Thu hoạch và thu mua là hai phương pháp thu thập gỗ quan trọng thuộc quy trình sản xuất và chế biến gỗ cùng với chế biến gỗ thô, sấy gỗ, xử lý bề mặt, tẩm bảo vệ, sơn phủ gỗ và bảo quản gỗ… góp phần quyết định chất lượng của các sản phẩm gỗ cuối cùng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu thu mua nguyên liệu gỗ là gì, bao gồm khái niệm, phương pháp thu mua và các tiêu chí đánh giá nguyên liệu gỗ phổ biến hiện nay.
Thu mua nguyên liệu gỗ là gì? Quy trình thu mua nguyên liệu gỗ phổ biến.
Giới thiệu về thu mua gỗ.
Khái niệm thu mua gỗ nguyên liệu là gì? Thu mua gỗ nguyên liệu hay thuật ngữ tiếng Anh là Timber Trade, nhằm chỉ quá trình lựa chọn gỗ từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, để dùng làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm gỗ. Quá trình này được các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện dựa trên 03 tiêu chí bao gồm: (1) Xác định nguồn gốc của gỗ; (2) Đảm bảo tính hợp pháp của nguồn cung ứng; (3) Tuân thủ theo các quy định bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Xem thêm: Cách phân biệt thu hoạch, thu mua và thu thập gỗ.
Các nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ.
Có những nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ phổ biến nào? Nguyên liệu gỗ là một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và dự án xây dựng trên toàn thế giới. Những nguồn thu mua nguyên liệu gỗ phổ biến có thể kể đến như:
- Nguồn rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho quá trình xử lý thành các khối gỗ, thanh gỗ hoặc tấm gỗ tùy vào mục đích sử dụng.
- Nguồn rừng trồng: Rừng trồng là các khu vực rừng được con người trồng để cung cấp nguyên liệu cho ngành gỗ, không làm tổn hại đến rừng tự nhiên.
- Nguồn gỗ tái chế: Gỗ tái chế là nguồn gỗ cũ và đã qua sử dụng, sau đó được chế biến lại để cung cấp trong các dự án mới, giúp giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên rừng.
- Các doanh nghiệp thương mại gỗ: Có thể hợp tác thu mua gỗ từ các doanh nghiệp có nguồn gỗ đã được chứng nhận có nguồn gốc bền vững và khai thác có trách nhiệm như FSC, SFI, PEFC… được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. (Tìm hiểu chứng chỉ FSC là gì?).
- Chợ gỗ và sàn giao dịch: Chợ hay sàn giao dịch là nơi bày bán công khai nguyên liệu gỗ với đa dạng loài và kích thước, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy nguồn gỗ phù hợp nhu cầu của mình.
- Nguồn gỗ nhập khẩu: Gỗ có thể được nhập khẩu từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng trong nước. Ví dụ, Brazil là nguồn cung cấp gỗ Thông nhập khẩu phổ biến nhất Việt Nam, theo Tạp Chí Gỗ Việt.
Có thể nói hiện nay có rất nhiều nguồn gỗ uy tín để thu mua gỗ chất lượng với giá cả phải chăng. Chúng ta cần cân nhắc kỹ về nhiều yếu tố như mục tiêu sử dụng, tính bền vững, giá cả, và chất lượng để việc thu mua hiệu quả nhất.
Xem thêm: Sự khác biệt và mối liên hệ giữa rừng tự nhiên và rừng trồng.
Các phương pháp thu mua nguyên liệu gỗ.
Đâu là phương pháp thu mua nguyên liệu gỗ hiệu quả? Bên cạnh việc tìm hiểu nguồn cung cấp phổ biến trên thị trường, nắm bắt và lựa chọn phương pháp thu mua nguyên liệu gỗ phù hợp là rất cần thiết. Một số phương pháp thu mua gỗ giúp đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, chất lượng, uy tín bao gồm:
- Cách chọn mua từ nguồn có chứng nhận: Thu mua gỗ đã được các tổ chức uy tín như FSC, SFI, PEFC… chứng nhận giúp đảm bảo gỗ có nguồn gốc minh bạch, được khai thác theo các nguyên tắc bền vững và không gây tổn hại đến rừng tự nhiên. (Tìm hiểu khai thác gỗ bền vững là gì?).
