Gia công gỗ, xử lý bề mặt và bảo vệ gỗ là những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gỗ sở hữu tính thẩm mỹ, đặc tính cơ học và vật lý khác nhau, góp phần tạo nên những sản phẩm đa dạng và thẩm mỹ. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các loại gỗ phổ biến được sử dụng để gia công, bao gồm gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo và những ưu điểm nổi trội của chúng.
Các loại gỗ phổ biến được sử dụng để gia công.
Giới thiệu về gia công gỗ.
Khái niệm gia công gỗ là gì? Gia công gỗ hay còn gọi là gia công mộc, làm mộc, theo thuật ngữ tiếng Anh là Wood Working, nhằm chỉ những công đoạn xử lý gỗ nguyên liệu thành sản phẩm gỗ hoàn thiện, bằng cách thực hiện 07 bước như sau: (1) Thiết kế sản phẩm; (2) Chuẩn bị gỗ; (3) Cắt gỗ; (4) Khoan lỗ; (5) Xử lý bề mặt; (6) Nối gỗ và (7) Kiểm tra chất lượng. Ví dụ, khi chúng ta muốn sở hữu một bộ bàn ăn bằng gỗ Me Tây, sẽ cần một quá trình để người thợ biến những nguyên liệu gỗ thô thành sản phẩm hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Quá trình này được gọi là gia công gỗ. Có thể nói, đây là khâu quan trọng nằm trong quy trình sản xuất và chế biến gỗ cùng với chế biến gỗ thô, sấy gỗ, xử lý bề mặt, tẩm bảo vệ, sơn phủ gỗ và bảo quản gỗ… Mục đích của những quá trình này là tạo ra những sản phẩm bền, cứng và có khả năng chống chịu trước các tác nhân gây hại trong môi trường tự nhiên, bao gồm nắng, gió, mưa, nấm mốc hoặc mối mọt…
Nhằm tăng thêm chất lượng của sản phẩm cuối cùng, Timber Phoenix hiện đang sử dụng hệ thống máy CNC nhiều trục được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ gia công mộc theo từng công đoạn hoặc trọn gói cho lĩnh vực xây dựng và nội thất. Những dịch vụ gia công mộc của Timber Phoenix, bao gồm: Cưa xẻ, hong gió, ngâm tẩm, sấy khô, gia công hoàn thiện hoặc gia công bán thành phẩm nội thất, ngoại thất… Chúng tôi cam kết, toàn bộ quy trình gia công mộc đều được kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt.
Xem thêm: Gia công gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Có những loại gỗ nào phù hợp với việc gia công? Có 02 loại gỗ phổ biến được sử dụng để gia công, bao gồm: Gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo. Trong đó, gỗ tự nhiên có màu sắc tự nhiên đa dạng và đặc tính vật lý độc đáo. Ngược lại, gỗ nhân tạo có ưu điểm về độ cứng, hình dạng và màu sắc đồng đều. Như vậy, cả hai loại gỗ đều có những ưu điểm và ảnh hưởng đến quá trình gia công gỗ theo những cách khác nhau. Điều này yêu cầu khi lựa chọn gỗ nguyên liệu để gia công, chúng ta phải chú ý đến mục đích sử dụng, thiết kế và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình gia công gỗ.
Sử dụng gỗ tự nhiên để gia công.
Giới thiệu về gỗ tự nhiên.
Khái niệm gỗ tự nhiên là gì? Gỗ tự nhiên hay theo thuật ngữ Tiếng Anh là Wood, nhằm chỉ loại nguyên liệu tự nhiên có đa dạng về màu sắc, vân gỗ, độ cứng, độ bền và khả năng chống chịu trước nhiệt độ, độ ẩm hay mối mọt… Có thể nói, chúng là loại gỗ phổ biến được sử dụng để gia công, giúp tạo nên những sản phẩm chất lượng, như vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất, gia dụng và trang trí… Những sản phẩm sau khi gia công sẽ được nâng cao tính thẩm mỹ, tăng cường độ bền và kéo dài tuổi thọ, như sàn gỗ, bàn, ghế, tủ, hộp bút, đồng hồ hoặc đèn gỗ…
Xem thêm: Gỗ tự nhiên là gì? Đặc điểm và ứng dụng.
Ưu điểm của gỗ tự nhiên khi gia công.
