Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗ và kiểm tra chất lượng được xem là những công đoạn quan trọng trong quy trình gia công gỗ. Trong đó, thiết kế theo thuật ngữ tiếng Anh là Wooden Product Designs, là bước tạo ra bản vẽ hoặc sản phẩm mẫu giúp khách hàng có thể thấy được chức năng, hình dáng, kích thước tổng thể của sản phẩm. Đồng thời có cơ hội trải nghiệm trước khi quyết định mua sắm hoặc đặt hàng. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về các bước trong quy trình thiết kế sản phẩm gỗ, kể từ lúc nghiên cứu, phân tích nhu cầu khách hàng cho đến bước phát triển ý tưởng, thiết kế kỹ thuật, tạo ra sản phẩm mẫu và chờ đợi khách hàng phê duyệt.
Tìm hiểu các bước trong quy trình thiết kế sản phẩm gỗ.
Bước 1 – Nghiên cứu và phân tích.
Công đoạn nghiên cứu và phân tích được thực hiện như thế nào? Công đoạn nghiên cứu và phân tích giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu cũng như xu hướng sử dụng sản phẩm gỗ trên thị trường. Từ đó, giúp đội ngũ thiết kế tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng vừa đáp ứng được các tiêu chí về chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng mà thị trường yêu cầu.
Trước khi tiến hành quy trình thiết kế sản phẩm gỗ, chúng ta cần thực hiện công đoạn nghiên cứu và phân tích như sau:
- Nghiên cứu nhu cầu của người dùng: Đối với các dự án sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, nhằm nắm bắt rõ xu hướng sử dụng sản phẩm gỗ hiện nay của người tiêu dùng. Ví dụ như tìm hiểu nhu cầu thực tế của người tiêu dùng về chức năng, chi phí cũng như phong cách thẩm mỹ… Việc này nên được thực hiện khi trao đổi trực tiếp với khách hàng để có thể mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho họ.
- Nghiên cứu xu hướng thị trường: Đối với những dự án sản xuất hàng loạt, nghĩa là sản phẩm có tính thương mại cao, chúng ta nên nghiên cứu thị trường: về xu hướng sử dụng sản phẩm gỗ, yêu cầu chung về chất lượng, kiểu dáng và màu sắc… Để có thông tin này, chúng ta nên thực hiện một cuộc khảo sát mới hoặc tổng hợp ý kiến đóng góp của khách hàng trong thời gian vừa qua.
- Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật: Bên cạnh việc khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần nghiên cứu vật liệu, sắp xếp từng giai đoạn sản xuất gỗ và ghi chú nhiều thông tin kỹ thuật khác, bao gồm hình dạng, kích thước, phương pháp ghép nối… Các thông tin này sẽ được trình bày trong lúc tư vấn khách hàng, giúp họ hình dung về sản phẩm, đồng thời qua đây cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của các đơn vị gia công gỗ.
Có thể thấy, kết quả của công đoạn nghiên cứu và phân tích sẽ là cơ sở để đội ngũ thiết kế phát triển ra nhiều ý tưởng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dùng, cũng như các xu hướng đang thịnh hành trên thị trường. Doanh nghiệp có thể thực hiện công đoạn này bằng cách phỏng vấn người dùng, nghiên cứu thông tin sẵn có trên Internet hoặc khảo sát trực tiếp khách hàng…
Xem thêm: Thiết kế sản phẩm gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.
Bước 2 – Phát triển ý tưởng.
Công đoạn phát triển ý tưởng được thực hiện như thế nào? Việc phát triển ý tưởng trong quy trình thiết kế giúp chúng ta phát thảo sản phẩm gỗ từ những thông tin đã tổng hợp trong lúc khảo sát nhu cầu của người dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thảo luận với khách hàng, đồng thời chọn ra những ý kiến khả thi và sát với mong muốn của khách hàng nhất.
Trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm gỗ, để phát triển thành các ý tưởng cụ thể, nhà thiết kế có thể sử dụng một số phương pháp như sau:
- Phương pháp Brainstorming: Phương pháp Brainstorming khuyến khích người thiết kế đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, không cần phân biệt hay – dở. Chúng sau đó sẽ được sàng lọc và lựa chọn để phát triển thêm.
- Phương pháp Mind Mapping: Phương pháp Mind Mapping giúp nhà thiết kế phát triển ý tưởng một cách trực quan và logic. Cụ thể, từ một ý tưởng trung tâm, người thực hiện sẽ đề xuất thêm các ý kiến phụ xung quanh, sau đó tổng hợp để chọn ra những yếu tố phù hợp nhất.
- Phương pháp Sketching: Phương pháp Sketching giúp nhà thiết kế ghi lại các ý tưởng một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng các công cụ như bút chì, giấy, hoặc phần mềm thiết kế. Kết quả là tạo ra nhiều bản phác thảo để đội ngũ thiết kế tham khảo, cũng như lựa chọn.
- Phương pháp Prototyping: Kết quả của phương pháp Prototyping là tạo ra các mô hình nguyên mẫu bằng một số vật liệu đơn giản, chẳng hạn như bìa cứng hoặc gỗ. Nhờ vậy mà nhà thiết kế có thể kiểm tra tính khả thi của các ý tưởng thiết kế.
Ngoài ra, người thiết kế cũng có thể sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như: research, analyzing, critical thinking… Dù áp dụng theo phương pháp nào đi chăng nữa thì việc phát triển các ý tưởng thiết kế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ thiết kế, loại sản phẩm, cũng như thời gian và ngân sách thực hiện.
Bước 3 – Thiết kế kỹ thuật.