- Cách sử dụng gỗ tái chế: Tái chế gỗ từ các sản phẩm đã qua sử dụng có thể là một lựa chọn hiệu quả để giảm áp lực lên rừng tự nhiên.
- Cách quản lý chuỗi cung ứng: Theo dõi chuỗi cung ứng gỗ giúp người thu mua đảm bảo sự minh bạch của nguồn gỗ. Việc này bao gồm quá trình theo dõi, kiểm tra nguồn gốc và tiến trình sản xuất gỗ nguyên liệu.
- Cách sử dụng gỗ thay thế: Việc cân nhắc sử dụng vật liệu thay thế có thể làm giảm hoạt động khai thác rừng tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gỗ nhân tạo như MDF, HDF, ván ép… được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực.
Tóm lại, việc lựa chọn hoặc kết hợp những phương pháp thu mua gỗ hợp lý không những giúp chúng ta phát triển bền vững nguồn nguyên liệu gỗ, mà còn giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.
Xem thêm: Khai thác gỗ bền vững là gì? Khái niệm, đặc điểm và lợi ích.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguyên liệu gỗ.
Đánh giá chất lượng nguyên liệu gỗ dựa trên tiêu chí nào? Việc đặt ra những tiêu chí ngay ban đầu sẽ giúp việc lựa chọn gỗ nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn, phù hợp với mục đích sử dụng.
Có một số tiêu chí quan trọng giúp đánh giá nguyên liệu trong quá trình thu mua, bao gồm:
- Đánh giá qua loại gỗ: Tùy thuộc vào ứng dụng cuối cùng mà có thể chọn loại gỗ có những đặc tính phù hợp về độ cứng, độ bền, màu sắc tự nhiên…
- Đánh giá kích thước và hình dạng: Kích thước dài, rộng và kết cấu hình dạng của nguyên liệu gỗ phải phù hợp với dự án cụ thể.
- Đánh giá đặc điểm bề mặt: Bề mặt gỗ không chỉ thể hiện màu sắc tự nhiên, mà còn có nhiều kết cấu khác nhau như bóng hoặc sần, yêu cầu doanh nghiệp lựa chọn đặc điểm phù hợp với mục tiêu.
- Đánh giá qua độ ẩm: Độ ẩm đóng vai trò quyết định đến chất lượng của gỗ, vì quá ẩm có thể gây cong vênh hoặc mối mọt, trong khi tình trạng quá khô có thể dễ dàng gãy nứt.
- Đánh giá về nguồn gốc: Hãy xác nhận rằng gỗ đã được thu mua từ nguồn bền vững hoặc được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín như đã được trình bày ở trên.
- Đánh giá mối mọt và bệnh vật lý: Kiểm tra, xác định xem nguyên liệu có bị mối mọt hoặc bất kỳ bệnh vật lý nào khác hay không, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng.
Như vậy, nếu xem xét một cách cẩn thận, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn nguồn nguyên liệu gỗ phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo ngành công nghiệp gỗ và môi trường cùng phát triển bền vững. Ngoài ra, để quá trình sản xuất được ổn định thì các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu (từ Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Tuy nhiên, cần phải lưu ý nhằm lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xem thêm: Những kinh nghiệm giúp lựa chọn nhà cung cấp gỗ uy tín.
Kết luận.
Thông qua sự khám phá về thu mua nguyên liệu gỗ là gì, kể từ khái niệm, phương pháp và tiêu chí đánh giá nguồn nguyên liệu, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã hiểu được vai trò quan trọng của thu mua nguyên liệu gỗ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, và sự đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên rừng và môi trường sống.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
- Thu thập gỗ là gì?
- Thu hoạch gỗ là gì?
- Thu mua nguyên liệu gỗ là gì?
- Chế biến gỗ thô là gì?
- Sấy Gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sấy gỗ.
- Chế biến và gia công gỗ là gì?
- Quy trình chế biến và gia công gỗ.
- Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình hoàn thiện và bảo vệ gỗ.
- Quy trình xử lý và bảo quản gỗ.
- Xử lý bề mặt gỗ là gì?
- Quy trình xử lý bề mặt gỗ.
- Tẩm bảo vệ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật tẩm bảo vệ gỗ.
- Sơn phủ gỗ là gì?
- Quy trình kỹ thuật sơn phủ gỗ.
- Bảo quản gỗ là gì?
- Quy trình bảo quản gỗ.