Các quy trình như gia công gỗ, xử lý bề mặt gỗ và bảo vệ gỗ đều là những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ, góp phần quyết định đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá chi tiết hơn về các bước trong quy trình gia công gỗ hiện đại, với 07 giai đoạn chính, kể từ thiết kế, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ cho đến khâu kiểm tra cuối cùng.
Tìm hiểu các bước trong quy trình gia công gỗ.
Bước 1 – Thiết kế sản phẩm gỗ.
Công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ được diễn ra như thế nào? Trong quá trình gia công gỗ (Wood Working), hay còn gọi là quá trình gia công mộc, quá trình làm mộc, thì bước thiết kế sản phẩm đóng vai trò quyết định cho sự thành công của dự án. Bước này không chỉ đơn thuần là vẽ các chi tiết thẳng, mà còn là quá trình thể hiện sự sáng tạo của người thợ mộc, giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng mục đích chức năng và thẩm mỹ. Ví dụ, khi chúng ta muốn sở hữu một bộ bàn ăn bằng gỗ Óc Chó, sẽ cần một quá trình để người thợ biến những nguyên liệu gỗ thô thành sản phẩm hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Quá trình này được gọi là gia công gỗ.
Công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ được thực hiện như sau:
- Thu thập yêu cầu: Trước hết, người thiết kế cần hiểu rõ yêu cầu và mong muốn của khách hàng, bao gồm tính năng cần có, kích thước, và phong cách thiết kế…
- Tạo ý tưởng sơ bộ: Sau khi hiểu đúng yêu cầu, người thiết kế bắt đầu tạo ra các ý tưởng sơ bộ và tương tác với khách hàng để chọn phương án tốt nhất.
- Thiết kế chi tiết: Với ý tưởng chính đã được chọn, người thợ thực hiện quá trình thiết kế chi tiết, bao gồm kích thước, hình dạng, và công nghệ sản xuất có thể được áp dụng.
- Sử dụng phần mềm thiết kế: Ngày nay, phần mềm thiết kế 3D và CAD (Computer-Aided Design) được nhiều người ưa chuộng, vì giúp công đoạn thiết kế trở nên chính xác và dễ quản lý hơn.
- Kiểm tra tính khả thi: Trước khi chuyển sang giai đoạn sản xuất, bản thiết kế cần được kiểm tra tính khả thi với quy trình gia công gỗ cụ thể.
- Xác nhận với khách hàng: Cuối cùng, bản thiết kế được chuyển đến khách hàng để xác nhận. Lúc này, khách hàng có thể phản hồi để thực hiện các công tác điều chỉnh cuối cùng.
Tóm lại, dựa vào mẫu thiết kế sản phẩm, chúng ta có thể nhận diện được hình dạng và màu sắc tổng thể của sản phẩm. Nhờ đó, có thể lựa chọn loại gỗ và xác định phương pháp, cũng như công nghệ phù hợp để thực hiện quy trình gia công gỗ. Ngoài ra, với việc sở hữu hệ thống máy CNC nhiều trục được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, Timber Phoenix hiện đang cung cấp các dịch vụ gia công mộc theo từng công đoạn hoặc trọn gói cho lĩnh vực xây dựng và nội thất. Những dịch vụ gia công mộc của Timber Phoenix, bao gồm: Cưa xẻ, hong gió, ngâm tẩm, sấy khô, gia công hoàn thiện hoặc gia công bán thành phẩm nội thất, ngoại thất… Chúng tôi cam kết, toàn bộ quy trình gia công mộc đều được kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt.
Xem thêm: Vai trò của thiết kế trong vòng đời sản phẩm gỗ.
Bước 2 – Chuẩn bị gỗ.
Công đoạn chuẩn bị gỗ được diễn ra như thế nào? Công đoạn chuẩn bị trong quy trình gia công gỗ đảm bảo rằng nguyên liệu gỗ đáp ứng được độ cứng, độ bền và tính thẩm mỹ phù hợp với thiết kế của sản phẩm. Cụ thể, chúng ta có thể sử dụng gỗ tự nhiên hoặc gỗ nhân tạo với tính thẩm mỹ đa dạng và nhiều ưu điểm riêng biệt. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể, chúng ta cần phải đánh giá về toàn bộ quá trình khai thác, sản xuất và sử dụng gỗ. Ví dụ, nếu tiến hành khai thác gỗ một cách hợp pháp, đảm bảo an toàn, có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác gỗ trái phép, khai thác bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.
