Vân gỗ, màu sắc, độ bóng, mùi hương là những yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp của sản phẩm gỗ. Trong đó, vân gỗ vốn rất đa dạng từ hình dáng kiểu vân thẳng, vân xoắn, vân uốn lượn được thể hiện qua màu sắc, độ đậm nhạt, độ sắc nét và độ đồng đều… góp phần tạo nên những sản phẩm gỗ có tính thẩm mỹ cao, và giúp chúng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá vân gỗ là gì, bao gồm đặc điểm, vai trò và cách bảo quản vân gỗ hiệu quả.
Vân gỗ là gì? Đặc điểm, vai trò và cách bảo quản.
Đặc điểm về vân gỗ.
Vân gỗ có những đặc điểm gì? Vân gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh gọi là Wood Grain, được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu, cùng với màu sắc, độ bóng, mùi hương… chúng giúp tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và sự độc đáo của các sản phẩm gỗ. Sau đây, chúng ta cùng xem xét những đặc điểm của vân gỗ một cách cụ thể, bao gồm:
- Độ đậm nhạt: Màu sắc của vân gỗ rất đa dạng, từ tông màu nhạt như màu vàng nhẹ đến các tông màu đậm hơn như màu nâu sậm. Điều này tạo ra một phạm vi màu sắc phong phú, cho phép chúng ta lựa chọn những sản phẩm phù hợp với sở thích cá nhân và phong cách thiết kế.
- Hình dạng: Hình dạng vân gỗ có thể thay đổi kể từ đơn giản cho đến phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính riêng, tuổi thọ và điều kiện sinh trưởng của cây gỗ… Có loại vân gỗ thẳng mang vẻ đẹp thanh lịch và đơn giản, trong khi loại có hình dạng uốn lượn tạo nên sự phức tạp và độc đáo.
- Độ rõ nét: Các lớp vân gỗ thể hiện độ rõ nét khác nhau tương ứng cách chăm sóc và điều kiện sinh trưởng của cây gốc. Ngoài ra, quá trình người thợ mộc thực hiện cắt xẻ, tẩm bảo vệ hay sơn phủ gỗ…. cũng ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc của chúng.
- Độ đều đặn: Một số loại gỗ có kích thước và màu sắc vân đều đặn trên toàn bề mặt, trong khi những loại khác có kiểu dáng vân đa dạng và độc đáo. Việc này được quyết định bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của đất, sự tác động của con người…
Tóm lại, vân gỗ đóng vai trò quyết định có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của các sản phẩm gỗ. Vì vậy, chúng ta cần xem xét và chọn lựa loại gỗ có kiểu vân dựa theo sở thích của cá nhân, hoặc phải phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của các công trình xây dựng, hay những dự án sản xuất đồ ngoại thất, nội thất gỗ…
Xem thêm: Xem thêm: Sản phẩm gỗ là gì? Vai trò của các sản phẩm gỗ?
Yếu tố ảnh hưởng đến vân gỗ.
Vân gỗ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Các đặc điểm của vân gỗ bao gồm màu sắc, hình dạng, và độ rõ nét… thường bị tác động, thay đổi bởi các yếu tố sau:
- Loại gỗ: Mỗi loại gỗ sở hữu những đường vân đặc trưng phụ thuộc vào thành phần hóa học và cấu trúc, giúp tạo ra sự phong phú và độc đáo cho các sản phẩm. Ví dụ như gỗ Sồi thường có vân gỗ thẳng và đều, trong khi gỗ Óc Chó lại thường có vân gỗ uốn lượn đẹp mắt.
- Hướng xẻ của gỗ: Hướng xẻ ảnh hưởng đến cách thể hiện đường vân trên bề mặt gỗ. Cụ thể, nếu người thợ mộc xẻ theo chiều dọc thường tạo ra vân gỗ thẳng và dài, trong khi phương pháp xẻ theo chiều ngang có thể tạo ra vân dạng xoắn hoặc uốn lượn.
- Điều kiện sinh trưởng: Vân gỗ sẽ có sự khác biệt dựa theo điều kiện thời tiết và đặc điểm thổ nhưỡng của nơi trồng cây như đất, nước, ánh sáng… Chẳng hạn như, cùng một loại cây khi vào mùa Xuân và mùa Hè sẽ có lớp vân gỗ dày, màu nhạt. Tuy nhiên, vào mùa Thu và Đông, chúng lại sở hữu lớp vân mỏng và sẫm màu hơn.
