Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗ và kiểm tra chất lượng được xem là những công đoạn quan trọng trong quy trình gia công gỗ. Trong đó, thiết kế là công đoạn thể hiện trên bản vẽ một cách đầy đủ về chức năng, nguyên vật liệu, độ bền, kích thước, hình dạng, màu sắc, độ bóng, vân gỗ và độ mịn của sản phẩm. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ, bao gồm khái niệm, đặc điểm và các xu hướng phát triển phổ biến hiện nay.
Các phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ? Đặc điểm và xu hướng phát triển.
Giới thiệu về thiết kế sản phẩm gỗ.
Tìm hiểu khái niệm thiết kế sản phẩm gỗ là gì? Thiết kế sản phẩm gỗ theo thuật ngữ tiếng Anh là Wooden Product Designs, nhằm chỉ quá trình thể hiện trên bản vẽ một cách đầy đủ về chức năng chính, kích thước, hình dáng, màu sắc, vân gỗ, độ bóng của sản phẩm gỗ. Một số phần mềm phổ biến được sử dụng trong thiết kế như là Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, CorelDraw, Blender, Sketchup, GIMP, Gravit Designer, Cinema 4D, Rhino 3D, Autocad, Revit, Solidworks… Bên cạnh bản vẽ thể hiện đầy đủ các thông tin kỹ thuật cần thiết, thì kết quả của quá trình thiết kế còn có thể tạo ra những sản phẩm mẫu. Từ đó mang đến cơ hội trải nghiệm thực tế, và giúp khách hàng đưa ra những yêu cầu nhằm chỉnh sửa kịp thời. (Tìm hiểu sản phẩm gỗ là gì?).
Hiện nay có nhiều phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ khác nhau, được phân loại dựa trên công cụ cùng với kỹ thuật thực hiện tương ứng, bao gồm: Phương pháp thiết kế thủ công – Vẽ phác thảo bằng tay thay cho hình thức sử dụng máy móc, phần mềm; Phương pháp thiết kế xanh – Sử dụng nguyên vật liệu và quy trình sản xuất hướng tới sự thân thiện với môi trường; Phương pháp thiết kế sáng tạo – Sử dụng các ý tưởng độc đáo nhằm tạo ra sản phẩm mới lạ mà trên thị trường.
Tuy nhiên, quy mô sản xuất của dự án chính là yếu tố để quyết định chọn kỹ thuật cũng như công cụ thiết kế sản phẩm gỗ nào cho phù hợp. Do đó, trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, người ta thường chia thành hai phương pháp chính, bao gồm phương pháp thiết kế để sản xuất hàng loạt hay còn gọi là sản xuất công nghiệp, và phương pháp cá nhân hóa theo nhu cầu khách hàng, nghĩa là gia công theo đơn đặt hàng.
Có thể nói đối với ngành gỗ, thiết kế sản phẩm gỗ là một khâu quan trọng thuộc quy trình sản xuất và chế biến gỗ, cùng với thu thập gỗ, chế biến gỗ thô, sấy gỗ, gia công gỗ, tẩm bảo vệ, sơn phủ gỗ và bảo quản gỗ… Tất cả những công đoạn này đều đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như sự tỉ mỉ của người thợ, nhằm đảm bảo sản phẩm gỗ cuối cùng luôn có chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Quy trình thiết kế sản phẩm gỗ.
Quy trình thiết kế sản phẩm gỗ được thực hiện như thế nào? Quá trình thiết kế sản phẩm được thực hiện nhằm tạo ra những bản vẽ hoặc sản phẩm mẫu thể hiện chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng thực tế của sản phẩm gỗ. Nhờ đó, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm, đánh giá hoặc yêu cầu chỉnh sửa cho đến khi sản phẩm đáp ứng tất cả mong muốn của họ.
Dưới đây là một số bước cơ bản trong quy trình thiết kế sản phẩm gỗ, bao gồm:
- Bước 1 – Nghiên cứu và phân tích: Đối với những dự án có quy mô lớn, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, nhằm đánh giá nhu cầu và xu hướng sử dụng sản phẩm gỗ đang thịnh hành. Qua đó có thể tạo ra những thiết kế hoặc sản phẩm mẫu hiện đại và hữu ích nhất. Ngược lại, đối với dự án mang tính cá nhân hóa, chúng ta nên tìm hiểu và ghi chú cẩn thận về mong muốn của khách hàng.
- Bước 2 – Phát triển ý tưởng: Từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, chúng ta tiến hành phát triển ý tưởng bằng một số hình thức như phác thảo, Brainstorming, Sketch hoặc Mockup… Mục đích cuối cùng là xác định được chức năng và hình dạng cơ bản của sản phẩm gỗ.
