Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Trám gỗ, chà nhám, đánh bóng hoặc sơn phủ… là một số biện pháp phổ biến có thể giúp khắc phục các khuyết điểm trên sản phẩm gỗ, bao gồm biến dạng, cong vênh, trương nở, co ngót, lồi lõm, sần sùi, phai màu hoặc nứt nẻ Trong đó, trám gỗ là một trong những kỹ thuật quan trọng, được thực hiện trong cả quá trình gia công hoặc bảo trì gỗ. Nhờ đó, giúp đảm bảo chất lượng, chức năng, độ bền, hiệu suất sử dụng, tuổi thọtính thẩm mỹ của sản phẩm. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các phương pháp trám gỗ, kể từ khái niệm, đặc điểm cho đến xu hướng phát triển trong ngành gỗ hiện nay.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Giới thiệu về trám gỗ.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Tìm hiểu khái niệm trám gỗ là gì? Trám gỗ theo thuật ngữ tiếng AnhFilling Holes on Wood, nhằm chỉ quá trình lấp đầy các vết lõm gỗ, nứt nẻ, trầy xước, hoặc do lực tác động mạnh hay côn trùng gây hại trên bề mặt gỗ bằng những vật liệu trám chuyên dụng. Nhờ đó, giúp gỗ trở nên nhẵn mịn, không bị ảnh hưởng xấu bởi nhiều tác nhân gây hại từ môi trường như là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nấm mốc hoặc côn trùng… Điều này góp phần giúp chức năng hoạt động ổn định hơn, đảm bảo hiệu suất sử dụng, độ bền cùng với tính thẩm mỹ của các sản phẩm gỗ, bao gồm vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất hoặc trang trí

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vật liệu có thể dùng để trám gỗ. Trong đó một số hóa chất như keo epoxy, chất trám khe, bột trét gỗ… có khả năng mau khô và bền, chắc. Ngoài ra, những vật liệu tự nhiên như sáp ong, bột gỗ hoặc tro… cũng được sử dụng phổ biến vì chúng an toàn cho sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp vết trám vừa chắc chắn vừa đẹp mắt.

Bên cạnh việc lựa chọn vật liệu phù hợp với từng loại gỗ, chúng ta nên ứng dụng đúng phương pháp trám, nhằm giúp đảm bảo sản phẩm có thể khôi phục lại chức năng, độ bền cũng như vẻ đẹp tự nhiên. Hiện nay có 02 phương pháp trám gỗ phổ biến, bao gồm phương pháp thủ công và phương pháp sử dụng máy móc hiện đại.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Có thể nói đối với ngành gỗ, trám gỗ là một khâu quan trọng được thực hiện trong quá trình gia côngbảo trì gỗ, cùng với vệ sinh, chà nhám, đánh bóng, sơn phủbảo quản gỗ… Tất cả những công đoạn này đều đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như sự tỉ mỉ của người thợ, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng luôn có chất lượng tốt nhất.

Xem thêm: Trám gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Quy trình trám gỗ.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Quy trình trám gỗ bao gồm những bước nào? Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp trám gỗ phù hợp, chúng ta nên tuân thủ 05 bước trám cơ bản, nhằm khắc phục các khuyết điểm một cách hiệu quả.

Dưới đây là 05 bước chính của quy trình trám gỗ, bao gồm:

