Côn trùng, nấm mốc, mối mọt, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm… là những tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất. Mặc dù mỗi yếu tố sẽ ảnh hưởng đến gỗ theo những cách khác nhau, nhưng nhìn chung đều có thể làm giảm tính thẩm mỹ, chất lượng, độ bền và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì, bao gồm khái niệm, các loại phổ biến và biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Tác nhân gây hại cho gỗ là gì? Các tác nhân gây hại phổ biến.
Giới thiệu tác nhân gây hại cho gỗ.
Tìm hiểu khái niệm tác nhân gây hại cho gỗ là gì? Tác nhân gây hại cho gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh là Wood Damaging Factors, hoặc Wood Destroying Factors, nhằm chỉ một loạt các yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến gỗ. Những yếu tố này bao gồm: Tác nhân sinh học, tác nhân vật lý và tác nhân hóa học có khả năng gây tổn thương, làm suy giảm độ bền, hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của gỗ theo thời gian. Chẳng hạn, một số tác nhân gây hại mà chúng ta thường bắt gặp, như vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng (sinh học), sự va chạm, nhiệt độ, ánh sáng (vật lý) hoặc một số chất hóa học khác như chất tẩy rửa, dung môi và các loại axit.
Do đó, trong quá trình sản xuất và sử dụng, đòi hỏi chúng ta cần áp dụng những biện pháp bảo vệ hiệu quả, nhằm đảm bảo hiệu suất sử dụng và giữ được và vẻ đẹp của sản phẩm một cách dài lâu.
Xem thêm: Côn trùng gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Ảnh hưởng của tác nhân gây hại đối với gỗ.
Tác nhân gây hại có ảnh hưởng như thế nào đối với gỗ? Theo như định nghĩa ở trên, các tác nhân gây hại đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sản phẩm gỗ theo những cách khác nhau. Cụ thể, chúng có thể làm mất tính thẩm mỹ, chất lượng, độ bền và tuổi thọ của sản phẩm… cùng nhiều mối nguy hại khác.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố gây hại, chi tiết như sau:
- Làm mất thẩm mỹ: Có nhiều loại sản phẩm gỗ hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, như các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất hoặc trang trí… Hầu hết chúng đều trải qua quá trình gia công một cách cẩn thận nhằm đạt chất lượng và độ thẩm mỹ thích hợp. Tuy nhiên, khi gỗ thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây hại mà không được bảo vệ, có thể làm mất đi vẻ đẹp ban đầu. Điều này ảnh hưởng đến các không gian, như sân vườn, phòng khách, phòng ngủ hoặc nơi làm việc…
- Giảm độ bền: Nhiều tác nhân như nấm mốc, mối mọt hay một số chất hóa học gây hại có thể làm thay đổi cấu trúc gỗ, khiến sản phẩm bị suy giảm độ bền. Việc này không chỉ giảm khả năng kháng lực của gỗ, mà còn khiến gỗ nhanh xuống cấp và dễ bị hư hại. (Tìm hiểu độ bền là gì?).
- Giảm độ cứng: Khi tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ hoặc môi trường có độ ẩm cao trong thời gian dài, gỗ có thể bị biến dạng và mất đi độ cứng ban đầu. Điều này làm giảm khả năng chịu lực và khiến sản phẩm dễ bị nứt nẻ hoặc mục nát. (Tìm hiểu độ cứng của gỗ là gì?).
- Biến dạng sản phẩm: Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực hoặc nấm mốc và mối mọt, gỗ có thể bị thay đổi cấu trúc và làm biến dạng sản phẩm. Điều này vừa làm mất đi vẻ đẹp, vừa làm giảm tuổi thọ của các sản phẩm, kể từ vật liệu xây dựng, cho đến những món đồ nội thất như bàn, ghế và tủ…
- Giảm tuổi thọ: Tuổi thọ của gỗ được quyết định bởi nhiều yếu tố như tần suất sử dụng, khả năng chịu lực, tính ổn định, đặc biệt là độ cứng và độ bền. Do vậy, nếu tiếp xúc với những tác nhân gây hại sẽ khiến sản phẩm dễ hư hỏng, kéo theo đó là tuổi thọ cũng bị giảm đi. (Tìm hiểu tuổi thọ của gỗ là gì?).
