Tình trạng nứt nẻ, cong vênh, biến dạng, co ngót… được xem là những khuyết điểm thường thấy ở các sản phẩm gỗ. Trong đó, các dấu hiệu nứt nẻ như rạn, nứt hoặc gãy không chỉ làm mất vẻ đẹp tự nhiên của sản phẩm, mà còn ảnh hưởng xấu đến độ bền, khả năng kháng lực, cũng như suy giảm hiệu suất sử dụng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về nứt nẻ gỗ là gì, kể từ khái niệm, cách nhận biết, nguyên nhân cho đến biện khắc phục nứt nẻ một cách tạm thời hoặc triệt để.
Nứt nẻ gỗ là gì? Nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục.
Định nghĩa về nứt nẻ gỗ.
Tìm hiểu khái niệm nứt nẻ gỗ là gì? Nứt nẻ gỗ theo thuật ngữ Tiếng Anh là Spliting and Cracking Timber, là hiện tượng xuất hiện các vết nứt trên bề mặt gỗ, làm giảm tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm gỗ trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng gỗ. Có nhiều nguyên nhân gây nứt nẻ gỗ, bao gồm các liên kết của cấu trúc gỗ bị suy giảm, môi trường có độ ẩm và nhiệt độ khắc nghiệt, côn trùng, nấm mốc gây hại hoặc do lực tác động quá mạnh… Điều này tạo ra nhiều mức độ nứt nẻ khác nhau, kể từ các vết rạn nhỏ trên bề mặt, cho đến các vết nứt, gãy. Nếu không được sửa chữa kịp thời, các khuyết điểm này có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến cho sản phẩm bị mất đi những tính năng ban đầu. Do đó, bên cạnh việc xử lý các vết nứt nẻ bằng những kỹ thuật phức tạp như cắt gỗ, trám gỗ hoặc dán gỗ, chúng ta nên chăm sóc và bảo trì sản phẩm một cách đều đặn nhằm ngăn chặn các tác nhân gây hại làm nứt nẻ gỗ.
Xem thêm: Khuyết điểm của gỗ là gì? Các khuyết điểm phổ biến của gỗ và cách khắc phục.
Cách nhận biết gỗ bị nứt nẻ.
Đâu là cách nhận biết tình trạng nứt nẻ của gỗ? Các vết nứt nẻ gỗ nếu không được phát hiện kịp thời có thể dần trở nên nghiêm trọng, làm sản phẩm bị mất đi tính năng và suy giảm hiệu suất sử dụng. Vì vậy, trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng, chúng ta nên sớm nhận biết các dấu hiệu nứt nẻ để có thể đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả.
Cụ thể, một số dấu hiệu nhận biết sản phẩm gỗ bị nứt nẻ, bao gồm:
- Vết rạn: Vết rạn là một trong những dấu hiệu gỗ bị nứt nẻ ở mức độ thấp, thường có chiều rộng dưới 0,1mm và có thể nhìn thấy trên bề mặt gỗ. (Tìm hiểu quy trình xử lý bề mặt gỗ).
- Vết nứt: Vết nứt là một dạng nứt nẻ lớn hơn vết rạn, thường có chiều rộng từ 0,1mm trở lên, có thể xuất hiện trên bề mặt hoặc bên trong cấu trúc gỗ.
- Màu sắc: Tại các vị trí nứt nẻ, cấu trúc gỗ đã bị phá hủy nên sẽ có màu sắc khác biệt so với màu sắc tổng thể của sản phẩm gỗ. (Tìm hiểu màu sắc của gỗ là gì?).
- Âm thanh: Khi gõ vào gỗ bị nứt nẻ, chúng ta có thể nghe thấy âm thanh lạ, khác với âm thanh của gỗ bình thường.
- Bụi gỗ: Khi gỗ bị nứt nẻ, các sợi gỗ có thể bị tách ra và tạo bụi gỗ bên trên bề mặt. Ngoài ra, bụi gỗ cũng là dấu hiệu để chúng ta phát hiện mối mọt đang phá hủy sản phẩm từ bên trong.