- Bước 3 – Thiết kế kỹ thuật: Dựa vào những ý tưởng đã được phát triển thành bản phác thảo, nếu như được khách hàng phê duyệt thì chúng ta sẽ thực hiện bản vẽ kỹ thuật một cách chi tiết hơn. Trong đó thể hiện đầy đủ chức năng, nguyên liệu, kích thước, hình dạng, màu sắc, độ bóng, trang trí hoa văn và cách nối ghép sản phẩm gỗ.
- Bước 4 – Tạo ra sản phẩm mẫu: Sau khi đã có bản vẽ kỹ thuật chi tiết, bộ phận thiết kế sẽ kết hợp với đội ngũ gia công để tạo ra sản phẩm mẫu và chờ khách hàng phê duyệt. Bước này chỉ phù hợp đối với các dự án sản xuất hàng loạt. Ngược lại, đối với những đơn đặt hàng riêng, thì chúng ta nên chỉnh sửa trực tiếp trên sản phẩm thực tế.
- Bước 5 – Đợi khách hàng phê duyệt: Quá trình phê duyệt được tiến hành kể từ khi hoàn thành bản vẽ thiết kế sản phẩm hoặc sản phẩm mẫu. Trong trường hợp, khách hàng muốn đưa ra thêm yêu cầu điều chỉnh, chúng ta tiếp tục hoàn thiện cho đến khi họ ưng ý.
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ từng bước như trên, doanh nghiệp nên chú ý và lựa chọn phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ sao cho phù hợp với xu hướng của thị trường cũng như quy mô của dự án. Việc này không chỉ giúp chúng ta thực hiện công việc một cách nhanh chóng, mà còn tiết kiệm chi phí và nguồn lực một cách đáng kể.
Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình thiết kế sản phẩm gỗ.
Vai trò của khâu thiết kế sản phẩm gỗ.
Công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ mang lại những lợi ích gì? Có thể thấy bản vẽ thiết kế hoặc sản phẩm mẫu là những yếu tố quan trọng nhằm xác định được chức năng, kích thước, hình dáng, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Nhờ đó, giúp chúng ta có thể đánh giá và đưa ra những điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện sản phẩm, hạn chế gây lãng phí nguồn tài nguyên tự nhiên.
Những vai trò quan trọng mà công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ mang lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội, bao gồm:
- Tối ưu chất lượng của sản phẩm: Đầu tiên, công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được loại nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng. Từ đó mà chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm gỗ sở hữu chất lượng cao, thoả mãn mong muốn và xu hướng mới của thị trường.
- Tăng hiệu suất sản xuất: Kế đến, công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ giúp doanh nghiệp xác định rõ kỹ thuật cần sử dụng để tạo ra những chi tiết gỗ phù hợp. Các chi tiết này cần đáp ứng về kích thước, hình dạng, cách trang trí và ghép nối… Nhờ đó chúng ta có thể tối ưu hóa quá trình sản xuất gỗ, giảm thiểu sự lãng phí về nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm thời gian sản xuất.
- Giảm chi phí sản xuất: Bên cạnh việc tạo ra bản vẽ, thì công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ còn cung cấp những sản phẩm mẫu. Nhờ vậy mà khách hàng có cơ hội để trải nghiệm thực tế và đánh giá. Từ đó doanh nghiệp sẽ cải thiện được chất lượng sản phẩm trước khi quyết định triển khai gia công hàng loạt, giúp giảm thiểu chi phí sản xuất.
Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày bên trên, nếu công đoạn thiết kế sản phẩm gỗ được thực hiện hiệu quả còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, gây ấn tượng tốt đối với khách hàng và qua đó tăng giá trị thương hiệu.
Xem thêm: Thiết kế sản phẩm gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Các phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ.
Phương pháp thiết kế công nghiệp.
Phương pháp thiết kế theo công nghiệp là gì? Phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ để sản xuất công nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn và giá thành thấp. Do đó, phương pháp này thường tập trung vào các yếu tố sau:
- Tính năng của sản phẩm: Sản phẩm gỗ cần có tính năng phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng.
- Tính thẩm mỹ: Sản phẩm gỗ cần có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với thị hiếu chung của xã hội.
- Khả năng sản xuất: Sản phẩm gỗ cần có khả năng sản xuất dễ dàng và nhanh chóng, phù hợp với nhiều quy trình sản xuất công nghiệp.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ công nghiệp thường cần đến những công cụ và phần mềm thiết kế chuyên dụng, như Autodesk Inventor, SolidWorks, Fusion 360… Qua đó, giúp tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chính xác để doanh nghiệp kiểm tra tính khả thi của mẫu thiết kế. Ngoài ra, phương pháp này cũng thường sử dụng các nguyên liệu và vật liệu gỗ có sẵn, để giảm thiểu chi phí sản xuất, ví dụ như các sản phẩm đã trải qua giai đoạn gia công bán thành phẩm.
