Các hoạt động khai thác rừng để sử dụng làm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng đã giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc mất rừng đã góp phần tăng phát thải khí nhà kính, tạo ra tác động lớn tới biến đổi khí hậu và tăng nguy cơ gây ra các thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Vậy sự mất rừng là gì, đâu là các nguyên nhân gây mất rừng hiện nay? Chúng ta sẽ cùng Timber Phoenix khám phá trong bài viết này, nhằm tăng cường nhận thức và tìm kiếm những giải pháp cân bằng giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Mất rừng là gì? Các nguyên nhân gây mất rừng?
Tìm hiểu về sự mất rừng.
Tìm hiểu khái niệm mất rừng nghĩa là gì? Mất rừng hay thuật ngữ Tiếng Anh là Deforestation hoặc Forest Clearance, là tình trạng mất mát hoặc suy thoái của tài nguyên rừng mà không được tái tạo. Nguyên nhân xảy ra do các hoạt động khai thác rừng trái phép, chuyển đổi mục tiêu sử dụng rừng, khai thác không bền vững và nhiều yếu tố khác. Hiện tượng mất rừng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và hệ sinh thái rừng, không chỉ làm gia tăng phát thải carbon mà còn gây thất thoát nguồn tài nguyên quý giá như nguồn nước và mất đa dạng sinh học. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến việc biến đổi khí hậu và tăng nguy cơ xảy ra những thảm họa thiên nhiên như sạt lở đất, hạn hán, và lũ lụt.
Người ta ước tính trung bình mỗi phút có 2.400 cây bị đốn hạ, khiến 15 đến 18 triệu ha rừng bị phá hủy mỗi năm (tham khảo tại eib.org). Và theo khoahoc.tv, diện tích rừng hiện nay khoảng trên 40,6 triệu km2, chiếm khoảng 31% tổng diện tích đất của Trái Đất. Tốc độ mất rừng đã chậm lại trong năm 1990 đến năm 2020: Từ 1990 đến 2000, trung bình 78.000 km2 bị mất mỗi năm; Trong khi từ 2010 đến 2020 con số đó đã giảm xuống còn 47.000 km2. Các số liệu cho thấy tỷ lệ mất rừng đã giảm đi khoảng 40%, nhưng thế giới đã mất hơn 4% diện tích rừng chỉ trong ba thập kỷ là một con số đáng báo động. Có thể nói, tình trạng mất rừng không chỉ làm gia tăng phát thải carbon, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường, mà còn khiến con người mất đi lượng lớn tài nguyên, nguồn nước cũng như ảnh hưởng công ăn việc làm của hàng triệu người lao động.
Xem thêm: Quản lý rừng bền vững là gì? Ý nghĩa và nguyên tắc.
Vai trò của rừng với sự phát triển bền vững.
Đâu là mối liên hệ giữa rừng và sự phát triển bền vững? Khái niệm phát triển bền vững (hay Sustainable) hướng đến việc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của thế hệ hiện tại mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên của thế hệ tương lai. Trong bối cảnh đó, rừng đóng một vai trò quan trọng bằng cách duy trì cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống cho mọi loài và mang đến nhiều lợi ích cho con người.
Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của rừng đối với đời sống con người:
- Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên: Rừng cung cấp nguồn tài nguyên quý giá như gỗ, thực phẩm từ động và thực vật, dược phẩm và nguồn nước sạch. Gỗ từ rừng được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày như nội thất, vật liệu xây dựng, giấy và nhiều ngành khác. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
- Cung cấp môi trường sống của sinh vật: Rừng là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật khác nhau, tạo nên sự đa dạng sinh học. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên, ngăn chặn sự bùng nổ của một số loài động hay thực vật gây hại.
- Cung cấp chu kỳ nước hoàn thiện: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chu kỳ nước. Cây cối trong rừng hấp thụ nước từ đất, thả ra qua quá trình thoát hơi. Việc này góp phần kiểm soát lượng nước dòng chảy trong các con sông, duy trì lượng cần thiết cho môi trường và đời sống con người.
- Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu: Người ta ước tính rằng rừng hấp thụ khoảng 30% lượng khí thải carbon của thế giới mỗi năm, giúp kiểm soát hiệu quả lượng khí nhà kính trong không khí. Việc bảo vệ rừng cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Xem thêm: Tổng quan rừng Việt Nam: Các khu rừng nổi tiếng và nguy cơ đối mặt.
