Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Hóa chất ngành gỗ mang đến nhiều công dụng hữu hiệu trong việc xử lý, bảo vệ và cải thiện chất lượng gỗ. Vì thế, chúng đóng một vai trò thiết yếu đối với ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ. Tuy nhiên bạn đã hiểu rõ hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm của chúng như thế nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng Timber Phoenix tham khảo ngay bài viết dưới đây, để có góc nhìn sâu hơn về chủ đề này. 

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Tìm hiểu hóa chất ngành gỗ là gì?

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Khái niệm hóa chất ngành gỗ nghĩa là gì? Hóa chất ngành gỗ, còn được gọi là Wood Chemicals hay Wood Preservation trong Tiếng Anh, là những hợp chất hóa học được sử dụng trong quá trình sản xuất, xử lý hoặc chế biến gỗ. Chúng có tác dụng lớn trong việc cải thiện các đặc tính của gỗ, qua đó giúp tăng tuổi thọ, chống mục nát, tạo màu sắc và mẫu mã. Một số loại hóa chất còn được sử dụng với công dụng tẩy gỗ, giúp đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng sản phẩm gỗ.

Có nhiều loại hóa chất ngành gỗ khác nhau, được phân loại dựa trên công dụng của chúng như: Hóa chất chống mục nát, chất tẩy trắng, chất chống cháy, chất làm mềm gỗ, chất kết dính, thuốc nhuộm, và các loại hợp chất khác. 

Việc sử dụng các loại hóa chất trong ngành gỗ cần phải hết sức lưu ý cẩn thận, nhằm đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe con người, đồng thời hạn chế tối đa các tác động xấu gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc lựa chọn, sử dụng, và loại bỏ hóa chất trong ngành gỗ phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại và tối ưu hiệu suất sản xuất trong ngành gỗ. 

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? Các mức độ ô nhiễm nguy hại?

Các loại hóa chất ngành gỗ phổ biến.

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Có những loại hóa chất ngành gỗ phổ biến nào? Hóa chất ngành gỗ được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên công dụng của chúng, bao gồm:

  • Thuốc tẩy trắng (Wood Bleaching Chemicals): Là các chất hóa học có khả năng làm sạch bẩn bám trên bề mặt gỗ, loại bỏ các vết ố, nấm mốc và tạo nên sự đồng đều về màu sắc trên bề mặt gỗ. Có 3 loại thuốc tẩy trắng được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: Thuốc tẩy trắng Clo, thuốc tẩy trắng Oxit và thuốc tẩy trắng Oxy thấp áp suất. 
  • Thuốc bảo quản gỗ (Wood Preservatives): Là những loại hợp chất hóa học được sử dụng để bảo vệ gỗ khỏi sự tấn công của nấm mốc, mối mọt, vi khuẩn và các yếu tố môi trường như ẩm ướt, nhiệt độ cao. Những loại thuốc bảo quản gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay như: Chất chống mối mọt Borax, chất chấm nấm mốc và vi khuẩn Copper Naphthenate, chất chống côn trùng Imidacloprid.
  • Thuốc nhuộm gỗ (Wood Dyes/Wood Stain): Là những hợp chất hóa học được sử dụng để thay đổi màu sắc của gỗ thông qua quá trình nhuộm. Điều này cho phép thợ gỗ có thể thay đổi màu sắc vốn có của gỗ, tạo sự đa dạng mẫu mã nhằm phù hợp hơn với mục đích sản xuất và sử dụng. Các loại thuốc nhuộm gỗ được sử dụng trong ngành gỗ bao gồm: Thuốc nhuộm hữu cơ, thuốc nhuộm vô cơ, thuốc nhuộm nước, thuốc nhuộm dầu. 
  • Sơn gỗ (Wood Coating): Là một loại chất hóa học được sử dụng để phủ lớp màng bảo vệ và tạo màu sắc trên bề mặt gỗ nhằm cải thiện tính thẩm mỹ và bảo vệ gỗ khỏi các yếu tố môi trường gây hại. Một số loại phổ biến như: Sơn nước, sơn dầu, sơn Nitrocellulose. 
  • Keo dán gỗ (Wood Glue): Là một loại hợp chất hóa học có khả năng gắn kết các mảnh gỗ lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện như đồ nội thất, đồ gỗ, vật liệu xây dựng, và nhiều loại sản phẩm gỗ khác. Những loại keo dán gỗ được dùng hiện nay như: keo PVA (Polyvinyl Acetate), keo Formaldehyde-Based Resin, keo Epoxy.
  • Thuốc chống mối mọt (Termite Repellent): Là những loại hóa chất ngành gỗ có công dụng ngăn chặn và kiểm soát sự tấn công của mối mọt trên các sản phẩm gỗ. Những loại thuốc chống mối mọt hiện nay như: Permethrin, Borax, Chlorpyrifos.
  • Thuốc chống nấm và vi khuẩn (Antifungal and Antibacterial Agent): Là những loại hóa chất ngành gỗ có công dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn trên bề mặt gỗ, đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ cho sản phẩm gỗ. Một số loại được sử dụng nhiều như: Quaternary Ammonium Compounds (Quat), Thiocyanate, Thiabendazole. 
  • Chất chống cháy (Fire Retardant): Là loại hóa chất có thể giúp sản phẩm gỗ trở nên khó cháy hơn, giảm thiểu nguy cơ cháy lan và mất cấu trúc khi tiếp xúc với lửa. Những cái tên phổ biến như: Melamine, Ammonium Polyphosphate, Alumina Hydrate.
  • Chất tạo bề mặt (Surface Finish): Là những chất dùng trong ngành gỗ với công dụng tạo màng phủ trên bề mặt gỗ, bảo vệ chúng khỏi các tác động xấu từ môi trường như ánh nắng, ẩm ướt, bụi bẩn và trầy xước… cũng như cải thiện tính thẩm mỹ, gia tăng chất lượng cho sản phẩm gỗ. Những loại chất tạo bề mặt thường được sử dụng hiện nay như: Chất tạo bề mặt mờ (Matte finish), chất tạo bề mặt bóng (Lacquer), chất tạo bề mặt chống thời tiết (Weatherproof Coating). 
  • Chất bảo vệ gỗ ngoại thất (Exterior Wood Protection): Có công dụng giúp hạn chế tối đa các tác động xấu từ môi trường như thời tiết, ẩm ướt, tia UV mặt trời, và các yếu tố môi trường khác. Ngoài bảo vệ và gia cố bề mặt, chất bảo vệ gỗ ngoài trời còn có thể kháng nấm mốc và vi khuẩn, giúp duy trì tính mới mẻ và độ bền của sản phẩm gỗ. Một số loại phổ biến hiện nay như: Chất chống nấm mốc và vi khuẩn, chất chống thời tiết và chất chống tia UV.

