với màu vàng nhạt hoặc đỏ, mà còn sở hữu khả năng dễ gia công và dễ bảo quản. Nhờ có khả năng kháng nước tốt, loại gỗ này đã trở thành lựa chọn phổ biến cho quá trình làm mái nhà, sàn gỗ, bàn, ghế, và tủ…
- Gỗ Tần Bì (Ash): Với màu nâu nhạt hoặc màu trắng thuần khiết, gỗ Tần Bì mang lại những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Không chỉ vậy, loại gỗ này còn có khả năng chống nước tốt, phù hợp cho quá trình gia công hàng rào, bậc thang, sàn gỗ, tủ, và giường…
- Gỗ Óc Chó (Walnut): Gỗ Óc Chó có màu nâu và độ cứng tốt, phù hợp cho các công đoạn sản xuất đồ ngoại thất và nội thất như hàng rào, bàn gia tiên, bàn tiếp khách, ghế đôn gỗ, tủ và kệ tivi… Đặc biệt, khả năng chống nước của Óc Chó giúp bảo vệ sản phẩm khỏi sự thay đổi độ ẩm và mục nát.
- Gỗ Xoan Đào (Sapele): Màu vàng nhạt của gỗ Xoan Đào không chỉ mang lại sự sáng sủa và sang trọng, mà còn có khả năng chịu lực, nhiệt độ, độ bền cao và chống nước tốt. Có thể nói, khả năng chống nước của gỗ Xoan Đào đã giúp ích rất nhiều trong các ứng dụng xây dựng và thiết kế nội thất.
Tóm lại, một khi hiểu các đặc tính của gỗ, chúng ta có thể lựa chọn và sử dụng những loại gỗ tự nhiên có khả năng kháng nước, chống ẩm tốt. Nhờ đó, giúp sản phẩm duy trì được vẻ đẹp và tuổi thọ sử dụng trong suốt thời gian dài. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nguồn gỗ nhập khẩu từ các nhà cung cấp gỗ uy tín, nhằm tìm ra những nguyên liệu vừa đảm bảo về tính thẩm mỹ, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Gỗ nhập khẩu là gì? Danh sách các loại gỗ nhập khẩu phổ biến.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu độ ẩm của gỗ là gì, bao gồm khái niệm, ảnh hưởng và các biện pháp khắc phục, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra sản phẩm gỗ nên được tạo ra từ nguồn nguyên liệu được xử lý và sấy khô đến khi đạt được độ ẩm lý tưởng (8%-13%). Điều này giúp đảm bảo được gỗ có thể giữ nguyên được tính thẩm mỹ ban đầu và duy trì hiệu suất sử dụng trong thời gian dài lâu.