Lợi ích của rừng đối với cuộc sống.
Ý nghĩa của rừng đối với đời sống con người? Với những lợi ích như trên, rừng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa không thể phủ nhận đối với đời sống con người. Rừng không chỉ đơn thuần là môi trường tự nhiên đẹp mắt, mà còn mang trong mình những giá trị thiết thực về tài nguyên, sinh thái và duy trì sự cân bằng tự nhiên.
Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của rừng đối với đời sống con người:
- Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên: Rừng cung cấp nguồn tài nguyên quý giá như gỗ, thực phẩm từ động và thực vật, dược phẩm và nguồn nước sạch. Gỗ từ rừng được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày như nội thất, vật liệu xây dựng, giấy và nhiều ngành khác. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
- Cung cấp môi trường sống của sinh vật: Rừng là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật khác nhau, tạo nên sự đa dạng sinh học. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên, ngăn chặn sự bùng nổ của một số loài động hay thực vật gây hại.
- Cung cấp chu kỳ nước hoàn thiện: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chu kỳ nước. Cây cối trong rừng hấp thụ nước từ đất, thả ra qua quá trình thoát hơi. Việc này góp phần kiểm soát lượng nước dòng chảy trong các con sông, duy trì lượng cần thiết cho môi trường và đời sống con người.
- Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu: Người ta ước tính rằng rừng hấp thụ khoảng 30% lượng khí thải carbon của thế giới mỗi năm, giúp kiểm soát hiệu quả lượng khí nhà kính trong không khí. Việc bảo vệ rừng cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Xem thêm: Tổng quan rừng Việt Nam: Các khu rừng nổi tiếng và nguy cơ đối mặt.
Các nguyên nhân gây ra sự mất rừng.
Do khai thác gỗ trái phép.
Trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ, việc khai thác gỗ trái phép đã và đang gây ra sự suy thoái nghiêm trọng cho các khu vực rừng trên khắp thế giới. Việc khai thác gỗ trái phép thường không tuân thủ các quy định và quy trình quản lý hiệu quả của ngành lâm nghiệp. Sự thiếu kiểm soát đã dẫn đến tình trạng mất rừng nghiêm trọng, làm thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái tự nhiên. Động vật mất đi nơi sống tự nhiên, thực vật khó thể phát triển, và toàn bộ môi trường bị biến đổi không đáng có. Mất rừng góp phần làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu, gây hậu quả cho nguồn cung ứng nước và cản trở quá trình đảm bảo an ninh thực phẩm. Ngoài ra, việc khai thác gỗ trái phép còn làm tăng nguy cơ thiên tai như lũ lụt và sạt lở đất.
Để giải quyết vấn đề mất rừng do khai thác, cần thiết phải thực hiện các biện pháp kiểm soát, tăng cường quản lý rừng, và thúc đẩy sự chuyển đổi sang các phương thức khai thác gỗ bền vững và bảo vệ môi trường. Chỉ có sự hợp tác toàn cầu và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của rừng, chúng ta mới có khả năng bảo vệ môi trường, duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai.
Xem thêm: Khai thác gỗ bất hợp pháp là gì? Định nghĩa, nguy hại và biện pháp.
Do chuyển mục đích sử dụng rừng.
Nhu cầu mở rộng đất canh tác và chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, cùng với sự phát triển đô thị đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sử dụng đất rừng. Các khu rừng đã bị loại bỏ để nhường chỗ cho các khu vực đô thị và các khu công nghiệp mới, khiến diện tích rừng giảm đi đáng kể. Việc chuyển đổi này gây mất môi trường sống quan trọng đối với nhiều loài động vật và thực vật. Ngoài ra, cơ cấu hệ sinh thái của khu vực cũng bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên. Sự mất rừng cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu cực trong chu kỳ nước tự nhiên, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho các khu vực lân cận.
Vấn đề mất rừng đang đòi hỏi sự quan tâm và giải pháp bền vững từ cả cộng đồng quốc tế. Các nỗ lực nhằm bảo vệ và duy trì các khu vực rừng còn lại, cũng như quản lý thông minh việc sử dụng đất, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo tương lai bền vững cho hành tinh.
