Từ lâu, gỗ không chỉ đơn thuần là một nguyên liệu dùng trong xây dựng, nội thất hoặc trang trí, mà còn là biểu tượng của sự sang trọng, tinh tế và mang đầy tính nghệ thuật. Trong đó, nhóm gỗ quý là được ưa chuộng nhất, do chúng có độ hiếm, giá trị thương mại cao cùng khả năng ứng dụng đa dạng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về gỗ quý là gì, bao gồm khái niệm, đặc điểm, ứng dụng và các xu hướng giúp sử dụng gỗ quý bền vững.
Gỗ quý là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng.
Giới thiệu về gỗ quý.
Tìm hiểu định nghĩa gỗ quý là gì? Gỗ quý hay thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Precious Woods, Rare Wood, Valuable Wood, nhằm chỉ loại gỗ có giá trị cao cả về mặt thẩm mỹ và chất lượng, được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ và nghệ thuật. Chúng sở hữu một số đặc điểm chung là thân gỗ lớn, quá trình sinh trưởng chậm, điều này giúp cho gỗ trở nên cứng, bền, cùng với màu sắc và vân gỗ đẹp mắt… phù hợp cho việc sản xuất đồ nội thất, đồ ngoại thất, đồ trang trí, và các tác phẩm nghệ thuật cao cấp. Các sản phẩm cuối cùng được làm từ gỗ quý thường được coi là các biểu tượng của sự hoàn mỹ và tinh tế, thể hiện kỹ thuật cao của nghệ nhân làm mộc. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, loại gỗ này còn có giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng dựa trên sự bền bỉ của chúng qua thời gian.
Dựa trên cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam, do Viện Nghiên Cứu Công Nghiệp Rừng (RIFI) thực hiện, nhóm gỗ quý, hiếm là những cây gỗ có màu sắc, vân gỗ, mùi hương đặc biệt, khả năng phản chiếu ánh sáng tốt, và mang giá trị thương mại cao. Các loại gỗ thuộc nhóm này thường được sử dụng làm sản phẩm mộc cao cấp, bao gồm đồ mỹ nghệ, trang sức, các loại ván sàn đặc biệt… Một số sản phẩm gỗ còn mang giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật. Do những đặc tính gỗ đặc biệt mà một lượng lớn gỗ quý đã bị khai thác quá mức, được liệt kê trong Sách Đỏ ở Việt Nam kể từ năm 1992. Do đó, để hỗ trợ nhu cầu đa dạng trên thị trường, chúng ta vẫn có thể tìm nguồn gỗ nhập khẩu chất lượng từ các nhà cung cấp gỗ uy tín.
Xem thêm: Tìm hiểu về cách phân loại nhóm gỗ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam.
Đặc điểm của gỗ quý.
Những đặc điểm nổi bật của gỗ quý là gì? Gỗ quý là loại nguyên liệu gỗ nằm trong nhóm đầu tiên trong bảng phân loại gỗ theo TCVN.
Nhóm gỗ quý có nhiều đặc điểm nổi bật, bao gồm:
- Sở hữu vẻ ngoài đặc biệt: Gỗ quý nổi bật với thân gỗ lớn, quá trình sinh trưởng chậm nhờ đó tạo nên vân gỗ tự nhiên và sắc màu đa dạng, từ tươi sáng cho đến màu đen sang trọng. Thông qua đôi bàn tay khéo léo của thợ mộc và nghệ nhân sẽ tạo nên những sản phẩm nội thất và đồ trang trí cao cấp, tinh tế.
- Sở hữu khả năng phản chiếu: Gỗ quý có khả năng phản chiếu ánh sáng một cách tự nhiên, làm tăng vẻ đẹp của các sản phẩm gỗ cao cấp. Nhờ đó, giúp tôn lên màu sắc và phong cách sang trọng, tinh tế riêng của căn nhà.
- Sở hữu đặc tính cứng và bền: Gỗ quý thường có tính chất cứng và bền, phù hợp trong các ứng dụng đa dạng như các công trình xây dựng cao cấp, đồ nội thất và trang trí… Giúp người sử dụng một cách thuận tiện và dễ dàng trong việc bảo quản.