Ưu và nhược điểm của hóa chất ngành gỗ.

Ưu điểm của hóa chất ngành gỗ.

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Hóa chất ngành gỗ có những ưu điểm nào? Các loại hóa chất ngành gỗ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ, gia tăng độ bền và cải thiện tính thẩm mỹ đáng kể cho các sản phẩm gỗ. Những ưu điểm của hóa chất ngành gỗ có thể kể đến như:

  • Tăng cường độ bền của gỗ: Tạo lớp phủ và bảo vệ bề mặt gỗ khỏi các tác động xấu như điều kiện môi trường, thời tiết, nấm mốc, vi khuẩn, trầy xước… từ đó giúp kéo dài tuổi thọ, giảm khả năng bị hư hỏng và cải thiện khả năng chịu tải của sản phẩm gỗ
  • Ngăn ngừa mối mọt, mục nát, cháy và ẩm mốc: Bằng cách sơn phủ và gia cố cấu trúc bề mặt gỗ mà các loại hóa chất chuyên dụng này có thể bảo vệ gỗ và các sản phẩm gỗ khỏi sự gây hại bởi các tác nhân từ bên ngoài môi trường. 
  • Tạo ra các màu sắc và hiệu ứng trang trí khác nhau: Các loại sơn gỗ có thể thay đổi màu sắc ban đầu của gỗ và tạo ra hiệu ứng trang trí đa dạng. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng bề mặt gỗ, mà còn gia tăng tính thẩm mỹ và tạo khả năng tùy biến sản phẩm hữu hiệu. 
  • Giúp gỗ dễ dàng được gia công và lắp ráp: Nhiều loại hóa chất có công dụng trong việc tùy biến thuộc tính của gỗ như các chất làm mềm gỗ, keo dính… phụ trợ rất nhiều trong công đoạn gia công và lắp ráp các chi tiết gỗ tạo nên thành phẩm.
  • Tăng giá trị sử dụng: Kết hợp phù hợp các loại hóa chất ngành gỗ trong chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ không chỉ giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, mà còn có thể cải biến chất lượng sản phẩm một cách đáng kể. 

Các loại hóa chất ngành gỗ đều sở hữu công dụng nhất định, tuy nhiên không phải loại nào cũng có tính thân thiện. Một số loại hóa chất được ghi nhận là gây nên những tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Do đó khi sử dụng hóa chất để xử lý, chế biến sản phẩm gỗ nên lưu ý lựa chọn những loại hóa chất thân thiện ít không độc hại, sử dụng đúng lượng, đúng cách, đúng mục đích để gia tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động. 