- Tuổi thọ của cây gỗ: Tuổi thọ của cây có ảnh hưởng quyết định đến độ dày cũng như màu sắc của vân gỗ. Những cây gỗ già thường sở hữu đường vân với màu đậm và rõ ràng hơn so với cây ít tuổi. Điều này thể hiện rất rõ trong các loại gỗ quý như gỗ Gụ và gỗ Mun… do chúng có quá trình sinh trưởng chậm.
- Hình dạng và kích thước: Hình dạng và kích thước của cây ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất của vân gỗ. Những cây gỗ lớn thường tạo ra lớp vân đều và rõ ràng hơn so với cây gỗ nhỏ. Chẳng hạn các cây gỗ có tuổi thọ cao thường có đường vân đẹp mắt hơn, vì thế chúng được ưa chuộng dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng hoặc đồ ngoại thất, nội thất, trang trí…
- Cách ghép, nối gỗ: Cách mà gỗ được cắt, ghép và nối lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng cũng ảnh hưởng đáng kể đến hình dáng vân gỗ. Ví dụ, các sản phẩm cần mặt phẳng lớn như là sàn gỗ, mặt bàn gỗ, cửa sổ… thường cần được ghép nối từ nhiều tấm gỗ hoặc thanh gỗ cùng loại. Và còn tùy vào cách sắp xếp mà hình dạng và kích thước vân gỗ sẽ có sự khác biệt. (Tìm hiểu sàn gỗ là gì?).
- Điều kiện xử lý gỗ: Quá trình xử lý gỗ, bao gồm cắt, xẻ, làm mịn, sơn phủ và bảo quản… có thể ảnh hưởng đến màu sắc và kết cấu vân gỗ. Do đó, việc tuân thủ đúng theo các công đoạn xử lý không chỉ tạo ra những mẫu vân gỗ độc đáo, mà còn giúp tăng khả năng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
- Duy trì và bảo dưỡng: Màu sắc và tính chất của vân gỗ có thể thay đổi theo thời gian dựa trên cách chúng ta sử dụng, chăm sóc và bảo dưỡng. Bạn nên thực hiện quá trình bảo quản đúng cách và thường xuyên bảo trì để giúp gia tăng vẻ đẹp của vân gỗ.
Các loại vân gỗ phổ biến.
Gỗ tự nhiên có những loại vân phổ biến nào? Có rất nhiều loại gỗ tự nhiên sở hữu các loại vân độc đáo và riêng biệt. Ngoài ra, nếu như người thợ mộc có tay nghề cao và áp dụng quy trình xử lý như cắt, mài và sơn phủ bề mặt… một cách phù hợp, thì có thể tạo ra nhiều sản phẩm với vân gỗ vừa đa dạng vừa thẩm mỹ.
Một số loại vân gỗ phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, bao gồm:
- Vân gỗ thẳng: Loại vân thẳng tạo ra những đường thẳng và đều trên bề mặt gỗ, có thể nói đây là loại vân phổ biến nhất. Chúng thường được thấy ở các loại gỗ Sồi và Gụ…
- Vân gỗ uốn lượn: Vân gỗ uốn lượn thể hiện sự uyển chuyển, mềm mại và tinh tế, có ý nghĩa kích thích sự linh hoạt và sáng tạo. Loại gỗ có đường vân thế này được dùng để làm ván sàn, cửa sổ, cửa chính, bàn làm việc… giúp tăng tính thẩm mỹ, thậm chí có thể góp phần nâng cao hiệu suất làm việc tại công sở, phòng học… (Tìm hiểu ván sàn là gì?).
- Vân gỗ dạng xoắn: Loại vân này bao gồm nhiều lớp tròn xếp cạnh nhau một cách đều đặn và tạo ra hiệu ứng xoắn ốc độc đáo, ấn tượng. Thường thấy ở các loại gỗ quý như gỗ Mun và Trắc…
- Vân gỗ dạng đốm: Thay vì tạo ra đường vân rõ ràng và sắc nét, một số sản phẩm sở hữu vân gỗ hơi mờ, giúp tạo nên sự nhẹ nhàng và ấm cúng. Thường thấy ở các loại gỗ Lim, Căm Xe, và Louro Gamela…
- Vân gỗ mạch nước: Vân gỗ mạch nước có hình dáng giống như các dòng nước chảy mềm mại trên bề mặt gỗ, giúp tạo ra sự nhẹ nhàng và thu hút. Thường thấy ở các loại gỗ như gỗ Căm Xe, Dái Ngựa…
Có thể thấy, nhiều hình dáng vân gỗ khiến cho nguồn nguyên liệu trở nên đa dạng, góp phần tạo nên những sản phẩm gỗ có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo nguồn gỗ nhập khẩu từ các nhà cung cấp gỗ uy tín để chọn lựa thêm nhiều mẫu vân gỗ thú vị, góp phần đa dạng hóa vẻ đẹp của các công trình xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất hay trang trí…
Xem thêm: Danh sách các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam.
