Côn trùng, nấm mốc, mối mọt, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm… là những tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất. Trong đó, mối mọt là một nhóm côn trùng thường xuyên gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sản phẩm, bao gồm việc làm biến dạng gỗ, giảm độ cứng, độ bền và tính thẩm mỹ… Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về khái niệm mối mọt là gì, bao gồm khái niệm, tác hại và một số biện pháp khắc phục hiệu quả.
Mối mọt gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Giới thiệu về mối mọt hại gỗ.
Tìm hiểu khái niệm mối mọt hại gỗ là gì? Mối mọt gây hại cho gỗ bao gồm mối và mọt gỗ, đây là 02 loài côn trùng chuyên sinh trưởng và phát triển trên gỗ, khiến cho sản phẩm bị phá hoại nghiêm trọng. Mối theo thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Termite (với tên khoa học là Isoptera), và mọt được gọi là Common Furniture Beetle, hoặc Common House Borer (với tên khoa học là Anobium Punctatum). Cả hai đều có khả năng tiêu hóa gỗ, dẫn đến việc ăn mòn và phá hủy cấu trúc gỗ, gây thiệt hại đáng kể cho vật liệu xây dựng, đồ nội thất, đồ gỗ gia dụng hoặc trang trí….
Mối mọt thường chọn bề mặt gỗ chưa qua xử lý hoặc có độ ẩm cao để làm tổ và sinh sản. Quá trình chúng đục gỗ tạo ra những vết nứt, rỗ làm ảnh hưởng đến độ bền và tính ổn định của sản phẩm. Điều này khiến cho giá trị thẩm mỹ, tính năng, đồ bền của sản phẩm bị suy giảm một cách nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng một biện pháp bao gồm sử dụng chất chống mối mọt, bảo quản nơi khô ráo và thường xuyên bảo trì… để hạn chế mối mọt gây hại. Đồng thời, bạn có thể lựa chọn những loại gỗ sở hữu khả năng kháng côn trùng tự nhiên, ví dụ các loại gỗ quý như gỗ Lim, Xoan Đào, Gụ hoặc Gõ Đỏ… Ngoài ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng sử dụng gỗ nhập khẩu, do nguồn cung ổn định, khai thác hợp pháp. Đồng thời cải tiến quy trình sản xuất, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm vừa thẩm mỹ, vừa tăng cường khả năng chống mối mọt. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được nguồn cung cấp gỗ uy tín, đảm bảo gỗ có chứng chỉ rừng bền vững.
Xem thêm: Côn trùng gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Cách thức gây hại của mối mọt đối với gỗ.
Mối mọt hại gỗ theo những phương thức nào? Mối mọt thường tiếp cận và xâm nhập vào nhiều loại sản phẩm gỗ, kể từ công trình xây dựng, cho đến đồ ngoại thất gỗ, nội thất và trang trí… Càng làm tổ lâu trong gỗ thì khả năng phá hoại của chúng càng nghiêm trọng, thông qua ăn mòn gỗ và phát triển bầy đàn.
Có thể thấy, cách thức gây hại của mối mọt được thể hiện như sau:
- Làm tổ trên gỗ: Mối mọt đục và khoét sâu các vết rạn nứt trên bề mặt gỗ để làm tổ, sinh sống và phát triển trong thân gỗ. Hành vi này không chỉ làm yếu cấu trúc, ảnh hưởng tính năng mà còn gây mất mỹ quan và giảm giá trị của sản phẩm.
- Đẻ trứng trên gỗ: Mối mọt thường phát triển và gây hại một cách nhanh chóng bằng cách đẻ trứng tại những nơi chúng đã phá huỷ. Những con mối mới nở sau đó tiếp tục ăn mòn sản phẩm, gây mục nát cho đến khi trưởng thành và tiếp tục sinh sản một thế hệ mới.
- Ăn gỗ để lớn: Mối mọt tấn công và ăn mòn gỗ từ sâu bên trong cấu trúc. Hành vi này làm giảm khả năng kháng lực, độ cứng và độ bền của gỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của sản phẩm.
Ngoài ra, một số loại mối mọt có thể gây ra tiếng ồn khó chịu, làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của gia chủ, ví dụ như gây mất ngủ vào ban đêm. Đồng thời, mối mọt còn tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt và thiếu sáng. Khi nấm mốc phát triển trên bề mặt gỗ, chúng sẽ tạo ra các chất hữu cơ như Cellulose, Hemicellulose và Lignin. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng tiếp tục hỗ trợ cho mối mọt phát triển. Vì vậy, có thể nói mối mọt và nấm mốc có mối quan hệ tương hỗ với nhau.