Bước chuẩn bị gỗ được thực hiện theo quy trình như sau:
- Xác định nhu cầu: Trước hết, chúng ta cần phải xác định đúng nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ, bao gồm khả năng phù hợp về màu sắc, độ cứng, độ bền, khả năng kháng nước, chống chịu được mối mọt… Do đó, công đoạn này này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các đặc tính của gỗ và phương pháp thực hiện gia công gỗ.
- Thu thập gỗ: Gỗ có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc thực hiện công tác thu hoạch hoặc thu mua gỗ từ các nhà cung cấp gỗ uy tín. Ngoài ra, việc lựa chọn gỗ có nguồn gốc minh bạch, thông qua quá trình xem xét các chứng chỉ rừng là điều cần thiết. (Tìm hiểu thu thập gỗ là gì?).
- Lựa chọn gỗ: Chúng ta nên kiểm tra chất lượng từng khối gỗ hoặc thanh gỗ đã thu thập, đảm bảo nguyên liệu có kích thước phù hợp, không bị nứt nẻ, mối mọt hoặc bất kỳ tổn hại nào khác.
- Vận chuyển gỗ: Gỗ sau khi được chọn lọc cần được vận chuyển đến nơi gia công. Trước đó, nguyên liệu gỗ cần được bảo vệ và quản lý cẩn thận để không bị hỏng, đồng thời giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Làm sạch gỗ: Trước khi thực hiện các bước gia công chính, các khối gỗ thô thường được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, bã nhám, hoặc các tạp chất bám trên bề mặt.
Tóm lại, công đoạn chuẩn bị gỗ là một quy trình quan trọng để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu trước khi thực hiện các bước gia công tiếp theo, bao gồm những khâu xác định nhu cầu, thu thập, lựa chọn gỗ, vận chuyển và làm sạch. Ngoài ra, nhằm mở rộng danh sách nguyên liệu gỗ, thì các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng sử dụng các loại gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Đồng thời, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách chọn nhà cung cấp gỗ uy tín, giúp đảm bảo rằng gỗ có nguồn gốc bền vững, đáp ứng được các yêu cầu về tính thẩm mỹ và tính chất cơ học như độ bền, độ cứng và khả năng chống chịu mối mọt…
Xem thêm: Cách phân biệt thu hoạch, thu mua và thu thập gỗ.
Bước 3 – Cắt gỗ.
Công đoạn cắt gỗ được diễn ra như thế nào? Sau khi hoàn thành công đoạn chuẩn bị, chúng ta sẽ tiến hành thực hiện cắt gỗ, nhằm giúp nguyên liệu đạt được kích thước và hình dạng phù hợp với thiết kế của dự án. Điều này góp phần đảm bảo quy trình gia công gỗ được thực hiện một cách chính xác, đáp ứng tính năng và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Quá trình cắt gỗ bao gồm các bước như sau:
- Nghiên cứu chi tiết thiết kế: Trước khi cắt gỗ, người thợ mộc phải xem xét một cách kỹ càng từng chi tiết trong bản thiết kế sản phẩm gỗ, để xác định kích thước và hình dạng phù hợp.
- Đo lường kích thước: Sau khi nghiên cứu thiết kế, chúng ta tiến hành chuẩn bị các dụng cụ đo lường để đảm bảo kích thước mỗi chi tiết gỗ đáp ứng được yêu cầu thiết kế của sản phẩm.