  • Bước 1 – Chuẩn bị vật liệu trám: Hiện nay, có nhiều loại vật liệu trám, như bột gỗ, bột trét, nhựa, epoxy, keo trám, sáp ong… sở hữu các đặc điểm về độ bền, độ cứng, màu sắc hoặc độ mịn khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn những loại phù hợp với đặc tính và chức năng của sản phẩm gỗ. Bên cạnh đó, tại bước này bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như bay, dùi đục, giấy nhám, máy khoan, máy trám hoặc khăn lau…
  • Bước 2 – Xử lý vị trí trám: Trước khi trám, chúng ta cần xác định và vệ sinh vị trí xuất hiện khuyết điểm như vết lõm gỗ, nứt nẻ, trầy xước, hoặc do lực tác động mạnh hay côn trùng gây hại. Việc này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, các tạp chất để vật liệu trám có thể bám dính một cách bền bỉ hơn. Nếu cần thiết, chúng ta nên tiến hành đục, khoan hoặc chà nhám tại những vị trí cần xử lý để nâng cao hiệu quả.
  • Bước 3 – Thực hiện trám gỗ: Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chúng ta tiến hành lắp đầy vật liệu trám lên vị trí cần xử lý. Sau đó, chúng ta cần gạt bớt những phần dư thừa bằng cách dùng dao, bay hoặc công cụ tương tự. Cuối cùng, dùng khăn sạch lau khô bề mặt xung quanh và hong khô vết trám, nhằm giúp các bước sau được thực hiện hiệu quả.
  • Bước 4 – Mài mịn bề mặt: Sau khi nguyên liệu trám đã hoàn toàn khô và cứng lại, chúng ta có thể sử dụng giấy nhám hoặc máy móc chuyên dụng để mài mịn bề mặt gỗ. Điều này không chỉ giúp cho sản phẩm trở nên thẩm mỹ hơn, mà còn giúp quá trình sơn phủ sau đó được thực hiện một cách hiệu quả hơn.
  • Bước 5 – Sơn phủ bề mặt: Cuối cùng, bề mặt gỗ cần được sơn phủ một số chất bảo vệ, như chất chống thấm, chống mối mọt, chống nấm mốc, chống cháy… để tăng khả năng chống chịu trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Ngoài ra, chúng ta có thể lựa chọn loại sơn có màu sắc hay độ bóng phù hợp để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm

Như vậy, việc chúng ta thực hiện đúng từng bước theo quy trình trám gỗ đã trình bày bên trên sẽ giúp cho sản phẩm đảm bảo được tính năng, duy trì hiệu suất sử dụng, tính thẩm mỹ cũng như nâng cao tuổi thọ. Ngoài ra, chúng ta nên lựa chọn phương pháp trám sao cho phù hợp với các yêu cầu về độ bền, mức độ phức tạp của khuyết điểm cùng chi phí thực hiện, nhằm mang lại kết quả tốt nhất. 

Xem thêm: Tìm hiểu các bước thực hiện quy trình trám gỗ.

Vai trò của công đoạn trám gỗ.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Công đoạn trám gỗ mang lại những lợi ích gì? Nếu chúng ta biết cách chọn phương pháp trám gỗ phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật thì có thể mang đến nhiều lợi ích quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Khắc phục những khuyết điểm: Công đoạn trám gỗ giúp khắc phục các khuyết điểm trên bề mặt gỗ, chẳng hạn như vết lõm gỗ, nứt nẻ, trầy xước, hoặc do lực tác động mạnh hay côn trùng gây hại. Điều này giúp bề mặt gỗ trở nên phẳng mịn và thẩm mỹ. (Tìm hiểu khuyết điểm của gỗ là gì?).
  • Ngăn chặn tác nhân gây hại: Trong một số trường hợp, các khuyết điểm trên bề mặt gỗ có thể lan rộng, từ đó gây ra hư hại nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, chúng ta nên khắc phục, cũng như trám sản phẩm càng sớm càng tốt để tránh khỏi trường hợp phải cắt bỏ chi tiết gỗ, khiến cho nguyên liệu bị lãng phí. (Tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
  • Phục hồi chức năng ban đầu: Có thể thấy, vết lõm gỗ, nứt nẻ, trầy xước, hoặc lực tác động mạnh hay côn trùng gây hại không chỉ làm mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, độ bền cũng như độ cứng của gỗ. Vì vậy, nếu gỗ được thực hiện trám đúng cách sẽ có thể phục hồi chức năng như ban đầu, giúp cho sản phẩm hoạt động tốt hơn. (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
  • Gia tăng tuổi thọ sản phẩm: Như đã đề cập trước đó, việc trám gỗ giúp tăng cường độ bền, độ cứng cũng như khả năng kháng lực của gỗ. Vì vậy, biện pháp xử lý này có thể giúp cho sản phẩm duy trì được hiệu suất sử dụng và nâng cao tuổi thọ. (Tìm hiểu tuổi thọ của gỗ là gì?).
  • Tăng vẻ đẹp của sản phẩm: Nếu lựa chọn đúng vật liệu và thực hiện phương pháp trám gỗ phù hợp, thì toàn bộ bề mặt sẽ có sự đồng nhất về màu sắc hoặc độ bóng… Nhờ đó, giúp cho sản phẩm nâng cao tính thẩm mỹ, đáp ứng thị hiếu của người sử dụng. (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?). 