Xem thêm: Các phương pháp gia công gỗ phổ biến? Đặc điểm và xu hướng phát triển.
Phương pháp thiết kế cá nhân hóa.
Phương pháp thiết kế theo cá nhân hóa là gì? Ngược lại với phương pháp thiết kế công nghiệp, phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ cá nhân hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng, với số lượng ít và giá thành cao hơn. Do đó, phương pháp này thường tập trung vào các yếu tố sau:
- Tính thẩm mỹ: Sản phẩm gỗ cần có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với sở thích và phong cách của từng cá nhân.
- Tính tùy chỉnh: Sản phẩm gỗ cần có khả năng tùy chỉnh theo mong muốn riêng của từng người dùng về kích thước, hình dáng, màu sắc và vật liệu.
- Tính độc đáo: Sản phẩm gỗ cần có tính độc đáo, thể hiện cá tính của từng khách hàng.
Đối với phương pháp thiết kế cá nhân hóa, người ta vẫn có thể dùng các dụng cụ thủ công hoặc phần mềm chuyên dụng, tuy nhiên khâu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với khách hàng là vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng ta xác định nhu cầu của người tiêu dùng về chức năng, độ bền, kích thước, hình dáng và tính thẩm mỹ một cách cụ thể hơn. Từ đó, giúp tạo ra sản phẩm tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao, độc đáo và mang giá trị riêng.
Xu hướng phát triển của quá trình thiết kế sản phẩm gỗ.
Đâu là những xu hướng mới trong việc thiết kế sản phẩm gỗ hiện nay? Với sự phát triển của công nghệ hiện đại và ý thức về sự bền vững ngày càng tăng của người tiêu dùng, các phương pháp thiết kế cũng có những chiều hướng thay đổi nhất định, cụ thể như sau:
- Sử dụng công nghệ thiết kế mới: Các công nghệ mới như thiết kế 3D, in 3D, và mô phỏng kỹ thuật số đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm gỗ. Những công nghệ này giúp các nhà thiết kế tạo ra nhiều sản phẩm gỗ có hình dạng phức tạp, tính thẩm mỹ cao và độ bền tốt.
- Thiết kế tập trung vào tính bền vững: Xu hướng thiết kế sản phẩm gỗ hiện nay đang hướng tới tính bền vững. Cụ thể, các nhà thiết kế đang tìm cách sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ tái chế, gỗ tái sử dụng và các nguyên liệu khác dùng để thay thế cho gỗ.
- Thiết kế sản phẩm chú trọng cá nhân hóa: Người tiêu dùng hiện nay đang hướng tới việc sở hữu các sản phẩm gỗ độc đáo, phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân. Do đó, xu hướng thiết kế mới là phải tìm cách cá nhân hóa sản phẩm gỗ thông qua các yếu tố như kiểu dáng, màu sắc và kích thước.
- Thiết kế sản phẩm theo phong cách tối giản: Phong cách tối giản đang ngày càng trở nên phổ biến trong việc thiết kế sản phẩm gỗ, hướng tới sự đơn giản, gọn gàng, và tinh tế.
- Thiết kế sản phẩm đồ gỗ thông minh: Các sản phẩm đồ gỗ thông minh cũng dần trở nên phổ biến hơn. Ví dụ, chúng được tích hợp nhiều tính năng và công nghệ, giúp tăng sự thuận tiện cho người sử dụng và hiệu quả hơn.
Tóm lại, xu hướng thiết kế sản phẩm gỗ đang hướng tới sự đa dạng, thông minh, chú trọng tính bền vững và cá nhân hóa. Do đó, các nhà thiết kế đang tìm cách ứng dụng các công nghệ hiện đại, kết hợp vật liệu thân thiện với môi trường và các yếu tố cá nhân hóa. Điều này giúp tạo ra nhiều sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Xem thêm: Công nghệ hiện đại…
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ, kể từ khái niệm cho đến đặc điểm và xu hướng phát triển mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra việc áp dụng hình thức thiết kế sản phẩm gỗ nào còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, quy mô của dự án là sản xuất hàng loạt hay nhỏ lẻ cùng với ngân sách đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên đề cao vấn đề chăm sóc khách hàng, luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của họ nhằm cải thiện chất lượng của sản phẩm gỗ. Một số xu hướng mới mà chúng ta cần chú ý, bao gồm ứng dụng công nghệ mới, chú trọng sự bền vững, thông minh và thân thiện với môi trường. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp xây dựng thương hiệu uy tín.