- Lồi lõm: Khi quan sát, nếu chúng ta phát hiện gỗ bị lồi hoặc bị lõm, thì đó có thể là dấu hiệu sản phẩm đang bị nứt gãy từ bên trong và hư hại nghiêm trọng.
Tóm lại, hiện tượng gỗ bị nứt nẻ có thể được thể hiện ra bên ngoài và bên trong cấu trúc gỗ. Do đó, nếu chúng ta không chăm sóc sản phẩm một cách kỹ càng, có thể sẽ bỏ qua giai đoạn lý tưởng để khắc phục khuyết điểm. Điều này khiến các vết nứt gãy ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm mất độ cứng, độ bền và khả năng chịu lực của các công trình xây dựng, và các sản phẩm gỗ như là đồ ngoại thất, nội thất và trang trí…
Nguyên nhân gây nứt nẻ gỗ.
Có những nguyên nhân nào gây nứt nẻ gỗ? Có nhiều nguyên nhân khiến gỗ bị nứt nẻ, kể từ độ ổn định của cấu trúc bên trong cho đến các tác nhân bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ, lực tác động hoặc sinh vật gây hại.
Cụ thể, một số nguyên nhân gây ra tình trạng nứt nẻ gỗ phổ biến bao gồm:
- Cấu tạo của gỗ: Gỗ có cấu tạo từ các sợi gỗ đan xen với nhau, quyết định đến độ cứng, độ bền, độ dẻo dai hoặc khả năng chịu lực của sản phẩm. Do đó, nếu thành phần cấu tạo của gỗ không ổn định có thể dễ dàng bị suy yếu, khiến gỗ bị nứt nẻ. (Tìm hiểu độ cứng của gỗ là gì?).
- Độ ẩm: Độ ẩm lý tưởng của gỗ trong môi trường bình thường là từ 15-18%. Vì vậy, nếu yếu tố này thay đổi một cách đột ngột và kéo dài có thể làm sản phẩm bị co rút hoặc trương nở, gây ra sự nứt nẻ. (Tìm hiểu độ ẩm gây hại cho gỗ là gì?).
- Nhiệt độ: Bên cạnh độ ẩm, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể khiến gỗ bị biến dạng, co rút hoặc giãn nở. Do đó, nếu nhiệt độ trong môi trường thay đổi và kéo dài có thể gây nứt nẻ sản phẩm gỗ. (Tìm hiểu nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?).
- Lực tác động: Lực tác động từ bên ngoài, như lực uốn, lực kéo, lực nén… có thể khiến sự liên kết giữa các sợi gỗ bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng nứt nẻ.
- Bị va đập: Va đập cũng là một hình thức tạo ra lực tác động lên gỗ. Tuy nhiên, tùy vào tần suất và mức độ lực va chạm mà sản phẩm gỗ có thể bị co ngót hay nứt nẻ. (Tìm hiểu co ngót gỗ là gì?).
- Mối mọt, nấm mốc: Mối mọt, nấm mốc tấn công có thể làm suy yếu cấu trúc của gỗ làm giảm độ bền cũng như khiến gỗ bị biến dạng hoặc nứt nẻ. (Tìm hiểu mối mọt gây hại cho gỗ là gì?).
Như vậy, sản phẩm gỗ có thể bị nứt nẻ do nhiều yếu tố ảnh hưởng, kể từ cấu trúc bên trong, lực tác động cho đến điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc mức độ phát triển của mối mọt và nấm mốc trong môi trường. Việc nắm rõ cách thức gây hại của các tác nhân này, kết hợp với khả năng hiểu các đặc tính của gỗ, sẽ giúp chúng ta lựa chọn được những biện pháp khắc phục phù hợp.
Tác hại của việc nứt nẻ gỗ.
Nứt nẻ gỗ gây ra tác hại như thế nào? Tình trạng nứt nẻ gỗ không chỉ làm mất tính mỹ mà, mà còn khiến các công trình xây dựng, đồ ngoại thất hoặc nội thất bị suy giảm độ bền và khả năng kháng lực. Điều này khiến các sản phẩm gỗ bị suy giảm tính năng, hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của sản phẩm bị rút ngắn.
