Trám gỗ, chà nhám, đánh bóng hoặc sơn phủ… là một số biện pháp phổ biến giúp khắc phục các khuyết điểm trên sản phẩm gỗ, bao gồm biến dạng, cong vênh, trương nở, co ngót, lồi lõm, sần sùi, phai màu hoặc nứt nẻ… Trong đó, việc chà nhám có thuật ngữ tiếng Anh là Sanding Wood, góp phần loại bỏ được những tạp chất cứng đầu, khắc phục một số khuyết điểm như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… giúp cho bề mặt gỗ mịn màng. Ngoài ra, việc này còn giúp quá trình đánh bóng hoặc sơn phủ diễn ra hiệu quả hơn. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các bước trong quy trình chà nhám gỗ, bao gồm chuẩn bị, xác định phương pháp chà nhám, tiến hành chà nhám và kiểm tra chất lượng gỗ.
Tìm hiểu các bước trong quy trình chà nhám gỗ.
Bước 1 – Xác định phương pháp chà nhám.
Công đoạn xác định phương pháp chà nhám được thực hiện như thế nào? Việc lựa chọn phương pháp chà nhám thủ công, hiện đại hay ứng dụng công nghệ một cách kỹ lưỡng sẽ giúp chúng ta có thể chuẩn bị công cụ được đầy đủ và áp dụng kỹ thuật thực hiện phù hợp. Nhờ đó, giúp các chi tiết gỗ được chà nhám một cách chính xác và hiệu quả.
Cụ thể, để xác định được phương pháp chà nhám phù hợp, chúng ta cần xem xét các yếu tố sau đây:
- Mục tiêu thực hiện: Mục tiêu của việc chà nhám mà chúng ta muốn hướng tới là gì? Để loại bỏ các khuyết điểm, để làm phẳng bề mặt, hay để tạo độ nhám cho bề mặt gỗ?
- Đặc tính của gỗ: Đặc tính của loại gỗ mà chúng ta muốn thực hiện chà nhám như thế nào? Các tính chất về độ cứng, độ bền, độ dẻo, khả năng chịu lực và các yếu tố khác ra sao?
- Chi phí thực hiện: Chúng ta dự định chi bao nhiêu tiền cho quá trình chà nhám? Thông thường, phương pháp chà nhám thủ công thường có chi phí thấp hơn việc sử dụng máy móc hoặc công nghệ cao. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ truyền thống thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Tóm lại, nếu như chúng ta càng rõ ràng thì càng dễ dàng lựa chọn được phương pháp chà nhám phù hợp. Các yếu tố bao gồm mục tiêu chà nhám, đặc tính của gỗ cần chà nhám, cũng như chi phí dành cho việc chà nhám và một số yếu tố khác nữa.
Xem thêm: Chà nhám gỗ là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng.
Bước 2 – Chuẩn bị công cụ thực hiện.
Công đoạn chuẩn bị công cụ chà nhám được thực hiện như thế nào? Sau khi lựa chọn được phương pháp chà nhám thích hợp, thì chúng ta đã xác định được những công cụ cần thiết. Vì vậy, người thực hiện cần liệt kê và sắp xếp chúng một cách đầy đủ, nhằm đảm bảo cho quy trình chà nhám gỗ diễn ra một cách liên tục và hiệu quả.
Cụ thể, một số công cụ cần thiết cho quá trình chà nhám gỗ, bao gồm:
- Công cụ thủ công: Đối với phương pháp chà nhám thủ công, chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ đơn giản như là giấy nhám, bàn chà nhám, dũa hoặc thanh chà nhám…
- Máy móc hiện đại: Đối với phương pháp chà nhám hiện đại, chúng ta sẽ cần có máy khoan, máy chà nhám cầm tay, máy chà nhám bàn, máy chà nhám đứng hoặc máy chà nhám CNC… giúp tiết kiệm nhiều thời gian và nguồn nhân lực.
- Hệ thống công nghệ: Đối với phương pháp chà nhám sử dụng công nghệ, chúng ta cần có các hệ thống sản xuất tự động, kết hợp với công nghệ thông minh, như AI, Big Data, IoT hoặc công nghệ viễn thám… Nhờ đó, giúp nâng cao độ chính xác cũng như năng suất sản xuất.
- Dụng cụ bảo hộ: Bên cạnh những công cụ chà nhám, chúng ta cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ nhằm hạn chế tiếp xúc với bụi gỗ, tạp chất gây hại, hay phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra. Một số vật dụng phổ biến giúp đảm bảo sự an toàn của người thực hiện bao gồm mắt kính, bao tay, khẩu trang, máy hút bụi…
Như vậy, tại bước này chúng ta đã trang bị đầy đủ công cụ, máy móc cần thiết để thực hiện quy trình chà nhám gỗ. Tuy nhiên, người thực hiện nên biết cách dùng, cũng như áp dụng những kỹ thuật phù hợp để bề mặt gỗ mịn màng như mong muốn.
Xem thêm: Các phương pháp chà nhám gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.
Bước 3 – Chuẩn bị bề mặt gỗ.
Công đoạn chuẩn bị bề mặt gỗ được thực hiện như thế nào? Trước khi thực hiện chà nhám, bề mặt gỗ cần được vệ sinh sạch sẽ, giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc một số tạp chất dễ xử lý khác như dầu nhớt, sơn hoặc keo còn sót lại. Nếu chúng bám quá chắc vào sản phẩm, không thể lau chùi bằng các biện pháp thông thường, thì có thể xem là khuyết điểm và áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt.
