Ánh sáng, côn trùng, nấm mốc, nhiệt độ và độ ẩm… được xem là những tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến. Trong đó, ánh sáng tự nhiên tuy vừa có lợi nhưng cũng mang đến một số tác hại đáng kể cho sản phẩm gỗ. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về ánh sáng gây hại cho gỗ là gì, bao gồm khái niệm, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục.
Ánh sáng gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục.
Giới thiệu về ánh sáng.
Tìm hiểu khái niệm ánh sáng là gì? Ánh sáng theo thuật ngữ Tiếng Anh là Light, nhằm chỉ các dạng năng lượng điện từ, bao gồm nhiều bước sóng khác nhau, như tia Gamma, tia X, tia tử ngoại (UV), ánh sáng nhìn thấy (từ 380 – 760nm), tia hồng ngoại (IR), viba và radio. Trong điều kiện thông thường, nguồn ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được chủ yếu đến từ mặt trời, lửa, đèn điện, đèn pin và các thiết bị chiếu sáng khác.
Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với sản phẩm gỗ là gì? Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với sản phẩm gỗ, cả về mặt thẩm mỹ lẫn chất lượng. Về mặt thẩm mỹ, ánh sáng có thể giúp tăng cường vẻ đẹp của sản phẩm gỗ. Chẳng hạn, khi được chiếu sáng, các vân gỗ sẽ trở nên rõ nét và nổi bật hơn, tạo nên sự sang trọng và tinh tế cho sản phẩm. Ngoài ra, nếu như được ứng dụng hợp lý ánh sáng cũng có thể làm thay đổi màu sắc của gỗ và mang đến những hiệu ứng về thẩm mỹ thú vị cho không gian sống và làm việc.
Trong khi xét về mặt chất lượng, thì ánh sáng có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm gỗ. Bởi vì, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, gỗ có thể bị phai màu, nứt nẻ hoặc cong vênh. Cụ thể, khi sản phẩm gỗ thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm phai màu sắc của gỗ, khiến sản phẩm bị mất đi vẻ đẹp ban đầu. Bên cạnh đó, những tia này còn khiến cấu trúc hóa học bên trong gỗ bị thay đổi, mất độ ẩm, dẫn đến tình trạng biến dạng, suy giảm độ bền, độ cứng và hiệu suất sử dụng của gỗ. Có thể nói, ánh sáng chính là một trong những tác nhân gây hại gỗ phổ biến, do đó, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc và bảo trì một cách đều đặn.
Xem thêm: Tác nhân gây hại cho gỗ là gì Các tác nhân gây hại phổ biến.
Cách thức gây hại của ánh sáng đối với gỗ.
Ánh sáng gây hại đến gỗ bằng phương thức như thế nào? Khi ánh sáng được truyền đến bề mặt gỗ, chúng không chỉ tạo ra hiệu ứng đặc biệt về màu sắc, giúp làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, mà kéo theo đó là các bước sóng điện từ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể là các loại tia như tia X, tia tử ngoại (UV) và tia hồng ngoại có thể làm bề mặt gỗ bị phai màu, khiến tính thẩm mỹ của sản phẩm suy giảm một cách nhanh chóng. Đồng thời, chúng cũng có thể thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa, tác động đến chất bảo vệ bề mặt và cấu trúc gỗ, từ đó làm suy giảm độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Ngoài ra, nhiệt độ được tạo ra từ các tia sáng cũng có thể ảnh hưởng đến độ ẩm của gỗ, khiến sản phẩm dễ bị biến dạng và giảm hiệu suất sử dụng.
Xem thêm: Tính thẩm mỹ của gỗ là gì? Các đặc điểm thẩm mỹ của gỗ phổ biến.
Ảnh hưởng của ánh sáng đối với gỗ.
Ảnh hưởng tích cực của ánh sáng.
Những ảnh hưởng tích cực của ánh sáng đối với gỗ? Ánh sáng là một nguồn năng lượng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời, chúng mang đến nhiều lợi ích cho các sản phẩm gỗ, bao gồm:
- Tạo nên tính thẩm mỹ đặc biệt: Ánh sáng có thể tạo ra hiệu ứng làm nổi bật tính thẩm mỹ của gỗ, như màu sắc, vân gỗ, độ bóng hoặc độ nhám… Nhờ đó, giúp cho không gian xung quanh trở nên thoải mái, ấm cúng và tinh tế.
- Có thể dùng để sấy gỗ tự nhiên: Ánh sáng mặt trời có thể được tận dụng để thực hiện quy trình sấy gỗ thủ công rất hiệu quả. Phơi gỗ dưới ánh sáng mặt trời và gió tự nhiên để làm bay hơi nước, giúp giảm độ ẩm của gỗ. (Tìm hiểu sấy gỗ là gì?).