Xem thêm: Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Ảnh hưởng của mối mọt đối với gỗ.
Những ảnh hưởng tiêu cực do mối mọt hại gỗ gây ra? Dù mối mọt xâm nhập vào gỗ với mục đích làm tổ, ăn gỗ hay đẻ trứng, thì chúng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, làm mất đi giá trị của sản phẩm gỗ nếu không được phát hiện kịp thời.
Một số ảnh hưởng tiêu cực do mối mọt gây hại cho gỗ, bao gồm:
- Suy giảm tính thẩm mỹ: Mối mọt tấn công gỗ khiến những vết rạn, nứt nhỏ trở nên to và nghiêm trọng hơn, làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. Đồng thời, việc này làm giảm giá trị sản phẩm và mất mỹ quan ở địa điểm sử dụng gỗ, như nhà ở, trường học, công viên hoặc công sở… (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
- Mất độ bền và độ cứng: Mối mọt phá huỷ các liên kết của tế bào gỗ từ sâu bên trong, làm suy giảm độ cứng và độ bền của sản phẩm. Điều này đặt ra những thách thức lớn đối với việc sử dụng gỗ trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ nội thất như bàn, ghế, giường hoặc tủ… (Tìm hiểu độ bền của gỗ là gì?).
- Giảm tuổi thọ sản phẩm: Vì mối mọt có khả năng làm suy giảm độ bền và độ kháng lực, khiến sản phẩm không còn khả năng chống chịu trước các tác động trong quá trình sử dụng. Do đó, tuổi thọ sản phẩm cũng không còn giữ được theo như dự định. (Tìm hiểu tuổi thọ của gỗ là gì?).
- Thu hút tác nhân gây hại khác: Như đã trình bày bên trên, mối mọt có xu hướng phá huỷ cấu trúc gỗ và làm giảm khả năng bảo vệ trên bề mặt gỗ. Điều này khiến nhiều tác nhân gây hại khác có cơ hội tiếp xúc và phá hoại gỗ, như nước, kiến, ong hoặc nấm mốc hại gỗ… (Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
- Giảm hiệu suất sử dụng sản phẩm: Mối mọt khiến gỗ trở nên mục nát, mất độ bền, từ đó làm giảm hiệu suất sử dụng của sản phẩm. Đặc biệt đối với những ứng dụng yêu cầu sức mạnh và độ bền như vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất và bao gồm các hạng mục như cửa, cổng, mái hiên… Sự suy giảm này làm giảm đáng kể khả năng hoạt động của sản phẩm, hoặc thậm chí có thể gây tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. (Tìm hiểu hiệu suất sử dụng gỗ là gì?).
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Bên cạnh tình huống có thể xảy ra tai nạn trong quá trình sử dụng các loại sản phẩm bị mục nát, như ván sàn, cột nhà, ghế, bàn, giường, xích đu… Thì bụi gỗ do mối mọt phá hoại cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dùng, chẳng hạn như khiến chúng ta bị dị ứng hoặc hen suyễn.
Tóm lại, mối mọt hại gỗ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, kể từ việc làm mất mỹ quan nơi ở, giảm tuổi thọ sản phẩm, cho đến những ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục hiệu quả chúng để có được cuộc sống an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm: Tác nhân gây hại cho gỗ là gì? Các tác nhân gây hại phổ biến.
Các loại mối mọt gây hại cho gỗ.
Những loại mối mọt gây hại cho gỗ? Có thể thấy, mối mọt hại gỗ không chỉ gây ra nhiều thiệt hại về giá trị kinh tế mà còn đe dọa đến tính an toàn của các công trình xây dựng và sức khỏe của người sử dụng. Trong đó, có 04 loại côn trùng mà chúng ta thường bắt gặp, như:
- Mọt ăn gỗ (Woodworm): Mọt ăn gỗ trưởng thành có kích thước từ khoảng 2,7 cho đến 4,5mm, gây hại bằng cách đẻ trứng và sinh sản trong các kẽ nứt của gỗ. Những ấu trùng mới nở sẽ ăn gỗ để phát triển đến khi biến thành nhộng. Sau đó, nhộng sẽ biến thành mọt ăn gỗ và tiếp tục sinh sản để mở rộng quy mô giống loài.