Ý nghĩa của vân gỗ.
Vân gỗ có ý nghĩa gì? Các loại vân gỗ khác nhau như vân thẳng, uốn lượn và dạng xoắn… không chỉ giúp tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho sản phẩm, mà còn góp phần thể hiện nhiều ý nghĩa phong thủy, cụ thể như sau:
- Vân gỗ thẳng: Vân gỗ có hình dạng thẳng đại diện cho sự vững chãi, ổn định và bền lâu, giúp tạo cảm giác an toàn và tăng cường sự tập trung. Loại vân này phù hợp dùng để sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình kiên cố hoặc làm nguyên liệu để sản xuất đồ nội thất dùng cho phòng khách, nhà bếp hoặc văn phòng…
- Vân gỗ uốn lượn: Vân gỗ uốn lượn thể hiện sự uyển chuyển, mềm mại và tinh tế, có ý nghĩa kích thích sự linh hoạt và sáng tạo. Loại gỗ có đường vân thế này được dùng để làm ván sàn, cửa sổ, cửa chính, bàn làm việc… Vừa giúp nâng cao tính thẩm mỹ, và cũng có thể góp phần cải thiện tinh thần và hiệu suất làm việc tại công sở, phòng học… (Tìm hiểu ván sàn là gì?).
- Vân gỗ dạng xoắn: Loại vân gỗ dạng xoắn thể hiện ý nghĩa của sự may mắn, tài lộc và phú quý, giúp kích thích những suy nghĩ về sự đổi mới và nắm bắt cơ hội phát triển. Các sản phẩm có loại vân gỗ này thường được đặt tại phòng khách, phòng làm việc…
- Vân gỗ dạng đốm: Vân gỗ dạng đốm thể hiện phong cách cá nhân độc đáo của gia chủ, giúp tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng trong các không gian sống và làm việc. Những loại gỗ có lớp vân thế này thường dùng để sản xuất vật liệu xây dựng và đồ nội thất như tủ, giường, ghế…
- Vân gỗ hình mạch nước: Vân gỗ hình mạch nước được xem như biểu tượng của sự thư giãn và tĩnh lặng của dòng chảy, có ý nghĩa tạo nên sự yên bình cho không gian và kích thích khả năng thu hút nguồn năng lượng tích cực. Loại vân gỗ này thường được ưa chuộng trong những không gian giải trí và thư giãn, bao gồm phòng đọc sách, phòng làm việc và phòng ngủ…
Tóm lại, mỗi loại vân gỗ thể hiện những ý nghĩa tinh thần đặc biệt, kể từ biểu tượng cho sự thẳng thắng, tập trung cho đến khả năng kích thích sự sáng tạo hay giúp tích tụ nguồn năng lượng tích cực. Điều này góp phần tạo nên những không gian thoải mái và phù hợp với nhiều không gian như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng hoặc lớp học…
Cách chọn vân gỗ phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn vân gỗ? Để lựa chọn những sản phẩm có vân gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng, chúng ta nên chú ý đến một số đặc điểm, bao gồm:
- Mục đích sử dụng: Chúng ta nên xem xét đến mục đích sử dụng và xem xét ý nghĩa mà vân gỗ thể hiện. Chẳng hạn như lớp vân dạng thẳng thể hiện sự vững chãi, phù hợp với các công trình xây dựng, phòng khách… Ngoài ra, đường vân uốn lượn có khả năng kích thích sự sáng tạo nên phù hợp với văn phòng, lớp học…
- Phong cách thiết kế: Hãy xem xét đến phong cách thiết kế của tổng thể không gian để lựa chọn màu sắc và hình dạng vân gỗ phù hợp. Chẳng hạn, vân gỗ dạng xoắn, màu tối phù hợp với những thiết kế cổ điển. Trong khi lớp vân dạng thẳng, màu sáng nên được sử dụng trong những nơi có thiết kế hiện đại, tối giản…
- Màu sắc tổng thể: Vân gỗ nên được lựa chọn sao cho hài hòa với màu sắc tổng thể của không gian sử dụng. Chẳng hạn như đối với phòng khách được thiết kế theo phong cách cổ điển, chúng ta nên lựa chọn những loại vân có màu ấm như nâu, đen, tím…
- Mức độ thể hiện: Mức độ thể hiện có nghĩa là mức độ nổi bật của một sản phẩm ngoại thất, nội thất hay trang trí. Chúng ta cần đánh giá về điều này để lựa chọn loại vân gỗ phù hợp, điều quan trọng là sản phẩm cần hài hòa với tổng thể không gian sử dụng.