- Dùng để xử lý tác nhân hại gỗ: Ngoài ra, nhiệt độ, tia X, tia UV hoặc tia hồng ngoại còn giúp tiêu diệt và ngăn chặn các loại sinh vật gây hại đến sản phẩm. Một số tác nhân hại gỗ có thể được xử lý bởi ánh sáng, như ẩm mốc, vi khuẩn, mối mọt hoặc các loài côn trùng khác. (Tìm hiểu côn trùng gây hại cho gỗ là gì?).
Tóm lại, ánh sáng có chứa nhiều thành phần quan trọng có khả năng nâng cao tính thẩm mỹ của các sản phẩm gỗ, bao gồm công trình xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất và đồ trang trí… Ngoài ra, đây cũng là nguồn năng lượng tự nhiên giúp quy trình sấy gỗ được thực hiện một cách dễ dàng, tăng khả năng bảo vệ gỗ trước nhiều tác nhân gây hại từ môi trường.
Xem thêm: Mối mọt gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng.
Ánh sáng gây ảnh hưởng tiêu cực đối với gỗ như thế nào? Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp gỗ, ánh sáng tự nhiên cũng gây ra một số vấn đề tiêu cực cho sản phẩm gỗ, đặc biệt là khi chúng ta không quan tâm đúng mức.
Cụ thể, một số ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng đối với sản phẩm gỗ như sau:
- Làm phai màu gỗ: Ánh sáng mặt trời chứa tia X, tia UV và tia hồng ngoại, có khả năng gây ra sự thay đổi bất thường trên bề mặt gỗ, dẫn đến quá trình phai màu. Điều này làm giảm giá trị thẩm mỹ của sản phẩm và không gian xung quanh, bao gồm phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ hoặc văn phòng…
- Làm biến dạng gỗ: Các bước sóng điện từ với nhiệt độ cao có thể tác động đến thành phần hóa học của gỗ, gây ra hiện tượng oxy hóa và thay đổi cấu trúc. Kết quả là gỗ có thể bị biến dạng và qua thời gian thì không thể giữ được vẻ đẹp ban đầu.
- Làm giảm độ cứng: Năng lượng từ ánh sáng khiến các phân tử của gỗ không còn liên kết chặt chẽ. Điều này, khiến cấu trúc gỗ bị thay đổi và không thể chịu được những tác động lực lớn, khiến độ cứng của sản phẩm bị giảm đi.
- Làm giảm độ bền: Tương tự như độ cứng, ánh sáng có thể làm suy giảm độ bền của sản phẩm một cách nghiêm trọng, do gỗ bị thay đổi cấu trúc. Điều này khiến các vật dụng hằng ngày của chúng ta dễ bị hư hỏng và giảm tuổi thọ, bao gồm vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất…
- Làm nóng sản phẩm: Ánh sáng mang theo nguồn nhiệt, do đó có thể làm tăng sức nóng trên bề mặt gỗ. Điều này khiến hiệu suất sử dụng của sản phẩm bị giảm đi, chẳng hạn như khi tủ bếp quá nóng sẽ gây ảnh hưởng đến thực phẩm hoặc các loại đồ dùng bên trong.
- Thu hút sinh vật gây hại: Như đã trình bày nhiều lần trước đó, ánh sáng có thể làm thay đổi cấu trúc gỗ, giảm độ bền, độ cứng, đồng thời gây ra các vết nứt hoặc khe hở. Điều này tạo điều kiện cho nấm mốc, mối mọt sinh trưởng và phát triển.
Có thể thấy, ánh sáng mặc dù là nguồn năng lượng quan trọng trong cuộc sống của con người, nhưng chúng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sản phẩm gỗ. Vì vậy, chúng ta nên hiểu rõ các vấn đề này để có thể bảo quản gỗ một cách tốt nhất trong suốt quá trình sản xuất cũng như sử dụng.
Các biện pháp giúp khắc phục ánh sáng gây hại gỗ.
Có những biện pháp nào để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng đối với gỗ? Để giảm thiểu tác động tiêu cực của ánh sáng lên gỗ, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Bảo vệ khỏi tác động của tia UV: Sử dụng lớp phủ chống UV trên bề mặt gỗ, giúp giảm tác động của tia tử ngoại ảnh hưởng đến bề mặt và cấu trúc gỗ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ màu sắc tự nhiên mà còn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
- Lựa chọn đèn chiếu sáng phù hợp: Chúng ta nên sử dụng đèn LED hiện đại để chiếu sáng trong nhà. Vì chúng thường không chứa tia UV, cung cấp nguồn sáng ổn định và tiết kiệm. Hầu như các loại đèn LED đều không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và màu sắc của gỗ.
- Sử dụng rèm cửa và màn che: Sử dụng rèm cửa và màn che có khả năng chống UV để giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt gỗ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ màu sắc mà còn hạn chế sản phẩm bị biến dạng, cũng như thay đổi về cấu trúc.