Cụ thể, một số tác hại của tình trạng nứt nẻ gỗ phổ biến như sau:
- Mất tính thẩm mỹ: Nứt nẻ gỗ làm mất đi độ đều màu hoặc xuất hiện các dấu vết xấu xí trên bề mặt gỗ. Điều này khiến cho sản phẩm bị mất đi vẻ đẹp tự nhiên và trở nên kém hấp dẫn. (Tìm hiểu tính thẩm mỹ của gỗ là gì?).
- Giảm khả năng chịu lực: Nứt nẻ gỗ làm đứt gãy các liên kết cần thiết bên trong cấu trúc, khiến độ bền, độ cứng và khả năng chịu lực bị suy giảm. Do đó, sản phẩm có thể bị biến dạng và hư hại một cách dễ dạng. (Tìm hiểu biến dạng gỗ là gì?).
- Dễ bị ẩm ướt: Nứt nẻ gỗ tạo ra những khe hở trên bề mặt gỗ, làm tăng khả năng thấm nước vào bên trong cấu trúc gỗ. Điều này không chỉ làm tăng độ ẩm, mà còn tạo điều kiện cho các sinh vật gây hại như nấm mốc, mối mọt và các loại côn trùng khác phát triển. (Tìm hiểu nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?).
- Giảm hiệu suất sử dụng: Sản phẩm gỗ bị nứt nẻ có thể làm mất đi hình dạng và một số chức năng cần thiết ban đầu, làm suy giảm hiệu suất sử dụng. Chẳng hạn như tủ gỗ bị nứt nẻ làm cho côn trùng dễ dàng xâm nhập và phá hoại các đồ vật cần bảo quản như quần áo, giấy tờ, trang sức… (Tìm hiểu hiệu suất sử dụng của gỗ là gì?).
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Vết nứt trên sản phẩm gỗ có thể tạo ra những hình dạng sắc bén, dễ dàng khiến con người bị trầy xước trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, vấn đề bị suy giảm khả năng chịu lực của sản phẩm gỗ có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như cột nhà, cầu thang, ghế ngồi, giường ngủ bị gãy…
- Gây khó khăn khi chăm sóc: Các vết nứt trên gỗ tạo ra những khe hở mà bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại tích tụ… Điều này khiến việc làm sạch và vệ sinh sản phẩm trở nên khó khăn hơn.
Có thể thấy, tình trạng nứt nẻ gỗ đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu trong cuộc sống, kể từ việc làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm và các không gian sử dụng. Cho đến khả năng làm mất độ bền, độ cứng và khả năng chịu lực, khiến cho sản phẩm bị suy giảm hiệu suất sử dụng, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên chăm sóc và bảo trì đều đặn, nhằm kịp thời phát hiện dấu hiệu nứt nẻ và đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp.
Cách khắc phục gỗ bị nứt nẻ.
Có những cách nào giúp khắc phục gỗ bị nứt nẻ? Tùy vào mức độ nứt nẻ của gỗ mà chúng ta có thể sử dụng những biện pháp khắc phục phù hợp, bao gồm 02 nhóm là biện pháp tạm thời và biện pháp triệt để. Biện pháp khắc phục tạm thời thường áp dụng cho các vết nứt nhỏ, trong khi biện pháp còn lại giúp sản phẩm gỗ được khôi phục hoàn toàn cả tính thẩm mỹ lần hiệu suất sử dụng.
Cụ thể, một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng nứt nẻ của gỗ bao gồm:
Các biện pháp khắc phục tạm thời:
- Dán: Keo dán gỗ có thể tạo ra những liên kết tạm thời trên bề mặt gỗ. Việc này khiến các vết rạn hoặc vết nứt nhỏ liền lại với nhau, giúp sản phẩm hồi phục lại chức năng trong một thời gian ngắn.
- Trám: Trám là phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng gỗ bị nứt nẻ, được thực hiện bằng cách sử dụng keo và một số vật liệu trám như sáp ong, mùn cưa hoặc tro từ vải… Sau đó, chúng ta cần mài nhẵn bề mặt để vết trám không bị lộ.