- Ảnh hưởng sức khoẻ: Nhiều tác nhân gây hại làm nứt nẻ, giảm khả năng chịu lực của gỗ hoặc khiến sản phẩm bị bám bẩn là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ví dụ như: Nấm mốc có thể gây dị ứng, suy giảm đường hô hấp; Trong khi cầu thang hoặc vách gỗ nứt nẻ có thể làm trầy xước và rủi ro gây tai nạn nghiêm trọng.
Tóm lại, việc chúng ta để gỗ tiếp xúc với các tác nhân gây hại trong quá trình sản xuất hay sử dụng thì đều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực. Trong đó, bao gồm mất thẩm mỹ, giảm độ bền và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Mặc dù vậy, chúng ta có thể khắc phục những tác nhân này thông qua quá trình chế biến, gia công, hoàn thiện và bảo vệ, sử dụng gỗ…
Xem thêm: Hoàn thiện và bảo vệ gỗ là gì? Quy trình và xu hướng phát triển.
Các tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến.
Tác nhân sinh học gây hại cho gỗ.
Những tác nhân sinh học phổ biến gây hại cho gỗ? Tác nhân sinh học gây hại (Wood Destroying Organisms) là tổng hợp những sinh vật sống trong tự nhiên, bao gồm nấm mốc, các loại côn trùng và một số loại vi khuẩn. Chúng sinh tồn bằng cách phá hoại gỗ để làm tổ hoặc làm thức ăn, dẫn đến suy giảm chất lượng của các sản phẩm này.
Cụ thể, một số tác nhân sinh học gây hại cho gỗ, bao gồm:
- Nấm mốc: Nấm mốc là tác nhân gây hại có khả năng phát triển nhanh chóng trên bề mặt gỗ khi môi trường có độ ẩm cao. Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và xử lý, chúng sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, thậm chí có thể gây nứt nẻ sản phẩm. (Tìm hiểu nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?).
- Mối mọt: Mối mọt là những loài côn trùng nhỏ có xu hướng ăn gỗ để phát triển hoặc đục gỗ để làm tổ và đẻ trứng. Mặc dù tác động của chúng gây ra ban đầu rất nhỏ, tuy nhiên nếu để lâu sẽ khiến gỗ mục ruỗng, nghĩa là hư hỏng hết từ bên trong, chỉ còn lại cái vỏ bên ngoài. (Tìm hiểu mối mọt gây hại cho gỗ là gì?).
- Kiến: Mặc dù kiến không có khả năng tiêu hóa gỗ, nhưng chúng lại phá hoại sản phẩm bằng cách làm tổ và đẻ trứng từ bên trong. Tương tự như mối mọt, càng ngày kiến càng làm trầm trọng độ mục ruỗng, khiến gỗ giảm độ cứng, độ bền, cũng như suy giảm tuổi thọ của sản phẩm.
- Vi khuẩn: Có một số loại vi khuẩn có thể gây tổn hại cho gỗ, như E.coli, Salmonella và Campylobacter… Những loại vi khuẩn này không chỉ khiến sản phẩm bị phai màu, suy giảm tính thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ví dụ các vật dụng nhà bếp như thớt gỗ, tủ bếp hoặc bàn ăn được xem là ổ chứa vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột hoặc gây ra dị ứng ở người.
Do đó, việc nhận diện ra các tác nhân gây hại giúp chúng ta dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời khi sản phẩm có dấu hiệu tổn thương. Nhờ vậy, giúp duy trì được chất lượng, tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Xem thêm: Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì? Khái niệm, tác hại và biện pháp khắc phục.
Tác nhân vật lý gây hại cho gỗ.