Gỗ tự nhiên có đặc điểm gì phù hợp để gia công? Gỗ tự nhiên là một nguồn vật liệu đa dạng, sở hữu nhiều đặc điểm giúp quá trình gia công gỗ trở nên thuận lợi và hiệu quả:
- Đa dạng về loại gỗ: Hiện nay có rất nhiều loại gỗ trên thị trường hiện nay, chúng sở hữu nhiều đặc tính khác nhau, giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu của quy trình gia công gỗ.
- Độ cứng và độ bền: Gỗ tự nhiên thường có độ cứng và độ bền cao, phù hợp cho các sản phẩm gỗ gia công thường xuyên chịu lực và yêu cầu phải có tuổi thọ cao, chẳng hạn như bàn, ghế, giường hoặc tủ quần áo…
- Khả năng kháng nước: Gỗ tự nhiên có khả năng kháng nước ở một mức độ nhất định. Vì vậy, chúng cần được gia công để đạt được độ ẩm lý tưởng, giúp sản phẩm gỗ bền hơn và chống được mối mọt, nấm mốc…
- Khả năng kháng mối mọt: Gỗ tự nhiên cần trải qua quá trình gia công, bao gồm việc cắt gỗ hay xử lý bề mặt, giúp tăng khả năng bảo vệ gỗ tránh khỏi mối mọt và nấm mốc, góp phần tăng cường tuổi thọ của sản phẩm.
- Bề mặt nhẵn và mịn: Gỗ tự nhiên có bề mặt mịn màng, màu sắc và vân gỗ thẩm mỹ, điều này giúp những sản phẩm gỗ gia công có vẻ đẹp độc đáo, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
- Khả năng cách âm và nhiệt: Gỗ tự nhiên có khả năng cách âm và cách nhiệt tự nhiên, giúp kiểm soát nhiệt độ và âm thanh trong nhiều không gian, như phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ hoặc phòng học…
- Khả năng dễ gia công: Gỗ tự nhiên có khả năng dễ dàng được cắt, khoan, đánh bóng, hoặc xử lý bằng cách sử dụng nhiều loại công cụ chuyên dụng như máy cưa, máy mài hoặc công cụ sơn phủ…
Tóm lại, gỗ tự nhiên sở hữu đa dạng những đặc tính như độ cứng, độ bền, khả năng kháng nước hoặc tính thẩm mỹ. Nhờ đó, chúng đã trở thành nguồn nguyên liệu gỗ phổ biến được sử dụng để gia công, phục vụ nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm lĩnh vực xây dựng, nội thất, và các đồ dùng gia đình… Ngoài ra, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường hay không. Để trả lời vấn đề này một cách cụ thể, chúng ta cần phải đánh giá về toàn bộ quá trình khai thác, sản xuất và sử dụng gỗ. Ví dụ, nếu tiến hành khai thác gỗ một cách hợp pháp, đảm bảo an toàn, có kế hoạch tái trồng rừng sau khi thu hoạch thì là không gây hại cho môi trường và ngược lại. Khai thác gỗ trái phép, khai thác bừa bãi, tận thu và thiếu an toàn, không quan tâm đến hoạt động tái trồng thì là phá hoại môi trường.
Xem thêm: Sử dụng gỗ tự nhiên có phải là phá hoại môi trường?
Các loại gỗ gia công tự nhiên phổ biến.