Nhìn chung, công đoạn trám gỗ là một kỹ thuật gia công và khắc phục các khuyết điểm trên gỗ phổ biến. Việc này không chỉ giúp ngăn chặn sự tấn công của tác nhân gây hại bên ngoài môi trường, mà còn góp phần đảm bảo tính năng, độ bền và gia tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Xem thêm: Ngành chế biến gỗ là gì? Vai trò của ngành chế biến gỗ?

Các phương pháp trám gỗ.

Phương pháp trám gỗ thủ công.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Phương pháp trám gỗ thủ công có ưu nhược điểm gì? Phương pháp trám gỗ thủ công yêu cầu người thợ mộc sử dụng các công cụ đơn giản như dùi, đục, bay trám, giấy chà nhám, dao gạt keo trám… để xử lý khuyết điểm trên sản phẩm. Vì vậy, phương pháp này rất dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên trám gỗ thủ công lại tốn nhiều thời gian cùng với một số nhược điểm khác.

Cụ thể, ưu và nhược điểm của phương pháp trám gỗ thủ công bao gồm:

Ưu điểm của phương pháp trám gỗ thủ công:

  • Đơn giản, dễ thực hiện: Phương pháp này sử dụng các dụng cụ đơn giản và dễ tìm kiếm.
  • Tiết kiệm chi phí: Phương pháp này không yêu cầu sử dụng các thiết bị máy móc phức tạp, giúp tiết kiệm nhiều chi phí.
  • Khả năng kiểm soát cao: Phương pháp này giúp người thợ dễ dàng kiểm soát được độ dày, độ cứng của vật liệu trám, giúp tạo ra các vết trám đẹp mắt và hài hòa với bề mặt gỗ.

Nhược điểm của phương pháp trám gỗ thủ công:

  • Tốn thời gian: Khi thực hiện phương pháp này, người thợ phải thực hiện nhiều thao tác thủ công, mất thời gian và công sức.
  • Dễ sai sót: Phương pháp trám gỗ thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ, bởi vì nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm cho vết trám bị gồ ghề, không đẹp mắt và kém bền.

Phương pháp trám gỗ bằng máy móc hiện đại.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Phương pháp trám gỗ bằng máy móc hiện đại có ưu nhược điểm gì? Trám gỗ bằng máy móc hiện đại giúp lấp đầy các khuyết điểm trên bề mặt của sản phẩm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này lại yêu cầu người thợ phải trang bị dụng cụ cần thiết, cũng như có khả năng sử dụng chúng hiệu quả. Một số loại máy được ứng dụng phổ biến trong quá trình trám gỗ như máy trám gỗ, máy khoan, máy chà nhám và máy phun sơn ở công đoạn cuối cùng.

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm cụ thể của phương pháp trám gỗ bằng máy móc hiện đại, bao gồm:

Ưu điểm của phương pháp trám gỗ bằng máy móc hiện đại:

  • Tốc độ nhanh: Phương pháp này giúp tiết kiệm nhiều thời gian gia công hoặc xử lý các khuyết điểm trên gỗ hơn so với phương pháp trám thủ công.
  • Độ chính xác cao: Phương pháp này giúp tạo ra các vết trám có độ chính xác cao, giúp tiết kiệm tối đa công sức và nguyên vật liệu.
  • Chất lượng cao: Phương pháp này giúp tạo ra các vết trám vừa đẹp mắt vừa có độ bền cao, chống chịu tốt trước những tác nhân gây hại từ môi trường hoặc lực tác động bên ngoài.