Những tác nhân vật lý phổ biến gây hại cho gỗ? Bên cạnh những nguyên nhân sinh học kể trên, thì còn có một số yếu tố vật lý phổ biến bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
Cụ thể, những tác nhân vật lý gây hại cho gỗ như sau:
- Nhiệt độ: Sự biến đổi nhiệt độ trong môi trường hoặc tiếp xúc trực tiếp với vật nóng có thể làm cấu trúc gỗ bị giãn nở, thậm chí là đứt gãy các liên kết phân tử. Điều này khiến sản phẩm bị biến dạng, suy giảm độ bền và có thể hư hỏng. (Tìm hiểu nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?).
- Độ ẩm: Sản phẩm gỗ sau khi trải qua quá trình gia công, đều được sấy để đạt độ ẩm lý tưởng, nhằm gia tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu để sản phẩm tiếp xúc với môi trường nhiều nước hoặc hơi nước, có thể làm thay đổi độ ẩm bên trong gỗ, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân sinh học xâm nhập và gây hại. (Tìm hiểu gia công gỗ là gì?).
- Ánh sáng: Nếu để gỗ tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong và thay đổi cấu trúc gỗ. Điều này có thể gây biến dạng và làm sản phẩm bị hư hại. Ngoài ra, tia UV có trong ánh nắng có thể khiến lớp bảo vệ bề mặt gỗ bị hư hỏng, làm phai màu và ảnh hưởng đến chất lượng. (Tìm hiểu ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?).
- Va chạm: Khi chúng ta sử dụng những sản phẩm gỗ một cách thường xuyên thì sự va chạm là khó thể tránh khỏi. Nếu để các sản phẩm, chẳng hạn như các món đồ nội thất và đồ gia dụng bị va chạm và tác động mạnh có thể khiến chúng bị trầy xước hoặc hư hỏng.
- Tác động lực: Một số sản phẩm gỗ gặp giới hạn về trọng lượng và khả năng chịu lực, do đó chúng ta cần đảm bảo lực tác động lên gỗ một cách vừa phải. Ví dụ như các loại ghế ngồi trẻ em chỉ phù hợp cho em bé, kệ gỗ chỉ để hồ sơ văn phòng nhẹ, tủ chỉ lưu trữ quần áo… Nếu chúng ta đặt đồ vật nặng, sản phẩm có thể bị nứt gãy và gây tai nạn cho người dùng.
Như vậy, có nhiều yếu tố vật lý xung quanh có thể gây hại cho sản phẩm gỗ, kể từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cho đến tác động lực và va chạm hằng ngày. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về các tác nhân gây hại này, chúng ta có thể sử dụng một cách hợp lý, qua đó giúp cải thiện tuổi thọ của gỗ.
Xem thêm: Tuổi thọ của gỗ là gì? Lợi ích và cách giúp tăng cường tuổi thọ của gỗ.
Tác nhân hóa học gây hại cho gỗ.
Những tác nhân hóa học phổ biến gây hại cho gỗ? Nếu so với các tác nhân gây hại sinh học và vật lý ở trên, thì những chất hóa học lại là yếu tố dễ dàng làm giảm chất lượng của sản phẩm gỗ hơn. Cụ thể, khi tiếp xúc với các chất có tính axit hoặc kiềm, gỗ có thể sẽ bị phá vỡ lớp bề mặt, làm đổi màu và biến dạng cấu trúc gỗ một cách nhanh chóng.
Một số tác nhân hóa học phổ biến gây hại cho gỗ, bao gồm:
- Hóa chất chống mối mọt: Mặc dù các hóa chất chống mối mọt có tác dụng bảo vệ gỗ, nhưng nếu chúng ta lạm dụng, hoặc chọn nhầm loại chất lượng kém, có quá nhiều tính axit hoặc kiềm. Sẽ khiến bề mặt gỗ bị thay đổi, giảm khả năng bảo vệ, sản phẩm dễ bị trầy xước và tăng sự xâm nhập của mối mọt. (Tìm hiểu hóa chất ngành gỗ là gì?).