Những loại gỗ gia công tự nhiên phổ biến? Một số loại gỗ tự nhiên phổ biến được sử dụng để gia công gỗ, bao gồm:
- Gỗ Louro Gamela: Với màu từ vàng đến nâu, gỗ Louro Gamela thích hợp cho việc sản xuất ván sàn, cửa, bàn ghế, và tủ…
- Gỗ Cedrinho: Gỗ Cedrinho thường có dải màu kể từ vàng cho đến đỏ vàng, đồng thời nổi bật với đặc tính cứng và bền, phù hợp cho sản xuất vật liệu xây dựng và đồ ngoại thất như sàn gỗ, hàng rào, bàn ăn hoặc tủ…
- Gỗ Sồi (Oak): Gỗ Sồi có màu vàng nhạt hoặc đỏ, vân gỗ độc đáo và sở hữu khả năng dễ gia công. Nhờ đó, chúng là loại gỗ phổ biến để gia công mái nhà, sàn gỗ, bàn, ghế và tủ…
- Gỗ Tần Bì (Ash): Với màu nâu nhạt hoặc trắng thẩm mỹ, cùng với độ bền tốt, gỗ Tần Bì thích hợp cho quá trình gia công hàng rào, bậc thang, sàn gỗ, tủ và giường…
- Gỗ Óc Chó (Walnut): Gỗ Óc Chó thường có màu nâu, có độ cứng và độ bền phù hợp cho việc sản xuất đồ ngoại thất và nội thất, như hàng rào, bàn gia tiên, bàn tiếp khách, ghế đôn gỗ, tủ và kệ tivi…
- Gỗ Cao Su (Rubber): Gỗ Cao Su sở hữu dải màu từ vàng nhạt đến nâu, kháng lực tốt và bền bỉ. Điều này giúp chúng được ưa chuộng trong việc gia công sàn gỗ, giường, tủ, ghế và kệ…
- Gỗ Thông (Pine): Gỗ Thông có màu trắng hoặc vàng, dễ gia công và độ bền, cứng tốt. Do vậy, chúng thường được sử dụng trong ngành xây dựng, sản xuất đồ ngoại thất và nội thất.
- Gỗ Keo (Acacia): Gỗ Keo có màu sắc thẩm mỹ, kể từ nâu đậm cho đến nâu đỏ, cứng và kháng lực tốt, phù hợp cho các ứng dụng nội thất như tủ giày, ghế sofa, tủ quần áo, bàn ăn hoặc tủ bếp…
- Gỗ Lim (Tali): Với dải màu kể từ nâu nhạt cho đến nâu đậm, gỗ Lim thích hợp cho sản xuất đồ nội thất và gia dụng như bàn ghế, kệ TV, hộp bút, đũa, muỗng và nhiều sản phẩm khác.
- Gỗ Mun (Ebony): Gỗ Mun là loại gỗ quý với màu sắc đen đặc trưng, thường được lựa chọn cho những sản phẩm nội thất cao cấp như bộ bàn ghế, bàn gia tiên, kệ TV, tủ hoặc giường… (Tìm hiểu gỗ quý là gì?).
Có thể thấy, những loại gỗ đã trình bày trên đây đem lại sự đa dạng về màu sắc, chất lượng và tính thẩm mỹ cho sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, chúng ta nên hiểu các đặc tính của gỗ để có thể lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp với mục đích sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ và kỹ thuật gia công, góp phần tạo nên những sản phẩm bền vững và chất lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay có thể tăng thêm sự đa dạng của nguồn gỗ bằng cách sử dụng các nguồn gỗ nhập khẩu (Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Lào và Nhật Bản…). Tuy nhiên, việc tìm hiểu và chọn các nhà cung cấp gỗ uy tín là rất quan trọng, giúp đảm bảo gỗ có nguồn gốc minh bạch và sở hữu các chứng chỉ rừng như…
Xem thêm: Danh sách các loại sản phẩm gỗ tự nhiên phổ biến và ứng dụng.
Sử dụng gỗ công nghiệp để gia công.
Giới thiệu về gỗ nhân tạo.
Định nghĩa gỗ nhân tạo là gì? Gỗ nhân tạo theo thuật ngữ Tiếng Anh là Engineered Wood, hoặc được biết đến với những tên gọi Composite Wood, Mass Timber, Man-made Wood hoặc Manufactured Board. Loại gỗ này được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại để xử lý và kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm: Gỗ tái chế, sợi gỗ tổng hợp, gỗ vụn hoặc gỗ tấm nhỏ… cùng với những nguyên liệu chuyên dụng khác.
Hiện nay, có nhiều loại sản phẩm gỗ nhân tạo bao gồm: MDF (Medium Density Fiberboard), HDF (High Density Fiberboard), gỗ ghép dạng lớp, ván ép và nhiều loại gỗ khác… Những loại gỗ này được làm giả giống như gỗ tự nhiên, và có sự đồng đều về màu sắc, vân gỗ, độ cứng cũng như độ bền, do đó, chúng được sử dụng phổ biến để gia công gỗ.
Xem thêm: Gỗ nhân tạo là gì? Đặc điểm và ứng dụng.
Ưu điểm của gỗ nhân tạo khi gia công.