Nhược điểm của phương pháp trám gỗ bằng máy móc hiện đại:

  • Không dễ sử dụng: Bởi vì dùng đến nhiều máy móc hiện đại, nên phương pháp này yêu cầu người thợ phải dành thời gian để đọc hướng dẫn sử dụng hoặc tham gia đào tạo một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, chúng ta nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn, chẳng hạn như găng tay, khẩu trang, kính mắt…
  • Chi phí cao: Phương pháp này yêu cầu chúng ta trang bị nhiều loại máy móc phức tạp, gây tốn kém chi phí. Ngoài ra, chúng ta cần bảo trì thiết bị thường xuyên để đảm bảo chất lượng và hạn chế những tai nạn có thể xảy ra nếu máy bị hư hỏng.

Tóm lại, việc chúng ta lựa chọn phương pháp trám gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của khuyết điểm trên bề mặt gỗ, loại gỗ hay chi phí thực hiện. Lưu ý rằng, dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào thì cũng đều yêu cầu người thực hiện cần phải cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn trám gỗ.

Xem thêm: Các phương pháp gia công gỗ phổ biến? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Xu hướng phát triển của công đoạn trám gỗ.

Các phương pháp trám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.

Đâu là những xu hướng trám gỗ mới? Thị trường và ngành sản xuất đồ gỗ đang hướng tới xu hướng sử dụng các sản phẩm gỗ thông minh, quá trình sản xuất cần phải thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng nhằm đảo bảo sự phát triển bền vững. Tất cả những điều này đã khiến cho việc áp dụng các phương pháp trám gỗ của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi nhất định. 

Dưới đây là một số xu hướng mới khi thực hiện phương pháp trám gỗ, cụ thể như sau:

  • Xu hướng sử dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ hiện đại kết hợp với AI, Big Data, IoT hoặc công nghệ viễn thám… đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất. Những thiết bị này giúp chúng ta sớm phát hiện ra các khuyết điểm và tiến hành xử lý, tạo ra vết trám có độ chính xác cao, đồng đều và đẹp mắt.
  • Xu hướng thân thiện với môi trường: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vật liệu trám gỗ có tính thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Nghĩa là những nguyên liệu được làm từ các nguồn tài nguyên tái tạo, không chứa hóa chất độc hại, như bột gỗ tự nhiên hoặc sáp ong.
  • Xu hướng sử dụng vật liệu trám bền vững: Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đang quan tâm đến các vật liệu trám gỗ có tác dụng lâu dài, bền vững, bao gồm bột trét gỗ hoặc keo dán gỗ. Điều này giúp cho sản phẩm sau khi được xử lý có thể chống chịu tốt trước những tác động xấu của môi trường và duy trì được vẻ đẹp trong thời gian lâu dài. 
  • Xu hướng sử dụng vật liệu đẹp tự nhiên: Bên cạnh độ bền, người tiêu dùng còn quan tâm đến tính thẩm mỹ của các chi tiết gỗ sau khi trám. Điều này khuyến khích người thợ lựa chọn vật liệu trám gỗ có màu sắc tự nhiên, gần giống với vẻ đẹp ban đầu của sản phẩm, giúp tạo ra vết trám hài hòa với bề mặt gỗ.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu các phương pháp trám gỗ, bao gồm khái niệm, đặc điểm và xu hướng phát triểnTimber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra những lợi ích quan trọng mà công đoạn trám gỗ mang lại trong quá trình gia côngbảo trì đồ gỗ. Việc này giúp chúng ta có thể khắc phục các khuyết điểm trên bề mặt gỗ, giúp bảo vệ gỗ tránh khỏi sự tấn công bởi nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Chẳng hạn như là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, côn trùng, mối mọt hoặc nấm mốc… Từ đó, giúp cho sản phẩm hồi phục được chức năng ban đầu, đảm bảo độ bền, hiệu suất sử dụng, tuổi thọ và cả tính thẩm mỹ.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.