- Sở hữu giá trị thương mại cao: Nhờ sở hữu chất lượng thẩm mỹ và đặc điểm cơ học đặc biệt, gỗ quý thường có giá trị thương mại cao nhất so với thị trường ngành gỗ. Ngoài ra, sự khan hiếm về nguồn nguyên liệu đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm được chế tác từ nhóm gỗ này.
- Được quan tâm bảo vệ và phát triển: Những đặc điểm độc đáo và độ khan hiếm đáng báo động, khiến việc quản lý và bảo vệ gỗ quý là ưu tiên hàng đầu trong ngành gỗ. Do đó, chính phủ và người dân trên khắp thế giới đều đang nỗ lực bảo vệ, phát triển và quản lý rừng bền vững, giúp đảm bảo nguồn gỗ trong tương lai.
Tóm lại, gỗ quý là một nguyên liệu đặc biệt và quý báu trong ngành sản xuất gỗ, vừa có tính thẩm mỹ vừa có giá trị thương mại cao. Chúng ta nên hiểu các đặc tính của những loại gỗ quý, hiếm trên thị trường để cùng nhau bảo vệ và phát triển nguồn cung cấp, đảm bảo tài nguyên cho thế hệ mai sau.
Xem thêm: Đặc tính của gỗ là gì? Gỗ có những đặc tính nào?
Ứng dụng của gỗ quý.
Gỗ quý được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? Nhờ vào những đặc tính cơ học và vẻ đẹp độc đáo, gỗ quý đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Cụ thể bao gồm:
- Lĩnh vực xây dựng cao cấp: Gỗ quý đã trở thành một nguồn nguyên liệu quý báu để tạo ra các sản phẩm ván sàn, cửa, cột gỗ… trong các công trình cao cấp như biệt thự, khu nghỉ dưỡng, những tòa nhà độc đáo… (Tìm hiểu ván sàn là gì?).
- Lĩnh vực sản xuất đồ ngoại thất: Gỗ quý thường được chọn lựa để làm sàn gỗ ngoài trời, mái hiên, bàn ghế sân vườn… giúp không gian bên ngoài căn nhà trở nên tinh tế và sang trọng. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
- Lĩnh vực sản xuất đồ nội thất: Gỗ quý được ưa chuộng để sản xuất những món đồ nội thất do vẻ đẹp, tính bền vững, giúp không gian trong nhà hài hòa với thiên nhiên và tạo cảm giác ấm cúng.
- Lĩnh vực sản xuất đồ trang trí: Đồ trang trí bằng gỗ quý như tranh treo tường, đèn trang trí, tranh gỗ khảm… đem lại không gian sang trọng và ấm áp, góp phần làm cho căn nhà trở nên ấn tượng.
- Lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo: Gỗ quý là một nguyên liệu tự nhiên dành cho các nghệ sĩ điêu khắc thực hiện những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và có giá trị cao.
- Lĩnh vực nghiên cứu y học: Gỗ quý còn có ứng dụng trong lĩnh vực y tế, ví dụ như gỗ Giáng Hương và Gụ có chứa một số thành phần có khả năng chữa trị đang được nghiên cứu. Chẳng hạn như khi nghiên cứu thành phần gỗ Giáng Hương, người ta đã phát hiện chất Homopterocarpin có thể dùng để ức chế tế bào ung thư, Cryptomeridiol là chất cần thiết để chữa trị bệnh Alzheimer…
- Lĩnh vực sản xuất nhạc cụ: Một số loại gỗ quý được dùng để chế tạo các loại đàn piano, guitar, violin cao cấp. Chúng giúp tạo ra âm thanh đầy mượt mà, trong trẻo và tăng tính nghệ thuật trong các buổi trình diễn.
Xem thêm: Vai trò của các sản phẩm gỗ trong đời sống và kinh tế.
Những loại gỗ quý phổ biến.