Gỗ nhân tạo có đặc điểm gì phù hợp để gia công? Bên cạnh gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo cũng là một loại nguyên liệu gỗ phổ biến được dùng để gia công, vì chúng sở hữu các ưu điểm như sau:
- Độ đồng nhất: Gỗ nhân tạo có cấu trúc đồng nhất và ít biến đổi hơn so với gỗ tự nhiên. Điều này giúp chúng ta dễ dàng gia công và đảm bảo độ đồng đều của nhiều sản phẩm cuối cùng.
- Khả năng tùy chỉnh: Gỗ nhân tạo cho phép điều chỉnh kích thước, hình dạng và mẫu mã theo yêu cầu cụ thể của dự án gia công, giúp nâng cao tính linh hoạt trong thiết kế.
- Kháng nước và mối mọt: Gỗ nhân tạo thường đã được xử lý để có khả năng kháng nước và kháng mối mọt, điều này giúp các sản phẩm bền bỉ và có tuổi thọ cao.
- Bề mặt mịn và đẹp: Bề mặt của gỗ nhân tạo thường rất mịn, không cần nhiều công đoạn gia công để đạt được vẻ đẹp thẩm mỹ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Như vậy, gỗ nhân tạo là loại nguyên liệu sở hữu nhiều đặc tính phù hợp cho quá trình gia công gỗ. Tuy nhiên, chúng lại có độ cứng, độ bền hoặc khả năng chống chịu trước các yếu tố gây hại thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc giữa hai loại nguyên liệu gỗ phổ biến dùng để gia công, nhằm tạo nên những sản phẩm có hiệu suất và tính thẩm mỹ đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Các loại gỗ nhân tạo phổ biến.
Những loại gỗ nhân tạo phổ biến? Một số loại gỗ nhân tạo thường được sử dụng trong quy trình gia công gỗ, bao gồm:
- MDF (Medium Density Fiberboard): MDF được tạo ra bằng cách ép các sợi gỗ tổng hợp với nhau bằng keo hoặc chất dẻo, tạo nên độ mịn và bề mặt đồng đều. Vì vậy, chúng thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất như tủ, bàn, ghế và vách ngăn…
- HDF (High Density Fiberboard): HDF được sản xuất ra bằng cách tương tự như MDF, tuy nhiên chúng độ cứng và khả năng ,chịu lực tốt hơn, giúp sản phẩm ít bị cong vênh hay biến dạng. Vì vậy, gỗ HDF thường được sử dụng để làm cửa, vách ngăn và các sản phẩm đồ nội thất khác.
- Gỗ dán: Gỗ dán được sản xuất bằng cách kết hợp các mảnh gỗ nhỏ lại với nhau bằng keo, kết quả là tạo ra tấm gỗ lớn, vân gỗ độc đáo, độ bền cao và khả năng chống co ngót tốt. Nhờ đó, gỗ dán thường được sử dụng trong việc sản xuất đồ nội thất, sàn gỗ và các công trình xây dựng. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
- Gỗ ghép: Gỗ ghép được tạo ra bởi sự kết hợp các tấm gỗ mỏng thành tấm dày hơn bằng keo và nhiệt độ. Loại gỗ này cứng, có độ bền tốt và khả năng kháng lực hiệu quả, có thể được sử dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất, như bàn, ghế, tủ hoặc kệ…
Xem thêm: Danh sách các loại sản phẩm gỗ nhân tạo phổ biến và ứng dụng.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các loại gỗ phổ biến được sử dụng để gia công, bao gồm gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra những đặc tính của các loại gỗ phổ biến dùng để gia công gỗ, bao gồm màu sắc, vân gỗ, độ cứng, độ bền, kháng lực và khả năng chống chịu được nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc hoặc mối mọt… Nhờ đó, chúng ta có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp với sở thích thẩm mỹ, mục đích sử dụng, quy mô sản xuất và kỹ thuật xử lý.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Gia công gỗ là gì?
- Tìm hiểu về quy trình gia công gỗ.
- Vai trò của gia công gỗ.
- Ứng dụng của gia công gỗ trong đời sống.
- Các phương pháp gia công gỗ phổ biến?
- Vì sao nên chọn nội thất gỗ gia công?
- Các loại gỗ phổ biến dùng để gia công.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ gia công.
- Tìm nơi gia công gỗ uy tín ở đâu?
- Kinh nghiệm chọn đơn vị gia công gỗ uy tín.
- Cần lưu ý gì khi tìm xưởng gia công đồ gỗ?