- Đánh dấu vị trí: Sau khi biết được, kích thước, số lượng và mục đích của lỗ khoan, chúng ta tiến hành xác định và đánh dấu những vị trí cần thiết trên bề mặt gỗ bằng bút chì, bút mực hoặc băng keo…
- Tiến hành cắt gỗ: Chúng ta tiến hành cắt gỗ tại những vị trí đã được đánh dấu bằng nhiều công cụ khác nhau, bao gồm máy cưa, máy cắt gỗ hoặc máy CNC…
- Kiểm tra chất lượng: Ngay sau khi cắt, chúng ta cần kiểm tra những thanh gỗ hoặc tấm gỗ đã có kích thước và hình dạng phù hợp hay chưa, đồng thời đảm bảo không xuất hiện các vết nứt hoặc hư hại nghiêm trọng khác.
- Làm sạch bề mặt: Cuối cùng, các chi tiết gỗ cần được làm sạch bề mặt, nhằm loại bỏ bụi bẩn, mảng dầu, hoặc các vết bám dính khác.
Bước 4 – Khoan lỗ.
Công đoạn khoan lỗ được diễn ra như thế nào? Công đoạn khoan lỗ có vai trò tạo nên những mối ghép trong quy trình gia công gỗ, hoặc có thể chế tác ra các chi tiết trang trí cho sản phẩm. Bước này yêu cầu người thợ phải hiểu rõ thiết kế và có thể thực hiện các kỹ thuật khoan một cách chính xác.
Công đoạn khoan lỗ được thực hiện theo quy trình bao gồm:
- Kiểm tra thiết kế: Tương tự như bước cắt gỗ, chúng ta cần kiểm tra chi tiết bản thiết kế của sản phẩm gỗ để xác định số lượng, vị trí và kích thước các lỗ cần khoan.
- Xác định mục đích: Như đã trình bày bên trên, lỗ khoan có thể mang nhiều lợi ích khác nhau, kể từ việc tạo lỗ để ghép nối các chi tiết cho đến công dụng trang trí. Chúng ta cần xác định mục đích rõ ràng để lựa chọn phương pháp và dụng cụ phù hợp.
- Đánh dấu vị trí: Sau khi biết được, kích thước, số lượng và mục đích của lỗ khoan, chúng ta tiến hành xác định và đánh dấu những vị trí cần thiết trên bề mặt gỗ bằng bút chì, bút mực hoặc băng keo…
- Thực hiện khoan lỗ: Khi các tham số kỹ thuật đã được xác định, chúng ta dùng các công cụ cần thiết để khoan gỗ như máy khoan, dùi đục hoặc đinh vít… Có thể nói đây là công đoạn quyết định đến tính năng và thẩm mỹ của sản phẩm, vì vậy đòi hỏi người thợ phải tuân theo các kỹ thuật và đảm bảo độ chính xác.
- Kiểm tra chất lượng: Cuối cùng, cần kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các lỗ khoan đều đáp ứng các yêu cầu thiết kế, không xảy ra tình trạng đục lỗ sai vị trí hoặc một số lỗi khác như làm nứt, trầy xước gỗ…
Bước 5 – Xử lý bề mặt.
Công đoạn xử lý bề mặt được diễn ra như thế nào? Công đoạn xử lý bề mặt giúp các thanh gỗ hoặc tấm gỗ được loại bỏ các lớp bụi bẩn, trầy xước và nâng cao khả năng chống chịu trước nhiều tác nhân gây hại như nước, nhiệt độ, mối mọt hoặc nấm mốc… Đồng thời, khâu xử lý này cũng có vai trò quan trọng trong quy trình gia công gỗ, không chỉ giúp đảm bảo hiệu suất sử dụng, mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho các vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất và trang trí…
Những bước thực hiện công đoạn xử lý bề mặt trong quy trình gia công gỗ, bao gồm:
- Kiểm tra tình trạng bề mặt: Trước khi bắt đầu tiến hành các bước xử lý, chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của bề mặt gỗ. Việc này bao gồm khả năng phát hiện và khắc phục các khuyết điểm như vết rạn nứt, trầy xước hoặc các vết sần…
- Mài và chà nhẵn bề mặt: Sau khi kiểm tra, bề mặt gỗ cần được làm mịn bằng cách sử dụng các thiết bị mài và chà nhẵn như máy mài, máy chà hoặc giấy nhám…. Điều này giúp loại bỏ các vết nứt, trầy xước và sần… góp phần tạo ra một bề mặt gỗ mịn màng, vừa đẹp vừa dễ vệ sinh.