- Sơn màu, phủ bảo vệ: Tương tự như hóa chất chống mối mọt, các loại sơn phủ và tẩm bảo vệ đều giúp gỗ có khả năng chống chịu trước nhiều yếu tố gây hại. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng không đúng hướng dẫn hoặc chọn nhầm loại sơn, sẽ khiến gỗ dễ bị hư hỏng và làm giảm tuổi thọ của chúng. (Tìm hiểu sơn phủ gỗ là gì?).
- Dung môi: Các dung môi được dùng trong quá trình tẩm bảo vệ giúp gỗ tăng cường khả năng chống chịu trước tác nhân gây hại. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý kỹ thành phần hóa học và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đảm bảo không ngâm tẩm sản phẩm quá thời gian quy định, gây tác dụng ngược cho sản phẩm.
- Chất làm sạch: Sử dụng chất làm sạch là một trong những phương pháp bảo quản gỗ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng sản phẩm phù hợp với loại gỗ để hạn chế các tác hại không mong muốn như phai màu, trầy xước hoặc suy giảm lớp chất phủ bảo vệ gỗ. (Tìm hiểu bảo quản gỗ là gì?).
Tóm lại, mặc dù nhiều sản phẩm hóa học có khả năng giúp chúng ta bảo vệ tính thẩm mỹ và chất lượng gỗ được lâu dài. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc lựa chọn sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ sẽ khiến vật dụng hằng ngày xuống cấp một cách nhanh chóng. Do đó, lựa chọn và sử dụng loại hóa chất phù hợp, thân thiện với môi trường cũng là nhiệm vụ quan trọng của ngành gỗ.
Xem thêm: Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.
Cách phòng trừ tác nhân gây hại cho gỗ.
Biện pháp phòng ngừa tác nhân gây hại cho gỗ.
Những biện pháp phòng ngừa tác nhân gây hại cho gỗ? Sau khi đã nắm rõ được cách thức mà những tác nhân gây hại có thể làm ảnh hưởng đến gỗ, chúng ta cần chọn lựa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sản phẩm.
Cụ thể một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tạo môi trường thích hợp: Để giảm tác động của nhiệt độ và độ ẩm lên gỗ, hãy đảm bảo rằng sản phẩm được sử dụng trong điều kiện môi trường ổn định, tránh đặt gần nguồn nhiệt hoặc ánh nắng trực tiếp.
- Đảm bảo gỗ đã được sấy: Gỗ được sấy trước khi chế biến sẽ có khả năng chống mối mọt và nấm mốc tốt hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm ngoài trời, như hàng rào, bàn ghế hoặc xích đu tại sân vườn… (Tìm hiểu gỗ sấy là gì?).
- Kiểm soát độ ẩm khi sử dụng: Hạn chế để gỗ tiếp xúc với nước và thường xuyên lau chùi, giúp đảm bảo bề mặt gỗ luôn khô ráo. Nhờ đó, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, mối mọt và nấm mốc.
- Sử dụng chất phủ bảo vệ: Như đã trình bày trước đó, chúng ta nên sử dụng chất phủ bảo vệ một cách hợp lý, để tránh tác dụng ngược, gây hại cho đồ gỗ. (Tìm hiểu tẩm bảo vệ gỗ là gì?) .
- Thường xuyên bảo trì sản phẩm: Nhờ các chuyên gia đến kiểm tra, bảo trì thường xuyên, sửa chữa những hư hại một cách kịp thời. Giúp sản phẩm gỗ luôn giữ được vẻ đẹp và hiệu suất sử dụng trong thời gian dài.
- Sử dụng công cụ chăm sóc phù hợp: Bên cạnh việc bảo trì, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh sản phẩm gỗ, bằng các công cụ chăm sóc chuyên dụng, như bàn chải mềm, khăn lau và các chất làm sạch không gây tổn thương cho bề mặt gỗ.
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm gỗ.
Biện pháp tiêu diệt tác nhân gây hại cho gỗ.