- Mối gỗ khô (Kalotermitidae): Mối gỗ khô là một tên gọi nhằm phân biệt với loại mối gỗ ẩm. Chúng chủ yếu tấn công gỗ khô qua các khe rạn trên bề mặt sản phẩm bằng cách đẻ trứng, phát triển bầy đàn và ăn gỗ, phá hoại cấu trúc gỗ cho đến khi sản phẩm bị mục nát và hư hại nghiêm trọng.
- Mối gỗ ẩm (Archotermopsidae): Không giống như mối gỗ khô, mối gỗ ẩm thường xuất hiện ở những sản phẩm gỗ có bề mặt ẩm ướt gần nguồn nước. Chúng là loại mối có tốc độ phát triển rất nhanh, cụ thể số lượng cá thể sinh sống trong thân gỗ có thể lên đến hàng triệu con. Vì thế, chúng có thể gây hại cho ván sàn, đồ ngoại thất, nội thất và thậm chí là sách vở…
- Mối nhà (Subterranean Termite): Mối nhà là một loại mối đặc biệt chuyên gây hại cho các vật liệu xây dựng và cấu trúc công trình, chẳng hạn như sàn gỗ, cột gỗ, xà ngang, mái nhà… Do đó, nếu người thợ mộc không kịp thời phát hiện và khắc phục, thì các công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp và dễ gây ra tai nạn không đáng có.
Như vậy, các loại mối mọt hại gỗ đều có tốc độ phát triển nhanh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều sản phẩm gỗ được sử dụng trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất và trang trí… Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục những tác nhân này thông qua quá trình chế biến, gia công, hoàn thiện và bảo vệ, hoặc sử dụng gỗ.
Xem thêm: Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì? Quy trình và xu hướng phát triển.
Các biện pháp giúp khắc phục mối mọt gây hại.
Những biện pháp giúp khắc phục mối mọt gây hại cho gỗ? Việc bảo quản và bảo vệ gỗ tránh khỏi mối mọt bằng cách kiểm soát môi trường, sử dụng hóa chất hoặc vệ sinh thường xuyên… là một nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt là khi chúng ta đang sở hữu và sử dụng nhiều sản phẩm gỗ trong không gian sống.
Một số biện pháp giúp khắc phục mối mọt hiệu quả, bao gồm:
- Kiểm soát điều kiện môi trường: Hầu hết mối mọt rất thích những nơi có điều kiện ẩm ướt (ngoại trừ mối gỗ khô). Nhờ đó, chúng ta có thể hạn chế sự xâm hại của chúng và các tác nhân gây hại khác bằng cách duy trì môi trường khô ráo và thông thoáng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hệ thống điều hòa hoặc máy sưởi để duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. (Tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
- Sử dụng loại gỗ chống mối mọt: Hiện nay có một số loại gỗ tự nhiên có khả năng chống mối mọt cao, nhờ mật độ cấu trúc tế bào gỗ vững chắc và mùi hương đặc biệt. Chẳng hạn như gỗ Hương, Giá Tỵ, Lim, hoặc Xoan Đào…
- Sử dụng chất chống mối mọt: Trong quá trình xử lý bề mặt gỗ, chúng ta có thể sử dụng sơn hoặc các loại chất phủ có khả năng chống mối mọt. Việc này không chỉ giúp bề mặt gỗ giữ được màu sắc, cũng như tính thẩm mỹ trong thời gian dài, mà còn ngăn chặn được sự phá hoại của nhiều tác nhân gây hại. (Tìm hiểu xử lý bề mặt gỗ là gì?).
- Thực hiện vệ sinh thường xuyên: Bạn nên thường xuyên loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây hại trên bề mặt gỗ, bằng cách lau chùi hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc phù hợp. Việc này cần được thực hiện dựa trên đặc tính của gỗ và hướng dẫn từ nhà sản xuất hóa chất.
- Tiến hành bảo trì định kỳ: Chúng ta có thể thuê thợ mộc hoặc tự thực hiện các công đoạn bảo trì định kỳ, như kiểm tra chất lượng bề mặt một cách kỹ lưỡng, đánh bóng, sơn hoặc phủ lớp chống mối mọt mới… Điều này không chỉ giúp bảo quản vẻ đẹp của sản phẩm gỗ, mà còn tạo ra một lớp bảo vệ lý tưởng.