Do khai thác mỏ, đá và cát.
Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản như than, bauxite và kim loại quý đã góp phần đáng kể vào tình trạng suy giảm diện tích rừng. Trong quá trình khai thác mỏ, cần diện tích lớn để tạo điều kiện cho việc trích xuất tài nguyên, đồng nghĩa với việc phải cắt hạ cây cỏ và phá hủy hệ thực vật tự nhiên. Ngoài ra, hoạt động khai thác đá và cát từ khu vực rừng gây suy giảm lượng đất màu mỡ. Cảnh quan và chất lượng đất ban đầu bị xâm phạm khiến động thực vật cũng bị tác động mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học. Hơn nữa, việc khai thác cát có thể tạo ra những vùng đất nhiễm độc, gây ảnh hưởng không chỉ đến môi trường mà còn đến sức khỏe con người. Không chỉ vậy, hoạt động khai thác còn ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy và hệ thống thủy văn. Lượng nước tự nhiên bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Vấn đề mất rừng do khai thác mỏ, đá, cát đòi hỏi sự chú ý và cân nhắc trong việc thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Cần phải xem xét cẩn thận tác động của những hoạt động này đến môi trường và đảm bảo rằng các biện pháp bù đắp và bảo vệ môi trường được thực hiện một cách hiệu quả.
Do phát triển hạ tầng và đô thị hóa.
Quá trình xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng đô thị như: Đường, cầu, nhà ở và cơ sở công nghiệp đòi hỏi việc giải phóng diện tích rừng, gây mất rừng và suy thoái môi trường tự nhiên. Tốc độ đô thị hoá và phát triển hạ tầng diễn ra quá nhanh và không được quản lý cẩn thận, việc tiến hành khai thác rừng để cung cấp không gian cho các dự án hạ tầng trở thành mối lo ngại lớn về môi trường. Việc phá hủy rừng dẫn đến mất mát các diện tích sinh thái quý giá, làm giảm sự đa dạng sinh học, khả năng hấp thụ khí nhà kính và khả năng cung cấp nước. Gây ra mất cân bằng hệ thống nước ngầm, và giảm khả năng duy trì các dịch vụ sinh thái quan trọng như bảo vệ đất và kiểm soát lũ lụt của rừng.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của mất rừng, cần thực hiện quản lý hợp lý việc sử dụng đất và phát triển hạ tầng, kết hợp với việc bảo vệ và tái tạo rừng. Sự cân nhắc giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng bền vững giữa phát triển kinh tế và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng.
Do sự biến đổi khí hậu.
Sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự mất rừng thông qua nhiều cách khác nhau như: hạn hán, lũ lụt và sự lan rộng của sâu bọ và sâu bệnh hại. Chúng gây ra những hậu quả cụ thể như sau:
- Mất rừng do hạn hán: Hạn hán là một nguyên nhân quan trọng khiến cho cây cối trong rừng không thể phát triển tốt và dễ dàng bị cháy rụi. Việc thiếu nước làm cho rừng trở nên dễ bị cháy lan khi có nguồn lửa, ảnh hưởng đến diện tích rừng và động vật sống trong nó.
- Mất rừng do lũ lụt: Lũ lụt có thể cuốn trôi hàng loạt cây cối, phá hủy đất đai và đảo lộn môi trường sống. Điều này cản trở sự tái sinh và phát triển của rừng sau mỗi trận lũ.
- Mất rừng do sâu bệnh: Sâu bệnh và sâu bọ hại làm cho cây cối trở nên yếu đuối và dễ bị tấn công. Biến đổi khí hậu tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển và hoành hành của các loài sâu bệnh và sâu bọ hại, gây ra thiệt hại lớn cho hệ sinh thái rừng.
Sự mất rừng không chỉ ảnh hưởng đến việc cân bằng hệ sinh thái mà còn có tác động đến nguồn nước, khí hậu và kinh tế xã hội. Để giảm thiểu tác động của sự biến đổi khí hậu đối với rừng, cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý rừng và thúc đẩy những hành động bảo vệ rừng.
Xem thêm: Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và giải pháp.
Do sự tác động của cháy rừng.