Công đoạn thiết kế kỹ thuật được thực hiện như thế nào? Có thể nói quá trình thiết kế bản vẽ kỹ thuật là công đoạn chính, quyết định đến thông tin cụ thể của sản phẩm, bao gồm tính năng, tính thẩm mỹ, kích thước, trọng lượng, cùng với nguyên vật liệu…
Công đoạn thiết kế kỹ thuật đối với một sản phẩm gỗ được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định các yêu cầu kỹ thuật: Bước đầu tiên là xác định các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm gỗ, bao gồm mục đích sử dụng của sản phẩm, tính năng, tính thẩm mỹ, kích thước, trọng lượng, cùng với nguyên vật liệu…
- Thiết kế bản vẽ kỹ thuật: Bước tiếp theo là thiết kế bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm gỗ thể hiện đầy đủ các thông tin chi tiết đã được xác định ở bước đầu tiên.
- Tính toán khả năng chịu lực: Bước này cần tính toán khả năng chịu lực của sản phẩm gỗ, để đảm bảo chúng có thể chịu được tải trọng cần thiết trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra tính an toàn: Bước này cần kiểm tra tính an toàn của sản phẩm gỗ, để đảm bảo chúng không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Xuất bản bản vẽ kỹ thuật: Sau khi hoàn thiện thiết kế, cần xuất bản bản vẽ kỹ thuật để gửi đến khách hàng phê duyệt, đồng thời phục vụ cho quá trình gia công sản phẩm.
Công đoạn thiết kế kỹ thuật là một khâu quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng của sản phẩm gỗ, bao gồm tính năng, tính thẩm mỹ, kích thước, trọng lượng, cùng với nguyên vật liệu… Do đó, nhà thiết kế phải có kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để đảm bảo bản vẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cần thiết, cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bước 4 – Tạo ra sản phẩm mẫu.
Công đoạn hoàn thiện sản phẩm mẫu được thực hiện như thế nào? Công đoạn này chỉ thực hiện đối với những dự án quy mô lớn, yêu cầu sản xuất hàng loạt, giúp nhà thiết kế và người tiêu dùng kiểm tra khả năng thực thi của bản vẽ. Từ đây khách hàng có thể đưa ra đánh giá để doanh nghiệp có thể điều chỉnh bản vẽ thiết kế một cách kịp thời, phòng tránh việc cung cấp nhiều sản phẩm không phù hợp, gây lãng phí nguyên liệu.
Công đoạn tạo ra sản phẩm mẫu đối với đồ gỗ được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu và vật liệu: Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu và vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm mẫu.
- Gia công các chi tiết: Từ những nguyên liệu và công cụ sẵn có, chúng ta tiến hành gia công để tạo ra từng chi tiết gỗ. Đảm bảo chúng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật được thể hiện trên bản vẽ thiết kế về chức năng, độ bền, kích thước, hình dạng, tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng.
- Lắp ráp các chi tiết: Sau đó, chúng ta tiến hành lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo thành sản phẩm mẫu có độ bền và chắc chắn, đáp ứng yêu cầu sử dụng của khách hàng.
- Kiểm tra sản phẩm mẫu: Bước cuối cùng là kiểm tra sản phẩm mẫu để đảm bảo chúng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, bao gồm tính an toàn, khả năng chịu lực, kích thước, hình dạng, tính thẩm mỹ… Nếu chúng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, cần sửa đổi bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thực hiện lại các bước từ 2 đến 4.
Công đoạn tạo ra sản phẩm mẫu là một bước quan trọng, giúp kiểm tra tính khả thi của thiết kế kỹ thuật và đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Xem thêm: Các phương pháp thiết kế sản phẩm gỗ, đặc điểm và xu hướng phát triển.
Bước 5 – Đợi phê duyệt từ khách hàng.
Công đoạn nhận phê duyệt được thực hiện như thế nào? Như đã đề cập ở trên, sự phê duyệt từ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đối với quy trình thiết kế sản phẩm gỗ. Nếu bản vẽ hoặc sản phẩm mẫu không đúng yêu cầu của khách hàng, chúng ta phải tiến hành điều chỉnh ngay, cụ thể như sau:
- Phê duyệt bản thiết kế: Sau khi hoàn thành bản vẽ, nhà thiết kế sẽ gửi chúng đến cho khách hàng và đợi phản hồi. Lúc này, đội ngũ thiết kế sẽ ghi nhận ý kiến đóng góp của khách để chỉnh sửa chức năng, kích thước, hình dáng của các chi tiết… cho đến khi được phê duyệt.
- Phê duyệt sản phẩm mẫu: Sau khi bản vẽ thiết kế đã được khách hàng phê duyệt, chúng ta sẽ tiến hành gia công sản phẩm mẫu, giúp cho khách hàng có cơ hội trải nghiệm thực tế. Từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá hoặc đề xuất chỉnh sửa một cách chi tiết hơn.
Kết luận, công đoạn chờ đợi khách hàng phê duyệt có thể mất nhiều thời gian, điều này tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm cũng như yêu cầu cụ thể của khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta phải kiên nhẫn và thường xuyên trao đổi trực tiếp với họ để tạo ra những mẫu thiết kế hoàn thiện nhất.
Kết luận.
Thông qua sự tìm hiểu các bước trong quy trình thiết kế sản phẩm gỗ mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra thiết kế là công đoạn quan trọng có thể quyết định đến chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng của một sản phẩm gỗ. Do đó, chúng ta cần phải thực hiện từng bước một cách rõ ràng, kể từ lúc nghiên cứu, phân tích nhu cầu khách hàng cho đến phát triển ý tưởng, thiết kế kỹ thuật, tạo ra sản phẩm mẫu và chờ đợi khách hàng phê duyệt.