Trong lĩnh vực Marketing và quản lý sản phẩm, thuật ngữ “product lifecycle” hay “vòng đời sản phẩm” là một khái niệm quan trọng, nhằm mô tả quá trình phát triển và thay đổi kể từ khi sản phẩm được ra mắt trên thị trường cho đến lúc chúng bị đào thải hoặc tái chế. Hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu product lifecycle là gì? Vì sao cần chú trọng product lifecycle? Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp gỗ, vốn dĩ có tác động rất lớn và tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì khi doanh nghiệp quan tâm đến product lifecycle có ý nghĩa gì?
Tìm hiểu product lifecycle là gì? Vì sao cần chú trọng product lifecycle?
Tìm hiểu product lifecycle là gì?
Product lifecycle là gì? Khái niệm Product lifecycle (PLC) hay còn gọi là “vòng đời sản phẩm” là một thuật ngữ Marketing phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề lĩnh vực. Có thể hiểu, vòng đời sản phẩm chính là quy trình kể từ lúc bắt đầu lên ý tưởng, làm ra sản phẩm, cho đến khi sản phẩm rút ra khỏi thị trường hoặc bị đào thải. Nhờ có product lifecycle mà các doanh nghiệp hiểu được sự thay đổi của sản phẩm và thị trường, từ đó dự đoán nhu cầu tiêu dùng, quản lý vòng đời sản phẩm, điều chỉnh giá cả, phân phối và tiếp thị nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đưa ra những giải pháp không chỉ phục vụ nhu cầu của người dùng, mà còn phát triển bền vững và góp phần vào việc ổn định an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Khái niệm về vòng đời sản phẩm nên hiểu như thế nào?
Product lifecycle thường có mấy giai đoạn?
Các giai đoạn product lifecycle trong lĩnh vực Marketing thường bao gồm 04 bước cơ bản là Introduction – Growth – Maturity – Decline. Chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết từng giai đoạn như sau:
- Giới thiệu (Introduction Stage) là gì?: Introduction Stage là giai đoạn đầu tiên khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường phải đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và xây dựng thương hiệu nhằm thu hút khách hàng và tạo dựng thị phần.
- Phát triển (Growth Stage) là gì?: Growth Stage là giai đoạn mà sản phẩm bắt đầu đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, doanh số bán hàng tăng cao và từng bước chiếm thị phần. Khi doanh thu và lợi nhuận tăng cao, việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn thì doanh nghiệp có thể tiến tới việc mở rộng thị trường và mạng lưới phân phối.
- Trưởng thành (Maturity Stage) là gì?: Maturity Stage là giai đoạn mà doanh số bán hàng đạt đỉnh cao và bắt đầu ổn định. Cạnh tranh trở nên khốc liệt và giá cả thường giảm xuống. Thông thường ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào tăng cường khả năng cạnh tranh và duy trì thị phần, bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc các chiến lược tiếp thị.
- Giảm dần (Decline Stage) là gì?: Decline Stage là giai đoạn cuối cùng của product lifecycle, khi sản phẩm trở nên lạc hậu hoặc không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh số bắt đầu giảm dần. Doanh nghiệp có thể quyết định rút khỏi thị trường hoặc thay đổi sản phẩm để tái tạo sự tăng trưởng. Ở giai đoạn này đối với những doanh nghiệp chính trực đứng trước các quyết định cực kỳ quan trọng, họ phải trả lời với xã hội rằng sản phẩm sẽ được đào thải như thế nào, đặc biệt là làm sao giảm thiểu nguy hại cho môi trường.
Mặc dù vậy, không phải mọi sản phẩm xuất hiện trên thị trường đều trải qua các giai đoạn giống như mô hình product lifecycle ở trên. Mà quy trình vòng đời của một sản phẩm còn tùy thuộc vào từng ngành hàng và lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như ngành công nghiệp chế biến gỗ do đặc thù riêng nên sẽ có sự khác biệt. Để biết khác biệt như thế nào, Timber Phoenix mời bạn kéo xuống dưới để xem tiếp phần sau.
Xem thêm: Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý vòng đời sản phẩm gỗ.
Product lifecycle trong ngành gỗ là gì?