Có những biện pháp tiêu diệt tác nhân gây hại cho gỗ nào? Đôi khi, các biện pháp phòng ngừa không đạt hiệu quả, chẳng hạn như côn trùng, nấm mốc, vi sinh vật… phát triển quá nhanh. Điều này đòi hỏi chúng ta cần thực hiện những biện pháp tiêu diệt triệt để, nhằm tránh việc sản phẩm bị hư hỏng nặng về sau.
Một số biện pháp giúp tiêu diệt tác nhân gây hại cho gỗ phổ biến như sau:
- Xử lý bằng nhiệt độ: Áp dụng nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn và côn trùng gây hại. Ví dụ, quá trình sấy với nhiệt độ cao có thể loại bỏ các tác nhân gây hại bên trong gỗ. Tuy nhiên, chúng ta cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để hạn chế làm hỏng cấu trúc gỗ.
- Xử lý bằng hóa học: Sử dụng chất khử trùng, chất chống nấm mốc là biện pháp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc hiệu quả. Mặc dù vậy, chúng ta nên áp dụng đúng liều lượng và thực hiện đúng theo hướng dẫn, nhằm đảm bảo sự an toàn cho gỗ và sức khỏe của bản thân.
- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường đến từ tác nhân gây hại. Nếu như có nghi ngờ, cần thực hiện biện pháp tiêu diệt kịp thời, ví dụ như cắt bỏ phần hư hại, mài nhẵn bề mặt, sơn phủ hoặc thay thế mới các chi tiết. (Tìm hiểu cần lưu ý gì khi sử dụng sản phẩm gỗ?).
- Sử dụng gỗ có đặc tính kháng: Lựa chọn loại gỗ có khả năng chống nước, chống mối mọt, chống cháy tốt sẽ giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại ngay từ ban đầu, ví dụ các loại gỗ quý như gỗ Hương, Gụ, Gõ Đỏ, Lim và Mun…
Như vậy, ngoài việc sử dụng hóa chất hoặc thực hiện các phương pháp xử lý gỗ, như mài bề mặt, cắt gỗ hoặc thay thế các chi tiết… Chúng ta có thể sử dụng những loại gỗ có đặc tính kháng các tác nhân gây hại, để đảm bảo sản phẩm có thể sử dụng một cách lâu dài như gỗ Hương, Gụ, Gõ Đỏ, Lim và Mun… Việc này đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu về các đặc tính của gỗ, cũng như tìm được nơi gia công gỗ uy tín. Hiện nay, ngoài nguồn nguyên liệu gỗ ở trong nước, bạn có thể tham khảo thêm nguồn gỗ nhập khẩu vì các loại gỗ này vừa đảm bảo có chất lượng tốt, vừa sở hữu các chứng chỉ rừng cần thiết.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể, chúng ta cần phải đánh giá về toàn bộ quá trình khai thác, sản xuất và sử dụng gỗ. Ví dụ, nếu tiến hành khai thác gỗ một cách hợp pháp, đảm bảo an toàn, có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác gỗ trái phép, khai thác bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.
Xem thêm: Sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường?
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì, kể từ khái niệm, ảnh hưởng, phân loại cho đến cách phòng ngừa, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra có nhiều yếu tố gây hại đến sản phẩm gỗ đang tồn tại trong môi trường, bao gồm tác nhân sinh học, vật lý và hóa học. Chúng ta có thể trở thành những người tiêu dùng thông thái, bằng cách chọn lựa nguồn gỗ và thực hiện những biện pháp phòng chống phù hợp. Để từ đó có thể sử dụng sản phẩm gỗ một cách bền vững, giúp duy trì tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng lâu dài.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Khuyết điểm của gỗ là gì?
- Biến dạng gỗ là gì?
- Cong vênh gỗ là gì?
- Nứt nẻ gỗ là gì?
- Co ngót gỗ là gì?
- Mục nát gỗ là gì?
- Tác nhân gây hại cho gỗ là gì?
- Côn trùng gây hại cho gỗ là gì?
- Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?
- Mối mọt gây hại cho gỗ là gì?
- Ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?
- Nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?