Vân gỗ, màu sắc, độ bóng, độ mịn và mùi hương là những yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp của sản phẩm gỗ. Trong đó, độ mịn của gỗ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc tạo ra một trải nghiệm sử dụng thoải mái và thú vị cho người tiêu dùng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá độ mịn của gỗ là gì, bao gồm đặc điểm, vai trò và cách bảo quản độ mịn của gỗ một cách hiệu quả.
Độ mịn của gỗ là gì? Đặc điểm, vai trò và cách bảo quản.
Đặc điểm về độ mịn của gỗ.
Khái niệm độ mịn của gỗ là gì? Độ mịn của gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood Surface Smoothness, là khái niệm nhằm chỉ mức độ mịn màng của bề mặt gỗ, ngược lại với Wood Surface Roughness là độ nhám của gỗ. Để đánh giá độ mịn của gỗ, chúng ta có thể cảm nhận bằng cách chạm và cảm giác sự mịn màng dưới đầu ngón tay, đồng thời quan sát độ bóng trên bề mặt gỗ. Đối với những bề mặt gỗ mịn màng luôn sở hữu độ bóng nhất định.
Do đó, độ mịn của gỗ không đơn thuần là một yếu tố thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến cảm giác và trải nghiệm của chúng ta trong quá trình sử dụng sản phẩm. Độ mịn của gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại gỗ, quá trình sản xuất, gia công và hoàn thiện. Cụ thể, khi áp dụng các phương pháp gia công gỗ có độ tinh xảo cao và tỉ mỉ trong giai đoạn hoàn thiện như sơn, tẩm bảo vệ, hoặc các loại chất phủ khác, sẽ có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ mịn của gỗ.
Độ mịn của gỗ có những đặc điểm gì? Các sản phẩm gỗ có độ mịn cao thường sở hữu những đặc điểm nổi bật như sau:
- Bề mặt nhẵn, mịn: Bề mặt gỗ có độ phẳng, nhẵn mịn. Không xuất hiện vết xước, sần sùi, lõm hoặc gồ ghề. Nghĩa là đã loại bỏ hoàn toàn những khuyết điểm, vết cắt hay răng cưa trong quá trình chế biến.
- Màu sắc gỗ đồng đều: Độ mịn thường đi kèm với việc bề mặt gỗ có màu sắc đồng nhất, nghĩa là không có sự chênh lệch về màu sắc ở những vị trí khác nhau trên bề mặt gỗ. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?).
- Khó bám bụi: Bề mặt gỗ có độ mịn cao thường ít bị trầy xước, khó bám bụi và nhờ đó mà chúng ta có thể dễ dàng vệ sinh với một chiếc khăn lau thông thường.
- Tạo cảm giác thoải mái: Bề mặt gỗ có độ mịn cao thường tạo cảm giác thoải mái, không gây đau rát, khó chịu khi tiếp xúc với làn da của người sử dụng.
Xem thêm: Sản phẩm gỗ là gì? Vai trò của các sản phẩm gỗ?
Yếu tố ảnh hưởng đến độ mịn của gỗ.
Độ mịn của gỗ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Như đã giới thiệu ở trên, độ mịn của gỗ có thể bị thay đổi bởi nhiều yếu tố, bao gồm loại gỗ, quy trình sản xuất, kỹ thuật gia công và phương pháp xử lý bề mặt.
Cụ thể, những yếu tố có thể tác động đến độ mịn của gỗ như sau:
- Loại gỗ: Loại gỗ chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ mịn của gỗ. Các loại gỗ có vân mịn, thường có thớ gỗ nhỏ, đồng đều, dễ dàng cho công đoạn chà nhám. Ngược lại, các loại gỗ có vân thô thường có thớ gỗ to, không đồng đều, vì thế mà cũng khó chà nhám.
- Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ mịn của gỗ. Nếu chúng ta tiến hành sấy gỗ đúng cách, gỗ sẽ có độ ẩm ổn định, không bị cong vênh, co ngót và dễ dàng chà nhám. Trong quá trình chà nhám, nếu người thợ thực hiện một cách kỹ lưỡng thì gỗ sẽ có bề mặt nhẵn, mịn, không có vết xước, gồ ghề.
- Kỹ thuật gia công: Gỗ được gia công chính xác, với độ tinh xảo cao thì sẽ có bề mặt nhẵn, mịn, không có vết xước, gồ ghề. Và ngược lại, nếu gia công gỗ một cách cẩu thả, sử dụng công cụ thô sơ thì bề mặt gỗ sẽ thô ráp, có thể nhìn thấy các vết xước, gồ ghề.