- Áp dụng lớp hoàn thiện: Sau khi bề mặt gỗ đã được mài mịn, người thợ sẽ áp dụng các lớp hoàn thiện như sơn gỗ, áp dụng lớp phủ bóng hoặc lớp phủ kháng nước, chống tia UV hoặc chống cháy… Những kỹ thuật này không chỉ tăng cường vẻ đẹp, mà còn giúp bảo vệ sản phẩm gỗ tránh khỏi thiệt hại bởi nhiều yếu tố trong môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng và mối mọt…
- Làm khô bề mặt: Sau khi áp dụng lớp hoàn thiện, bề mặt gỗ cần được làm khô một cách cẩn thận bằng nhiều phương pháp, như phơi khô tự nhiên hoặc sấy nhiệt. Thời gian làm khô được quyết định dựa trên loại gỗ, chất xử lý và kỹ thuật sấy gỗ.
- Kiểm tra chất lượng: Cuối cùng, sau khi được xử lý và làm khô, bề mặt gỗ cần được kiểm tra, và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, không còn xuất hiện những khuyết điểm như vết trầy, xước hoặc sần sùi…
Như vậy, sau khi thực hiện các công đoạn cắt gỗ, khoan lỗ và xử lý bề mặt, chúng ta đã có được những chi tiết gỗ hoàn thiện, có khả năng chống chịu được các tác nhân gây hại như nhiệt độ, độ ẩm, tia UV và mối mọt… Đồng thời, chúng đã sẵn sàng để được sử dụng trong các bước tiếp theo của quy trình gia công gỗ, góp phần tạo nên các sản phẩm cuối cùng vừa đảm bảo hiệu suất sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.
Xem thêm: Xử lý bề mặt gỗ là gì? Vai trò và quy trình xử lý bề mặt.
Bước 6 – Nối gỗ
Công đoạn nối gỗ được diễn ra như thế nào? Sau khi đã sở hữu các chi tiết hoàn thiện về độ bền và tính thẩm mỹ, chúng ta có thể thực hiện công đoạn tiếp theo của quy trình gia công gỗ, đó là bước nối gỗ.
Quy trình nối gỗ được thực hiện như sau:
- Xác định vị trí nối gỗ: Trước tiên, chúng ta cần xác định rõ những vị trí nối gỗ cụ thể dựa trên bản thiết kế có sẵn. Điều này đảm bảo các chi tiết được ghép nối một cách chính xác, đảm bảo được tính năng sử dụng, độ bền và tính thẩm mỹ của thành phẩm.
- Xác định phương pháp: Có nhiều phương pháp ghép nối gỗ khác nhau giúp chúng ta có đa dạng sự lựa chọn, bao gồm việc sử dụng keo dán chuyên dụng, ghép bằng khớp nối, ốc vít hoặc bu lông… Cần xác định các phương pháp tương ứng với loại gỗ và thiết kế để các chi tiết được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
- Tiến hành nối gỗ: Người thợ mộc sẽ thực hiện kỹ thuật nối gỗ một cách chính xác và đúng kỹ thuật. Công đoạn này đòi hỏi chúng ta vừa phải hiểu được thiết kế sản phẩm, vừa phải biết rõ các phương pháp nối gỗ. Nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian và có khả năng thực hiện nối các thiết kế phức tạp một cách chính xác.
- Đối chiếu với thiết kế: Khi công đoạn nối gỗ đã hoàn thành, sản phẩm sẽ được đối chiếu với thiết kế ban đầu. Điều này đảm bảo rằng mọi chi tiết và kết cấu đều phù hợp với kế hoạch và không có lỗi hay sai sót nào xảy ra trong quá trình thực hiện.