- Đảm bảo điều kiện môi trường sử dụng: Chúng ta nên sử dụng sản phẩm gỗ ở nơi thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Việc này làm tăng cường độ bền và tính ổn định của gỗ, giúp duy trì được hiệu suất sử dụng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. (Tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ: Chúng ta nên vệ sinh sản phẩm thường xuyên và thực hiện các biện pháp bảo dưỡng định kỳ. Chẳng hạn như dùng các công cụ chăm sóc chuyên dụng, xử lý lại lớp phủ bề mặt bằng các chất bảo vệ gỗ như là chất chống ẩm, chất chống tia UV, chất cách nhiệt, chất chống mối mọt… Đồng thời kiểm tra và thay thế những chi tiết bị hư hại một cách kịp thời.
Như vậy, những biện pháp trên đây không chỉ giúp bảo vệ sản phẩm gỗ tránh khỏi tác động có hại của ánh sáng mà còn giữ được vẻ đẹp và chất lượng trong thời gian dài.
Xem thêm: Chất chống tia UV cho gỗ là gì? Lợi ích và các lưu ý khi sử dụng.
Các loại gỗ kháng tác hại của ánh sáng.
Những loại gỗ tự nhiên phổ biến có thể chống chịu với ánh sáng? Các loại gỗ tự nhiên phổ biến được biết đến với khả năng chống chịu với ánh sáng tốt, tạo nên sự ổn định và lâu bền cho các sản phẩm gỗ, bao gồm:
- Gỗ Louro Gamela: Gỗ Louro Gamela, với sắc màu đa dạng từ vàng đến nâu và có khả năng giữ màu lâu khi tiếp xúc với ánh sáng. Vì vậy, loại gỗ này đã trở thành nguyên liệu lý tưởng để sản xuất ván sàn, cửa, bàn ghế, và tủ…
- Gỗ Cedrinho: Gỗ Cedrinho, không chỉ nổi bật với độ cứng và độ bền mà còn chống chịu được với ánh sáng, giữ được hiệu suất sử dụng của sản phẩm. Điều này làm cho Cedrinho trở thành vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng và đồ ngoại thất như sàn gỗ, hàng rào, bàn ăn, hoặc kệ tủ…
- Gỗ Sồi (Oak): Gỗ Sồi sở hữu màu vàng nhạt hoặc đỏ, đồng thời có khả năng chống lại những tác động tiêu cực của ánh sáng. Nhờ đó, nguyên liệu này có thể giữ được tính thẩm mỹ, hiệu suất sử dụng và kéo dài tuổi thọ cho những sản phẩm cuối cùng, bao gồm mái nhà, sàn gỗ, bàn, ghế, và tủ…
- Gỗ Óc Chó (Walnut): Gỗ Óc Chó thường có màu nâu và cứng, bền, là lựa chọn tốt cho lĩnh vực sản xuất đồ ngoại thất và nội thất. Đồng thời, loại gỗ này có thể bảo vệ sản phẩm khỏi những tác động của ánh sáng, giúp gỗ không bị phai màu hoặc giảm hiệu suất sử dụng qua thời gian.
- Gỗ Xoan Đào (Sapele): Gỗ Xoan Đào với màu vàng nhạt, có khả năng chịu lực, nhiệt độ, và độ bền rất tốt. Nhờ đó, các sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng hoặc nội thất được làm từ loại gỗ này có thể chống được ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời một cách hiệu quả.
Tóm lại, khi nắm được những ảnh hưởng tiêu cực của ánh nắng mặt trời đối với sản phẩm gỗ, cùng với việc hiểu các đặc tính của gỗ có thể giúp chúng ta lựa chọn được loại gỗ thích hợp. Nhờ đó, giúp đảm bảo giá trị thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng của sản phẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước nhiệt độ, ánh sáng và sự khắc nghiệt của môi trường, nhiều doanh nghiệp trong nước có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu, mang đến sự lựa chọn đa dạng về nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, để lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu, bởi vì sử dụng gỗ có chứng chỉ hợp pháp có thể giúp đảm bảo các nguyên tắc bền vững trong sản xuất.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể, chúng ta cần phải đánh giá về toàn bộ quá trình khai thác, sản xuất và sử dụng gỗ. Ví dụ, nếu tiến hành khai thác gỗ một cách hợp pháp, đảm bảo an toàn, có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác gỗ trái phép, khai thác bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.
Xem thêm: Sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường?
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu ánh sáng gây hại cho gỗ là gì, kể từ khái niệm, ảnh hưởng cho đến các biện pháp khắc phục, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra cách tận dụng ánh sáng để sử dụng gỗ một cách hiệu quả, bằng cách đặt những sản phẩm gỗ trong điều kiện môi trường thích hợp, đồng thời thực hiện chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên. Nhờ đó, các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn duy trì được tuổi thọ và có hiệu suất sử dụng cao.