Có thể thấy, bằng cách kết hợp những biện pháp xử lý ở trên, bạn có thể tăng cường khả năng bảo vệ cho các sản phẩm gỗ trước sự tấn công của mối mọt gây hại cho gỗ. Ngoài ra, chúng ta có thể khắc phục được những vấn đề này nếu như áp dụng quy trình gia công đúng tiêu chuẩn, với 07 bước bao gồm: Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗ và kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được đơn vị gia công gỗ uy tín, chất lượng và đặc biệt là ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất.
Xem thêm: Gia công gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Các loại gỗ kháng mối mọt gây hại.
Những loại gỗ phổ biến có khả năng kháng mối mọt? Như đã đề cập ở trên, trong tự nhiên có nhiều loại gỗ sở hữu tính năng kháng mối mọt gây hại. Điều này giúp duy trì vẻ đẹp của sản phẩm trong thời gian dài một cách tự nhiên.
Chúng ta hãy cùng điểm qua một số loại gỗ tự nhiên sở hữu tính kháng mối mọt, bao gồm:
- Gỗ Gõ Đỏ (Doussie): Gỗ Gõ Đỏ không chỉ thu hút với sắc đỏ nhạt cho đến đậm, mà còn nổi bật với mật độ cấu trúc tế bào dày đặc, giúp ngăn chặn khả năng xâm hại của mối mọt một cách hiệu quả.
- Gỗ Cẩm Lai (Rose-wood): Với màu đỏ tía hoặc đỏ sẫm, Gỗ Cẩm Lai không chỉ đẹp mắt, mà còn có khả năng chống lại sự tấn công của côn trùng nhờ mùi hương đặc trưng.
- Gỗ Mun (Ebony): Gỗ Mun là biểu tượng của sự quý phái, với màu đen sang trọng và độ cứng đặc biệt. Chúng được dùng để tạo ra các sản phẩm nội thất cao cấp, với khả năng chống côn trùng rất tốt.
- Gỗ Chiêu Liêu (Terminalia Chebula): Gỗ Chiêu Liêu có sắc đen tự nhiên và độ cứng tốt. Đây là nguyên liệu không chỉ làm cho sản phẩm trở nên sang trọng mà còn ngăn chặn sự xâm hại của mối mọt hiệu quả.
- Gỗ Gụ (Sindora tonkinensis): Gỗ Gụ với màu vàng nhạt và mùi hương đặc biệt, vừa làm cho sản phẩm trở nên đẹp mắt, vừa giúp các sản phẩm gỗ có khả năng ngăn chặn sự tấn công của mối mọt một cách tự nhiên.
Việc chọn được loại gỗ tự nhiên phù hợp sẽ giúp chúng ta tạo ra những sản phẩm cuối cùng có khả năng tự bảo vệ cao trước nhiều tác nhân gây hại trong môi trường. Đồng thời, mỗi loại gỗ đều có màu sắc và vân gỗ độc đáo, giúp tăng cường vẻ đẹp cho các loại vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất hay nội thất…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể, chúng ta cần phải đánh giá về toàn bộ quá trình khai thác gỗ, sản xuất và sử dụng gỗ. Ví dụ, nếu tiến hành khai thác gỗ một cách hợp pháp, đảm bảo an toàn, có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác gỗ trái phép, khai thác bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.
Xem thêm: Sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường?
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu về khái niệm mối mọt gây hại cho gỗ là gì, kể từ khái niệm, phân loại, ảnh hưởng cho đến các biện pháp khắc phục, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra các loại mối mọt có thể gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm gỗ trong suốt vòng đời của chúng. Cụ thể bao gồm ấu trùng ăn gỗ, nhộng phá vỡ bề mặt và con trưởng thành sinh sản trong các khe rạn, nứt. Ngoài ra, quá trình phát triển nhanh chóng của mối mọt đòi hỏi chúng ta phải chăm sóc sản phẩm một cách thường xuyên, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Khuyết điểm của gỗ là gì?
- Biến dạng gỗ là gì?
- Cong vênh gỗ là gì?
- Nứt nẻ gỗ là gì?
- Co ngót gỗ là gì?
- Mục nát gỗ là gì?
- Tác nhân gây hại cho gỗ là gì?
- Côn trùng gây hại cho gỗ là gì?
- Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?
- Mối mọt gây hại cho gỗ là gì?
- Ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?
- Nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?