Ngoài ra, độ mịn của gỗ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: độ ẩm, chất lượng giấy nhám, lực chà nhám… Do đó, tùy thuộc vào sở thích và mục đích sử dụng, chúng ta có thể lựa chọn sản phẩm gỗ có độ mịn một cách phù hợp, cũng như có thể áp dụng các phương pháp gia công và xử lý bề mặt để thay đổi độ mịn.
Xem thêm: Những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm gỗ.
Phân loại độ mịn phổ biến của gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên có những kiểu độ mịn phổ biến nào? Độ mịn của gỗ tự nhiên có thể được phân loại thành 03 cấp độ chính là độ mịn cao, độ mịn trung bình và độ mịn thấp. Cách phân loại này được dựa trên loại giấy nhám mà người ta sử dụng để chà nhám. Cụ thể như sau:
- Độ mịn cao: Gỗ được chà nhám bằng loại giấy nhám có số hạt từ 180 trở lên. Đặc điểm là bề mặt gỗ có độ mịn cao, nhẵn mịn, không có vết xước, gồ ghề. Về ứng dụng, gỗ có độ mịn cao thường được sử dụng trong các sản phẩm gỗ cao cấp, như bàn ghế, tủ kệ, giường ngủ…
- Độ mịn trung bình: Gỗ được chà nhám bằng loại giấy nhám có số hạt từ 80 đến 180. Đặc điểm là bề mặt gỗ có độ mịn trung bình, hơi nhám, có thể nhìn thấy các hạt gỗ. Gỗ có độ mịn trung bình thường được sử dụng trong các sản phẩm gỗ thông dụng, như đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ dùng văn phòng…
- Độ mịn thấp: Gỗ được chà nhám bằng loại giấy nhám có số hạt từ 60 trở xuống. Đặc điểm là bề mặt gỗ có độ mịn thấp, thô ráp, có thể nhìn thấy các vết xước, gồ ghề. Gỗ có độ mịn thấp thường được sử dụng trong các sản phẩm gỗ công nghiệp, như ván ép, ván MDF…
Chúng ta có thể thấy, những kiểu độ mịn khác nhau đã góp phần tạo nên những sản phẩm gỗ đa dạng về tính thẩm mỹ và giúp chúng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo nguồn gỗ nhập khẩu từ các nhà cung cấp gỗ uy tín để có thêm nhiều sự lựa chọn thú vị, đóng góp tích cực trong việc tạo nên vẻ đẹp của các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất hay trang trí…
Xem thêm: Danh sách các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam.
Ý nghĩa của độ mịn đối với các sản phẩm gỗ.
Độ mịn của gỗ đóng vai trò như thế nào đối với các sản phẩm gỗ? Độ mịn không chỉ là yếu tố quyết định giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, cũng như quá trình bảo quản và vệ sinh sản phẩm gỗ.
Cụ thể, độ mịn của gỗ giữ các vai trò chính sau đây:
- Ý nghĩa về tính thẩm mỹ: Độ mịn của gỗ ảnh hưởng đến vẻ đẹp, sự sang trọng của sản phẩm gỗ. Gỗ có độ mịn cao thường nổi bật và sang trọng hơn so với các loại gỗ có độ mịn thấp, kém thẩm mỹ hơn. (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
- Ý nghĩa về giá trị sản phẩm: Thông thường, các sản phẩm gỗ có độ mịn cao thường có giá trị vượt trội hơn so với sản phẩm có độ mịn thấp. Lý giải cho điều này là bởi vì các sản phẩm gỗ có độ mịn cao thường được làm từ các loại gỗ quý hiếm, hoặc trải qua quá trình xử lý bề mặt một cách tỉ mỉ và cẩn thận. (Tìm hiểu xử lý bề mặt gỗ là gì?).
- Ý nghĩa về chất lượng: Độ mịn của gỗ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm gỗ. Gỗ có độ mịn cao thường ít bị trầy xước, vì thế chúng ta có thể dễ dàng lau chùi, vệ sinh hơn.
- Ý nghĩa về công năng sử dụng: Độ mịn của gỗ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của sản phẩm gỗ. Gỗ có độ mịn cao thường tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và cảm giác an toàn hơn khi sử dụng. Ngược lại, gỗ có độ mịn thấp thường có bề mặt thô, không những kém thoải mái mà còn có khả năng gây trầy xước da cho người sử dụng.