- Hoàn thiện sản phẩm: Cuối cùng, sau khi những chi tiết ban đầu đã được ghép nối một cách chính xác, chúng ta cần hoàn thiện lại bề mặt toàn bộ sản phẩm bằng việc sơn màu, đánh bóng và quét lại các lớp bảo vệ như lớp phủ kháng nước, chống cháy hoặc tia UV…
Tóm lại, bước nối gỗ đã giúp chúng ta thu được những sản phẩm gần như hoàn thiện về tính thẩm mỹ và có thể thực hiện nhiều chức năng, cụ thể như sản xuất vật liệu dùng trong xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất và trang trí…
Bước 7 – Kiểm tra chất lượng.
Công đoạn kiểm tra chất lượng được diễn ra như thế nào? Công đoạn kiểm tra chất lượng quy trình gia công gỗ là bước đánh giá và quyết định mức độ hoàn thiện của sản phẩm gỗ. Điều này đảm bảo thành phẩm có thể đáp ứng được các tiêu chí về chức năng, kích thước, màu sắc, và độ bền…
Công đoạn kiểm tra chất lượng quy trình gia công gỗ được thực hiện theo các bước như sau:
- Đối chiếu với thiết kế: Trước hết, sản phẩm cần được đối chiếu với thiết kế ban đầu, bao gồm kích thước, độ bền, độ cứng, màu sắc và độ bóng… Nếu có bất cứ sai sót nào, chúng cần được xử lý và cải thiện ngay lập tức.
- Kiểm tra các khớp nối: Các khớp nối được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, khả năng chịu lực và tính thẩm mỹ của thành phẩm. Ngoài ra, việc này còn góp phần vào việc đảm bảo sự an toàn của chúng ta khi sử dụng các sản phẩm như, giàn giáo, sàn gỗ, cầu thang trong xây dựng, hay bàn, ghế và giường thuộc đồ nội thất, hoặc những món đồ gia dụng như kệ treo, cán dao và nồi chảo… (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
- Kiểm tra độ bền cơ học: Các yếu tố cơ học của sản phẩm mà chúng ta cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng, bao gồm độ cứng, độ bền, khả năng kháng lực và va đập… Những yếu tố này được đánh giá dựa trên loại gỗ, kỹ thuật nối và mục đích sử dụng…
- Thay thế hoặc sửa lỗi: Nếu trong quá trình kiểm tra phát ra lỗi trên sản phẩm, chúng ta cần sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết kịp thời, giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng vừa đáp ứng được mục đích sử dụng, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Chúng ta có thể thấy rằng bước kiểm tra chất lượng trong quy trình gia công gỗ là công đoạn giúp chúng ta xác định hiệu suất sử dụng và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Đồng thời, quá trình gia công gỗ còn phải kết hợp với một số công đoạn liên quan đến bảo vệ và bảo quản gỗ như: ngâm tẩm, sấy khô, sơn phủ… nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm gỗ trước những tác nhân gây tại từ môi trường.
Xem thêm: Bảo quản gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của bảo quản gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các bước trong quy trình gia công gỗ, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra 07 công đoạn quan trọng trong quy trình gia công gỗ, kể từ bước chuẩn bị, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗ và kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tối ưu thời gian thực hiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng cách cải tiến công nghệ gia công hiện đại như máy CNC, trí tuệ nhân tạo và IoT (Internet of Things)… Bên cạnh đó, bài viết về quy trình gia công gỗ này còn nằm trong chuỗi bài về quy trình sản xuất gỗ, bao gồm: thu thập gỗ, chế biến và gia công gỗ, xử lý bề mặt gỗ, kỹ thuật sấy gỗ, tẩm bảo vệ gỗ và sơn phủ gỗ… hy vọng đã mang đến cho bạn góc nhìn đầy đủ hơn về ngành chế biến gỗ hiện nay.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Gia công gỗ là gì?
- Tìm hiểu về quy trình gia công gỗ.
- Vai trò của gia công gỗ.
- Ứng dụng của gia công gỗ trong đời sống.
- Các phương pháp gia công gỗ phổ biến?
- Vì sao nên chọn nội thất gỗ gia công?
- Các loại gỗ phổ biến dùng để gia công.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ gia công.
- Tìm nơi gia công gỗ uy tín ở đâu?
- Kinh nghiệm chọn đơn vị gia công gỗ uy tín.
- Cần lưu ý gì khi tìm xưởng gia công đồ gỗ?