- Sơn phủ: Sơn phủ không chỉ giúp che đi các vết phai màu của vết rạn hoặc vết nứt, mà còn tạo ra lớp bảo vệ tạm thời giúp tăng khả năng kháng nước, kháng nhiệt hoặc kháng mối mọt của gỗ. (Tìm hiểu sơn phủ gỗ là gì?).
Các biện pháp khắc phục triệt để:
- Tẩm sấy: Tẩm sấy giúp gỗ phục hồi lại độ ẩm lý tưởng, giúp giảm nguy cơ bị co ngót, trương nở hoặc nứt nẻ. Sau đó, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật trám hoặc ghép nối để phục hồi vẻ đẹp và hiệu suất sử dụng của sản phẩm gỗ.
- Ghép nối: Bên cạnh việc trám gỗ, chúng ta có thể thực hiện việc ghép nối nguyên liệu gỗ phù hợp vào những vết nứt lớn. Tuy nhiên, nếu vết nứt quá nghiêm trọng, chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn bộ phận bị khuyết điểm và thay thế bằng nguyên liệu mới.
- Sử dụng loại gỗ có tính ổn định cao: Có thể thấy việc xử lý các vết nứt nẻ được diễn ra phức tạp và tốn chi phí. Bên cạnh đó, nếu cấu trúc gỗ không ổn định thì có thể tái diễn hiện tượng nứt nẻ trong quá trình sử dụng. Do đó, ngay từ ban đầu, chúng ta nên lựa chọn loại gỗ có tính ổn định cao, ít bị co ngót hoặc nứt nẻ. Ví dụ như gỗ Sồi, Óc Chó, Hương, Cẩm Lai…
- Kiểm soát môi trường: Như đã đề cập trước đó, nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường tự nhiên có thể khiến gỗ bị biến dạng, dẫn đến nứt nẻ. Cho nên chúng ta cần bảo quản gỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc sử dụng máy lạnh, máy điều hòa để kiểm soát các yếu tố gây hại.
Tóm lại, gỗ là một vật liệu tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, kể từ màu sắc, vân gỗ, mùi hương cho đến độ cứng, độ bền… chúng giúp mang đến sự chắc chắn, vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình và các sản phẩm đồ nội thất, ngoại thất, trang trí và nhiều ứng dụng khác. Bên cạnh đó, gỗ cũng tồn tại những khuyết điểm nhất định, đòi hỏi chúng ta cần phải chú ý như: sự biến dạng, co ngót, cong vênh, nứt nẻ, phai màu, mục nát… xảy do tác động của các yếu tố môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, nấm mốc, mối mọt hoặc do va đập trong quá trình sử dụng. Mặc dù vậy, chúng ta có thể khắc phục tất cả dấu hiệu nguy hại kể trên thông qua quy trình chế biến, gia công, tẩm sấy, xử lý bề mặt và sơn phủ bảo vệ một cách tỉ mỉ, kết hợp với công tác vệ sinh, bảo trì định kỳ.
Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất và chế biến gỗ.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu nứt nẻ gỗ là gì, bao gồm khái niệm, cách nhận biết, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra tình trạng nứt nẻ của gỗ xuất hiện không chỉ bởi vì cấu trúc bên trong không ổn định, mà còn do lực tác động, nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp. Tùy vào mức độ nứt nẻ của sản phẩm như rạn, vết nứt nhỏ hoặc lớn, mà chúng ta có thể sử dụng những biện pháp khắc phục phù hợp, bao gồm dán, trám, tẩm, sấy, ghép nối…
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Khuyết điểm của gỗ là gì?
- Biến dạng gỗ là gì?
- Cong vênh gỗ là gì?
- Nứt nẻ gỗ là gì?
- Co ngót gỗ là gì?
- Mục nát gỗ là gì?
- Tác nhân gây hại cho gỗ là gì?
- Côn trùng gây hại cho gỗ là gì?
- Nấm mốc gây hại cho gỗ là gì?
- Mối mọt gây hại cho gỗ là gì?
- Ánh sáng gây hại cho gỗ là gì?
- Nhiệt độ gây hại cho gỗ là gì?