Cách chọn gỗ có độ mịn phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn độ mịn của gỗ? Trong quá trình lựa chọn sản phẩm gỗ mà quan tâm đến độ mịn của gỗ, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:
- Cân nhắc về mục đích sử dụng: Chúng ta cần xác định mục đích sử dụng của sản phẩm gỗ để lựa chọn độ mịn sao cho phù hợp nhất. Ví dụ, đối với sản phẩm gỗ thường xuyên phải tiếp xúc như bàn và ghế, chúng ta nên lựa chọn sản phẩm có độ mịn cao để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Để tạo độ mịn phù hợp cho bàn ghế, người ta thường chà nhám bằng loại giấy nhám có số hạt từ 180 trở lên.
- Cân nhắc về yếu tố thẩm mỹ: Chúng ta cũng nên cân nhắc đến yếu tố thẩm mỹ khi lựa chọn độ mịn của sản phẩm gỗ. Nếu muốn mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có độ mịn cao, kết hợp với độ bóng cao, vân gỗ đẹp và mùi hương thơm. (Tìm hiểu độ bóng của gỗ là gì?).
- Cân nhắc về khả năng chi trả: Tất nhiên độ mịn của gỗ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của một sản phẩm. Cụ thể là, sản phẩm với độ mịn cao thường sẽ có giá thành cao hơn những sản phẩm có độ mịn thấp. Điều này bình thường, bởi vì quá trình xử lý đòi hỏi sự cầu kỳ, cẩn thận hơn hoặc cần phải sử dụng các loại gỗ quý hiếm.
Như vậy, dựa trên những lưu ý về mục đích sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính ở trên, chúng ta có thể lựa chọn độ mịn của gỗ phù hợp với mong muốn của mình. Ngoài ra, hiện nay bên cạnh nguồn nguyên liệu trong nước, nhiều nhà sản xuất còn có thêm sự lựa chọn đến từ nguồn gỗ nhập khẩu, không chỉ sở hữu nhiều đặc tính nổi trội khác, như khả năng kháng mối mọt, nấm mốc, chịu lực tốt… mà còn đảm bảo quá trình khai thác gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được nhà cung cấp gỗ uy tín, có đầy đủ các chứng chỉ bảo vệ rừng cần thiết.
Xem thêm: Gỗ nhập khẩu là gì? Danh sách các loại gỗ nhập khẩu phổ biến.
Cách bảo quản độ mịn của gỗ.
Kinh nghiệm giúp bảo quản độ mịn của gỗ luôn bền đẹp? Nhằm bảo quản độ mịn của gỗ và giúp gỗ luôn duy trì được độ bền và vẻ đẹp, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh sản phẩm thường xuyên: Bạn nên vệ sinh sản phẩm gỗ thường xuyên bằng khăn mềm, ẩm để loại bỏ bụi bẩn và vết ố. Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể làm hỏng bề mặt gỗ.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cho bề mặt gỗ bị khô, nứt nẻ, mất dần độ mịn. Bạn nên đặt sản phẩm gỗ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
- Hạn chế tiếp xúc với nước: Nước cũng có thể làm cho bề mặt gỗ bị ẩm ướt, dẫn đến nấm mốc, bong tróc và thậm chí là mối mọt và một số tác nhân gây hại khác. Bạn nên tránh để sản phẩm gỗ tiếp xúc với nước. (Tìm hiểu tác nhân gây hại cho gỗ là gì?).
- Sử dụng các sản phẩm bảo vệ gỗ: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ gỗ như sơn, vecni… để giúp bề mặt gỗ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại.
Có thể thấy, nếu áp dụng những khuyến nghị trên đây không chỉ giúp duy trì độ mịn của sản phẩm gỗ mà còn giúp chúng ta bảo quản hình dáng, màu sắc và độ bóng của gỗ một cách hiệu quả. Ngoài ra, các công đoạn như sấy gỗ, áp dụng chất bảo vệ, lau chùi và bảo trì… không chỉ làm tăng cường vẻ đẹp mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Xem thêm: Bảo quản gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của bảo quản gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu độ mịn của gỗ là gì, kể từ đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và cách bảo quản, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra những yếu tố nào có thể tác động đến độ mịn của gỗ, chúng có thể là loại gỗ, kỹ thuật gia công, quá trình xử lý gỗ và cách chúng ta sử dụng sản phẩm. Nhìn chung, mỗi loại gỗ đều sở hữu những đặc điểm riêng về độ bóng, độ mịn khác nhau giúp chúng trở nên phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, bao gồm cả cổ điển, đơn giản hay hiện đại, tinh tế… Nếu chúng ta biết cách bảo quản hiệu quả, không chỉ giúp duy trì vẻ đẹp, mà còn đảm bảo hiệu suất sử dụng của sản phẩm trong thời gian dài.