- Khả năng bảo quản: Cuối cùng, đừng quên xem xét khả năng bảo quản và vệ sinh của chúng ta khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ như những loại vân có màu sáng và hình dạng thẳng, sắc nét thường dễ để lại vết bẩn hoặc trầy xước… Điều này yêu cầu chúng ta phải dành nhiều thời gian chăm sóc. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc chuyên dụng và thường xuyên bảo trì, nhằm phát hiện sớm những hư hỏng và thực hiện sửa chữa kịp thời. Nhờ đó, góp phần duy trì vẻ đẹp của sản phẩm trong thời gian lâu dài.
Cách bảo quản vân gỗ bền đẹp.
Kinh nghiệm giúp bảo quản vân gỗ bền đẹp? Quá trình chúng ta chăm sóc và bảo quản vân gỗ một cách hiệu quả không chỉ giúp duy trì vẻ đẹp, mà còn đảm bảo hiệu suất sử dụng của sản phẩm trong thời gian dài.
Một số phương pháp bảo quản vân gỗ phổ biến bao gồm:
- Sấy khô gỗ: Quá trình sấy gỗ là một bước quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng gỗ bị cong vênh và nứt nẻ, làm biến dạng các đường vân tự nhiên. Công đoạn này đòi hỏi người thợ mộc cần kiểm soát nghiêm ngặt về thời gian, nhiệt độ và kỹ thuật. (Tìm hiểu sấy gỗ là gì?).
- Sử dụng chất bảo vệ: Chất phủ bảo vệ gỗ không chỉ giúp làm đẹp, mà còn bảo vệ sản phẩm khỏi nhiều tác động có hại từ môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, mối mọt… Trên thị trường hiện nay, các loại chất bảo vệ được sử dụng phổ biến bao gồm chất phủ bóng, sơn màu, sơn chống cháy, chống tia UV… (Tìm hiểu tẩm bảo vệ gỗ là gì?).
- Bảo quản đúng cách: Sản phẩm gỗ cần được bố trí ở nơi khô ráo và thoáng mát nhằm duy trì vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm gỗ ngoại thất thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm như hàng rào, bàn ghế sân vườn… thì chúng ta cần xử lý bề mặt gỗ bằng một số chất bảo vệ như chất chống ẩm, chất chống tia UV, chất cách nhiệt, chất chống mối mọt… để nâng cao tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. (Tìm hiểu bảo quản gỗ là gì?).
- Thường xuyên lau chùi: Lau chùi bụi bẩn trên bề mặt gỗ một cách thường xuyên bằng vải mềm, khăn giấy hoặc cọ… nhằm giúp duy trì màu sắc của vân gỗ. Đồng thời việc này giúp chúng phát hiện sớm những chỗ hư hỏng và tiến hành sửa chữa kịp thời.
- Thực hiện bảo trì định kỳ: Kiểm tra và bảo trì sản phẩm gỗ định kỳ, đặc biệt là đối với các sản phẩm ngoài trời giúp đảm bảo vẻ đẹp của vân gỗ trong thời gian dài. Nhờ đó, chúng ta có thể sớm phát hiện những chỗ bị hư hỏng và thực hiện các bước hay thế hoặc sửa chữa.
Có thể thấy, nếu áp dụng những khuyến nghị trên đây sẽ giúp chúng ta bảo quản hình dáng và màu sắc vân gỗ một cách hiệu quả. Ngoài ra, các công đoạn như sấy gỗ, áp dụng chất bảo vệ, lau chùi và bảo trì… không chỉ làm tăng cường vẻ đẹp mà còn giúp nâng cao tuổi thọ của sản phẩm.
Xem thêm: Bảo quản gỗ là gì? Vai trò và ứng dụng của bảo quản gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu vân gỗ là gì, kể từ đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và các bảo quản, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra những yếu tố nào có thể tác động đến hình dáng và màu sắc của vân gỗ, chúng có thể là tuổi thọ của cây, điều kiện sinh trưởng và phát triển, hay quá trình xử lý gỗ… Nhìn chung, mỗi loại vân đều sở hữu những đặc điểm riêng và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, bao gồm cả cổ điển, đơn giản hay hiện đại, tinh tế… Nếu như được bảo quản một cách hiệu quả, không chỉ giúp duy trì vẻ đẹp của sản phẩm gỗ, mà còn đảm bảo hiệu suất sử dụng của chúng trong thời gian dài.