Có những loại gỗ quý phổ biến nào trên thị trường? Hiện nay, thị trường Việt Nam có nhiều loại gỗ quý hiếm phổ biến, có thể kể đến như:
- Gỗ Cẩm Lai: Loại gỗ này thường được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất và đồ trang trí cao cấp bởi màu sắc và đường vân độc đáo, giúp không gian sống ấn tượng và tinh tế.
- Gỗ Mun: Gỗ Mun có màu đen đặc trưng cùng độ bền và kháng nước cực kỳ tốt, nên thường được sử dụng cho các công trình xây dựng cao cấp và sản xuất đồ nội thất như bàn, ghế và tủ.
- Gỗ Giáng Hương: Gỗ Giáng Hương thường được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất và đồ trang trí cao cấp nhờ mùi thơm đặc trưng, màu sắc và vân gỗ tinh tế, giúp nâng cao giá trị không gian sống.
- Gỗ Sưa: Gỗ Sưa thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ ngoại thất và nội thất vì có màu sắc ấm áp và tính bền bỉ, giúp không gian ấm cúng, ấn tượng.
- Gỗ Trắc: Loại gỗ này thường được ứng dụng trong các công trình xây dựng cao cấp, bao gồm cột, trần nhà, sàn gỗ, cửa sổ… Gỗ Trắc có màu sắc cùng vân gỗ đặc trưng và rất bền. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
- Gỗ Hoàng Đàn: Gỗ Hoàng Đàn với màu sắc độc đáo và tính thẩm mỹ cao, nên thường được sử dụng để sản xuất đồ ngoại thất và nội thất như bàn, ghế, giường…
- Gỗ Xoay: Gỗ Xoay có độ bền rất tốt, màu sắc và mùi hương đặc trưng, thường được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất như bàn phòng khách, ghế sofa, tủ…
- Gỗ Nghiến: Gỗ Nghiến thường được ứng dụng trong sản xuất đồ ngoại thất và nội thất cao cấp vì có vẻ đẹp tự nhiên và đường vân độc đáo, tạo sự đẹp mắt và sang trọng cho các sản phẩm gỗ.
Nhìn chung, những loại gỗ quý trên đây đóng một vai trò đặc biệt trong việc chế tạo ra những sản phẩm gỗ cao cấp, ấn tượng. Ngoài những loại gỗ có sẵn trong nước, chúng ta có thể giảm áp lực lên nguồn rừng tự nhiên bằng cách tìm hiểu các loại gỗ nhập khẩu như gỗ Gõ Đỏ Châu Phi, Lim, Mun, Cẩm Lai… Đồng thời, bạn nên tìm đến các nhà cung cấp gỗ uy tín trên thị trường để đảm bảo chúng được khai thác bền vững, thông qua việc kiểm tra các chứng chỉ rừng quốc tế FSC, SFI, PEFC… được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. (Tìm hiểu chứng chỉ FSC là gì?).
Xem thêm: Tổng hợp các loại gỗ quý hiếm phổ biến nhất hiện nay.
Xu hướng sử dụng gỗ quý bền vững.
Tại sao nên sử dụng gỗ quý bền vững? Mặc dù, gỗ quý là những loại gỗ có giá trị cao về mặt kinh tế, thẩm mỹ và văn hóa. Tuy nhiên, chúng cũng là những loại gỗ có tốc độ sinh trưởng chậm, khó trồng và khả năng tái sinh thấp. Việc khai thác gỗ không hợp lý có thể dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường. Do đó, gỗ quý cần được sử dụng một cách bền vững, cụ thể như sau:
- Chỉ sử dụng gỗ quý khi thực sự cần thiết: Gỗ quý chỉ nên được sử dụng cho những mục đích quan trọng, chẳng hạn như xây dựng các công trình văn hóa, di tích lịch sử, hoặc sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.
- Tuân thủ quy định của pháp luật: Việc khai thác gỗ quý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo khai thác gỗ hợp pháp, có kế hoạch và hạn chế tối đa tác động đến môi trường.
- Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu: Gỗ quý cần được sử dụng một cách hiệu quả, nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, tránh lãng phí. Tóm lại, cần phải sử dụng gỗ quý một cách bền vững.
- Tăng cường sử dụng gỗ thay thế: Cần khuyến khích sử dụng các loại gỗ thay thế có giá trị kinh tế thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn như gỗ tái chế, gỗ tái sử dụng, gỗ công nghiệp…
Những lợi ích khi chúng ta sử dụng gỗ quý bền vững có thể kể đến, bao gồm:
- Bảo vệ môi trường: Gỗ quý được khai thác và sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý bền vững giúp đảm bảo không gây hủy hoại rừng tự nhiên, cũng như môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm.
- Tránh việc khan hiếm tài nguyên: Sử dụng sản phẩm gỗ bền vững khuyến khích việc quản lý tài nguyên gỗ trên trái đất hiệu quả, giúp duy trì nguồn rừng tự nhiên và rừng trồng cho thế hệ hiện tại và tương lai.
- Hỗ trợ kinh tế cộng đồng: Quá trình sản xuất và thương mại các sản phẩm gỗ quý tạo ra cơ hội việc làm và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Chất lượng sản phẩm tốt hơn: Gỗ quý thường có đặc tính cơ học và thẩm mỹ xuất sắc. Việc chọn mua và sử dụng sản phẩm gỗ đúng cách giúp đảm bảo chất lượng và sự bền bỉ của chúng trong thời gian dài.
Làm thế nào để sử dụng gỗ quý một cách bền vững? Trên tất cả, việc sử dụng gỗ quý một cách bền vững không chỉ là một xu hướng mà còn là một trách nhiệm quan trọng của con người. Điều này giúp đảm bảo việc sản xuất và sử dụng sản phẩm gỗ không bị lãng phí, tránh gây hại cho môi trường và tài nguyên tự nhiên.
Dưới đây là một số cách để bạn có thể sử dụng gỗ quý một cách bền vững:
- Sử dụng gỗ có nguồn gốc bền vững: Chúng ta có thể xác định và mua sản phẩm gỗ có nguồn gốc bền vững thông qua các chứng chỉ rừng quốc tế như FSC, SFI, PEFC…
- Sử dụng gỗ tái chế và tái sử dụng: Sử dụng sản phẩm từ gỗ tái chế, đã qua sử dụng để giảm tác động đến rừng và tài nguyên tự nhiên.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp: Việc xác định và chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu là rất cần thiết để đảm bảo hiệu suất sử dụng và độ bền theo thời gian.
- Sử dụng sản phẩm gỗ bền vững: Mua sản phẩm được sản xuất theo các nguyên tắc bền vững, giúp đảm bảo độ bền, hiệu suất sử dụng và tính thẩm mỹ trong thời gian dài.
- Thường xuyên bảo trì sản phẩm: Làm sạch và bảo trì sản phẩm gỗ thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và hạn chế hư hại, tiết kiệm nguyên liệu hoặc chi phí thay thế bằng sản phẩm mới.
- Bảo quản gỗ đúng cách: Lưu trữ sản phẩm gỗ ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường có độ ẩm cao, giúp ngăn chặn sự mục nát và biến dạng của gỗ.
Như vậy, để sử dụng gỗ quý một cách hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân và áp dụng các nguyên tắc bền vững như trên. Nhờ đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được bảo vệ và sử dụng dài lâu, góp phần hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép, gây ô nhiễm môi trường.
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu gỗ quý là gì, kể từ khái niệm, đặc điểm, ứng dụng và các loại gỗ quý phổ biến mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra gỗ quý là loại nguyên liệu cao cấp đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, nội thất, trang trí, y học… Vì vậy, mỗi cá nhân có trách nhiệm quan trong việc sử dụng các sản phẩm gỗ làm từ gỗ quý, thông qua sự lựa chọn loại gỗ phù hợp với mục đích sử dụng, chúng ta có thể đóng góp cho công tác bảo vệ nguồn gỗ hiệu quả nhất.