Khái niệm về vòng đời sản phẩm trong ngành gỗ? Product lifecycle trong ngành gỗ được hiểu là một quy trình gồm các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sự phát triển bền vững của rừng, khai thác gỗ, sản xuất, sử dụng, xử lý sản phẩm hoặc tái chế gỗ trở về với tự nhiên, và an toàn với môi trường. Dựa trên quy trình đó, vòng đời sản phẩm trong ngành gỗ thường bao gồm các giai đoạn chính sau đây:
- Trồng rừng (Afforestation): Là quá trình trồng cây trên một diện tích đất nhằm tạo ra các khu rừng mới hoặc khôi phục, tái tạo những khu rừng đã bị thiệt hại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Quá trình trồng rừng bao gồm việc chọn lựa, chuẩn bị đất, gieo hạt hoặc trồng cây con, chăm sóc cây cho đến khi chúng phát triển thành rừng, hoặc cây gỗ đến tuổi có thể khai thác.
- Khai thác gỗ (Wood Harvesting): Là quá trình cắt hạ và thu hoạch cây gỗ từ vườn cây trồng hoặc những khu rừng được quản lý bền vững. Quy trình khai thác gỗ đòi hỏi có sự tham gia của cơ quan quản lý để đảm bảo cây gỗ được khai thác một cách hợp lý và góp phần bảo vệ môi trường.
- Chế biến gỗ (Wood Processing): Là quá trình chế biến sau khai thác để tạo thành các sản phẩm gỗ khác nhau tùy theo nhu cầu tiêu dùng. Trong ngành gỗ, các quy trình sản xuất và chế biến gỗ có thể bao gồm những công đoạn như cưa gỗ, xẻ gỗ, tẩm sấy gỗ, chế tạo…
- Sản xuất (Manufacturing): Là quá trình chuyển đổi các tấm gỗ, ván, nguyên liệu gỗ thô thành các sản phẩm hoàn thiện như ván sàn, cửa, cổng, bàn ghế và các đồ nội thất khác… thông qua một quy trình bao gồm thiết kế, gia công, cắt, ghép, lắp ráp, hoàn thiện, đóng gói và kiểm tra chất lượng. (Tìm hiểu ván sàn là gì?).
- Sử dụng (Utilization): Gỗ và các sản phẩm gỗ sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm xây dựng, đồ dùng gia đình, nội thất, đồ trang trí… thậm chí gỗ có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp và thương mại. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
- Xử lý và tái chế (Processing and Recycling): Khi sản phẩm gỗ không thể sử dụng được hoặc người ta không còn cần sử dụng nữa, thì chúng có thể được xử lý hoặc tái chế thành sản phẩm khác, bao gồm: sử dụng gỗ trong năng lượng tái tạo hoặc tái chế gỗ thành các nguyên liệu khác như bột gỗ hoặc mùn cưa.
Xem thêm: Phân tích vòng đời sản phẩm trong ngành gỗ.
Vì sao cần chú trọng đến product lifecycle?
Ý nghĩa của product lifecycle trong ngành gỗ là gì? Việc chú trọng đến product lifecycle rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như xã hội trong tương lai, đặc biệt đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ. Bởi vì thông qua product lifecycle, các doanh nghiệp sản xuất gỗ sẽ được cung cấp một góc nhìn tổng thể, đa khía cạnh về vòng đời sản phẩm trong ngành gỗ. Kể từ giai đoạn chúng còn được thai nghén ý tưởng cho đến khi sản phẩm bị loại bỏ trên thị trường. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm hữu ích, hỗ trợ tiếp thị và quảng cáo, nhằm đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, thì một khi doanh nghiệp thật sự quan tâm đến product lifecycle, còn giúp họ: (1) Quản lý nguồn nguyên liệu gỗ; (2) Chọn nhà cung cấp gỗ uy tín; (3) Chọn loại gỗ được khai thác hợp pháp; (4) tổ chức sản xuất làm sao cho hiệu quả, để không chỉ; (5) An toàn trong suốt quá trình sản xuất, quá trình sử dụng mà còn; (6) Thân thiện với môi trường sau khi kết thúc vòng đời của sản phẩm.
Xem thêm: Vì sao phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong xã hội?
Kết luận.
Thông qua việc tìm hiểu product lifecycle là gì, vì sao cần chú trọng product lifecycle mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng có thể cung cấp cho bạn một số khái niệm cơ bản về vòng đời của một sản phẩm gỗ, cũng như vai trò quan trọng của chúng đối với đời sống con người trong tương lai. Hòa cùng với sự phát triển của thế giới, Timber Phoenix luôn ý thức phấn đấu để trở thành một trong những doanh nghiệp Việt tiên phong về product lifecycle, đặc biệt là ở trong ngành sản xuất và chế biến gỗ.