Cụ thể, bước chuẩn bị gỗ trong quá trình chà nhám được thực hiện như sau:
- Xử lý các khuyết điểm: Trước khi chà nhám, bề mặt gỗ cần được trám để xử lý, cũng như lấp đầy vết lõm gỗ, nứt nẻ, trầy xước, hoặc do lực tác động mạnh hay côn trùng gây hại… Chúng ta nên sử dụng nguyên liệu trám gỗ phù hợp với yêu cầu về độ bền, độ cứng và màu sắc của sản phẩm. (Tìm hiểu trám gỗ là gì?).
- Lau sạch bề mặt gỗ: Tiếp theo, chúng ta cần lau sạch bề mặt gỗ để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và các vật liệu trám gỗ còn thừa lại.
- Đánh dấu vị trí đặc biệt: Nếu trên bề mặt gỗ xuất hiện những dấu vết khó xử lý như vết lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… Thì chúng ta nên đánh dấu bằng bút chì, phấn, hoặc băng keo để điều chỉnh lực chà nhám sao cho phù hợp.
Tóm lại, chuẩn bị bề mặt gỗ trước khi thực hiện quy trình chà nhám là một bước quan trọng, giúp tăng độ phẳng và xử lý một số khuyết điểm như vết lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… trên bề mặt gỗ. Ngoài ra, tại khâu này sản phẩm sẽ làm sạch bụi bẩn hoặc một số tạp chất dễ xử lý, nhờ đó giúp chúng ta chà nhám một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Chuẩn bị gỗ là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng.
Bước 4 – Tiến hành chà nhám.
Công đoạn tiến hành chà nhám gỗ được thực hiện như thế nào? Đây có thể nói là bước quan trọng nhất trong quy trình chà nhám gỗ, giúp đảm bảo bề mặt gỗ đạt được độ mịn như yêu cầu. Chúng ta nên thực hiện công đoạn này theo các bước cơ bản như sau:
- Chà nhám khuyết điểm: Nếu bề mặt gỗ có các khuyết điểm như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… thì chúng ta nên ưu tiên xử lý trước. Việc này giúp gỗ lấy lại được độ bằng phẳng và có màu sắc đồng đều.
- Chà nhám vết trám: Đối với các vết trám, chúng ta cần tiến hành kiểm tra và mài mịn chúng sao cho có độ phẳng tương đương với những vị trí xung quanh. Trong lúc này, chúng ta nên điều chỉnh cường độ chà nhám sao cho vật liệu trám không bị bong tróc hay trầy xước.
- Chà nhám toàn bộ bề mặt gỗ: Tiếp theo, khi bề mặt gỗ đã hoàn toàn bằng phẳng, chúng ta sẽ tiến hành chà nhám toàn bộ sản phẩm đến khi đạt được độ nhẵn mịn phù hợp.
- Vệ sinh bề mặt gỗ: Cuối cùng, sau khi gỗ đã được chà nhám, chúng ta cần vệ sinh để bề mặt của sản phẩm còn bụi bẩn, nhờ đó giúp công đoạn kiểm tra chất lượng diễn ra một cách chính xác.
Như vậy, sau khi thực hiện quy trình chà nhám, bề mặt gỗ đã hoàn toàn bằng phẳng, nhẵn mịn, có màu sắc đồng đều và không còn các khuyết điểm, như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở… Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chi tiết gỗ trước khi tiếp tục gia công, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Khuyết điểm của gỗ là gì? Các khuyết điểm phổ biến của gỗ và cách khắc phục.
Bước 5 – Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công đoạn kiểm tra chất lượng của gỗ được thực hiện như thế nào? Cuối cùng, trước khi kết thúc quy trình chà nhám gỗ, chúng ta nên tiến hành kiểm tra bề mặt gỗ theo các tiêu chí như sau:
- Khuyết điểm: Đảm bảo bề mặt gỗ phải không có các khuyết điểm như lồi lõm, nứt nẻ, trầy xước, sần sùi, trương nở…
- Độ phẳng: Bề mặt gỗ phải đạt được độ phẳng, không bị gồ ghề hoặc nghiêng. Nếu xảy ra sai sót thì chúng ta cần phải tiếp tục xử lý.
- Độ mịn: Bề mặt gỗ phải mịn màng hoặc đạt được độ nhám phù hợp, giúp việc sơn phủ một số chất bảo vệ, như chất chống thấm, chống mối mọt, chống nấm mốc, chống cháy… được thực hiện một cách hiệu quả hơn. (Tìm hiểu độ mịn của gỗ là gì?).
- Màu sắc: Nếu trước đó gỗ bị phai màu hoặc đốm, chúng ta cũng cần đảm bảo chi tiết gỗ đã có màu sắc đồng đều và không bị loang lổ.
Xem thêm: Kiểm tra chất lượng của gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Kết luận.
Thông qua việc tìm hiểu các bước trong quy trình chà nhám gỗ mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã hiểu được cách thức thực hiện chà nhám, kể từ khâu xác định phương pháp, chuẩn bị công cụ, chuẩn bị gỗ, tiến hành chà nhám cho đến kiểm tra chất lượng. Nếu thực hiện đúng từng bước của giai đoạn này sẽ giúp các chi tiết gỗ đạt được độ mịn phù hợp, giúp đáp ứng tiêu chuẩn trước khi tiếp tục những khâu gia công tiếp theo. Chẳng hạn như cưa xẻ, ngâm tẩm, sấy khô, cắt, khoan lỗ, đánh bóng hoặc sơn phủ…