Nhược điểm của hóa chất ngành gỗ.

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Hóa chất ngành gỗ có những nhược điểm nào? Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên hóa chất ngành gỗ cũng đi kèm với những nhược điểm đáng quan ngại đối với sức khỏe con người và môi trường.

  • Có thể gây ô nhiễm môi trường: Việc sử dụng hóa chất trong chế biến, xử lý gỗ có thể tạo ra các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, nước và đất. Chẳng hạn công đoạn luộc gỗ, hấp gỗ, ngâm gỗ sử dụng hóa chất ngâm tẩm có độ độc cao, khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước và hệ sinh thái xung quanh. 
  • Có thể gây hại cho sức khỏe con người: Một số loại hóa chất ngành gỗ sẽ gây hại cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc với nồng độ vượt mức cho phép. Một ví dụ điển hình như chất Formaldehyde là chất cực độc, chúng có trong keo dán gỗ và phát tán vào không khí thông qua quá trình sử dụng. Khi tiếp xúc với Formaldehyde nồng độ trên 0.1mg/kg có thể gây kích ứng mắt, đau đầu, nóng ở họng và đặc biệt là khó thở. Tiếp xúc với chúng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 
  • Có thể làm giảm chất lượng gỗ tự nhiên: Một số loại hóa chất có thể làm thay đổi tính chất vật lý và tính chất cơ học của gỗ, làm mất đi những đặc tính của gỗ. Ngoài ra, sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức hóa chất đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và độ bền của gỗ, làm giảm giá trị sản phẩm. 
  • Có thể làm tăng giá thành sản phẩm: Nếu sử dụng hóa chất không đúng cách, hoặc sử dụng khi không cần thiết không những không nâng được giá trị sản phẩm gỗ mà ngược lại sẽ làm gia tăng giá thành không đáng có.

Bất kỳ một loại chất nào đều tồn tại song song ưu và nhược điểm. Vì thế khi sử dụng hóa chất nên khuyến khích lựa chọn những loại hóa chất thân thiện cao, tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất độc hại bị hạn chế sử dụng hoặc nghiêm cấm sử dụng. 

Tác động của hóa chất ngành gỗ đối với môi trường. 

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Hóa chất ngành gỗ có thể gây hại gì cho môi trường? Hóa chất ngành gỗ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và hoàn thiện sản phẩm gỗ. Tuy nhiên việc sử dụng các loại hóa chất cần cân nhắc kỹ lưỡng do tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nếu sử dụng không đúng cách, các hóa chất này có thể ngấm vào đất, nước và không khí, gây hại cho các sinh vật sống và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. 

Những hình thức gây ô nhiễm môi trường của hóa chất ngành gỗ gồm có: 

  • Ô nhiễm đất (Soil Pollution): Các hợp chất hữu cơ từ thuốc nhuộm gỗ, thuốc sơn gỗ, và những kim loại nặng có trong chất bảo vệ gỗ… tích tụ vào đất gây ô nhiễm nặng nề và rất khó để cải tạo đất.
  • Ô nhiễm nước (Water Pollution): Nước thải từ quá trình xử lý gỗ có thể chứa các hóa chất độc hại như Phenol, Formaldehyde, các hợp chất VOCs… ngấm vào nguồn nước gây nhiễm độc trầm trọng, rất nguy hại nếu con người và động vật tiếp xúc phải. 
  • Ô nhiễm không khí (Air Pollution): Các loại khí nhà kính CO2 thải ra trong quá trình xử lý gỗ gây hiệu ứng nhà kính và góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, nhóm chất VOCs có trong keo dán gỗ, thuốc nhuộm gỗ, sơn gỗ là chất độc hại, bay hơi vào trong không khí, làm ô nhiễm môi trường và gây hại đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc trong thời gian dài. 

Trong “Đề xuất chính sách giảm thiểu tác động môi trường trong chế biến gỗ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” được thực hiện bởi Viện Quản Lý Rừng Bền Vững và Chứng Chỉ Rừng (Research Institute for Sustainable Forest Management and Forest Certification – SFMI) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp chế biến gỗ đều phát sinh lượng rác thải gây ô nhiễm. Để hạn chế tác động xấu đến môi trường xung quanh thì việc đảm bảo trang bị đầy đủ hệ thống xử lý rác thải công nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường là điều vô cùng cần thiết.

Các tổ chức uy tín về bảo vệ thiên nhiên và môi trường đều có những quy định liên quan đến vấn đề xử lý chất thải công nghiệp sau sản xuất. Vì thế, chủ doanh nghiệp chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ cần tìm hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về product lifecycle, giảm phát thải carbon nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững đối với môi trường.

Xem thêm: Tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín

Giải pháp sử dụng hóa chất an toàn trong ngành gỗ.

Hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm.

Đâu là các giải pháp giúp sử dụng hóa chất ngành gỗ bền vững với môi trường? Hóa chất xử lý gỗ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với ngành công nghiệp xử lý và chế biến sản phẩm gỗ. Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, chủ doanh nghiệp chế biến gỗ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn và môi trường, đảm bảo xử lý triệt để các nguồn chất thải gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trước khi xả thải chúng. Đây không chỉ là vấn đề ý thức cộng đồng mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ cần tuân thủ nếu muốn được cấp phép hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ. 

Những văn bản hành chính có liên quan đến việc phát triển ngành công nghiệp gỗ và đảm bảo chất lượng môi trường như: 

Ngoài ra, hóa chất xử lý gỗ có thể gây hại đến sức khỏe con người nếu sử dụng không đúng cách. Người lao động nên lưu ý những điều sau để tránh các trường hợp xấu có thể xảy đến. 

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Trước khi sử dụng hóa chất ngành gỗ, nhất là những loại hóa chất có nguy cơ gây hại thì cần phải hiểu rõ về cách sử dụng nhằm tạo sự hiệu quả tác động hóa chất lên gỗ, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiếp xúc. 
  • Sử dụng hóa chất đúng liều lượng và đúng thời gian quy định: Tuân thủ đúng liều lượng sử dụng giúp đảm bảo quá trình xử lý gỗ được thực hiện đúng cách, tránh sử dụng thiếu hụt không đạt hiệu quả, ngược lại sử dụng quá mức gây lãng phí và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.
  • Bảo quản hóa chất đúng cách: Lưu giữ hóa chất ở điều kiện phù hợp giúp đảm bảo chúng có thể giữ được vẹn nguyên hiệu quả sử dụng ban đầu. Đồng thời điều này còn giúp phòng ngừa nguy cơ đổ tháo, rò rỉ hóa chất ra môi trường và gây ô nhiễm. 
  • Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất: Sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động là biện pháp cần thiết để bảo vệ da, mắt và đường hô hấp khỏi những tác động tiêu cực của hóa chất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. 

Hóa chất ngành gỗ dù được sử dụng nhiều hay ít thì đều có hại, điểm khác biệt duy nhất chính là ở mức độ ảnh hưởng đối với môi trường xung quanh. Chúng ta nên lựa chọn những loại hóa chất thân thiện, tránh xa hóa chất độc hại, đồng thời đề cao việc sử dụng hóa chất có kiểm soát, đúng lúc và đúng cách để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, tránh lãng phí tài nguyên và tổn hại đến môi trường. 

Kết luận.

Thông qua bài viết trên, Timber Phoenix hy vọng bạn đọc đã tìm được nhiều thông tin về chủ đề hóa chất ngành gỗ là gì? Ưu điểm và nhược điểm. Sử dụng hóa chất trong ngành gỗ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm gỗ. Tuy nhiên song song đó, những nguy hại từ hóa chất đối với sức khỏe con người và môi trường cũng không ít. Vì thế, việc sử dụng hóa chất trong ngành gỗ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường nhằm tạo ra sự hài hòa giữa sự phát triển ngành công nghiệp gỗ và bảo vệ môi trường.

Content Protection by DMCA.com

Bạn đang xem nội dung trên Website: www.timberphoenix.com. Các bài viết thuộc chuyên mục tin tức được thực hiện bởi bộ phận truyền thông của Timber Phoenix, công ty đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành gỗ. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gỗ tròn, gỗ cưa, gỗ xẻ, gỗ sấy, gỗ hộp, gỗ nguyên tấm... Tất cả đều là gỗ nhập khẩu và có chứng chỉ hợp pháp, với hơn 30 chủng loại đến từ trên 15 quốc gia khắp thế giới. Đồng thời, Timber Phoenix còn nhận cưa xẻ, xử lý, tẩm sấy và thực hiện gia công tất cả các giai đoạn thuộc quy trình sản xuất mộc và ván sàn. Ngoài ra, chúng tôi là doanh nghiệp tiên phong chú trọng đến quản lý vòng đời sản phẩm, giảm phát thải carbon trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Khi cần tư vấn và đặt hàng các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Timber Phoenix tại: [1] Nhà Máy: Lô D3-D4, Đường số 04, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Hoặc [2] Showroom: Số 20, Đường 59TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức (Quận 2).

Timber Phoenix hân hạnh được đón tiếp.