Cháy rừng có thể xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên như sự kích thích của sấm sét hoặc nhiệt độ cao kết hợp với thời tiết khô hanh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cháy rừng được gây ra bởi hoạt động của con người, bao gồm hành vi như: Thiếu quản lý rừng, xâm phạm rừng bất hợp pháp hoặc cố ý đốt cháy để mở rộng phạm vi đất ở hay canh tác. Cháy rừng không chỉ gây thiệt hại về môi trường, mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến hệ sinh thái và con người. Những hệ lụy của mất rừng bao gồm việc cạn nguồn nước, tạo điều kiện cho sự tăng cường dòng chảy và lũ lụt, mất mát đa dạng sinh học và thất thoát của nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, cháy rừng còn gây ra khí thải gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến hệ thống sinh vật rừng và cả con người.
Để ngăn chặn mất rừng do cháy, cần có các biện pháp quản lý bao gồm: Giám sát và ứng phó nhanh chóng với cháy rừng, tạo ra các vùng hạn chế cháy và thực hiện các chính sách hỗ trợ ngăn ngừa cháy rừng. Tổ chức cộng đồng và chính phủ cần hợp tác để bảo vệ, đảm bảo rằng rừng có thể tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên và hỗ trợ cuộc sống của cả con người và các loài sinh vật khác.
Thách thức và cơ hội trong việc bảo vệ rừng.
Công tác bảo vệ rừng đang đứng trước thách thức và cơ hội nào? Trong bối cảnh hiện nay, nguy cơ mất môi trường sống của nhiều loài động và thực vật là một trong những rủi ro lớn. Sự tàn phá rừng để mở rộng đất đai canh tác, phát triển công trình cơ sở và thu lợi từ ngành công nghiệp gỗ đang gây ra sự suy thoái nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nguồn tài nguyên rừng. Trong một vòng đời sản phẩm gỗ cần trải qua các quá trình: Trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến gỗ, sản xuất, sử dụng và tái chế. Nếu con người chỉ tập trung tư lợi trước mắt, bỏ qua các tiêu chuẩn bền vững trong chuỗi sản xuất thì không chỉ tình trạng mất rừng gia tăng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và xã hội.
Tuy nhiên, trong thách thức cũng ẩn chứa cơ hội. Việc chuyển đổi sang sản xuất và tiêu dùng bền vững có thể là một lối đi giúp giảm thiểu tác động xấu đối với rừng và môi trường tự nhiên. Sản xuất sạch và tiêu dùng thông minh hơn giúp giảm thiểu lượng rác thải, tiết kiệm nguồn tài nguyên, và đảm bảo rằng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không gây ra hậu quả không mong muốn. Hơn nữa, việc giảm thiểu tiêu thụ sản phẩm không cần thiết và tăng cường sử dụng các sản phẩm tái chế cũng góp phần quan trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và rừng.
Xem thêm: Tìm hiểu product lifecycle là gì? Vì sao cần chú trọng product lifecycle?
Kết luận.
Trên thế giới, chính phủ các nước đang tập trung quan sát và nhận thức về sự nghiêm trọng của vấn đề mất rừng. Họ đang nỗ lực phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Dựa trên những thông tin đã được trình bày trong bài viết “Mất rừng là gì? Các nguyên nhân gây mất rừng?“, Timber Phoenix hy vọng rằng chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của rừng, đồng thời cũng đã khơi dậy ý thức về việc quản lý và sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
Trong thời đại phát triển công nghệ, các sản phẩm gỗ ngày càng đa dạng và phong phú. Khi lựa chọn sản phẩm gỗ, chúng ta nên tập trung vào các sản phẩm thân thiện với môi trường và có khả năng tái tạo. Điều này giúp thương hiệu sẽ cân nhắc cân nhắc đúng đắn giữa sự phát triển kinh tế và việc bảo vệ môi trường.
—
Ngoài ra, từ bài viết này bạn có thể xem xét thêm các chủ đề liên quan sau đây:
- Hệ sinh thái rừng là gì? Đặc điểm và vai trò của hệ sinh thái rừng?
- Có bao nhiêu loại rừng? Đâu là những cách để phân loại rừng phổ biến?
- Tổng quan rừng Việt Nam: Các khu rừng nổi tiếng và nguy cơ đối mặt.
- Cách phân loại rừng của Việt Nam, nước ta có những loại rừng nào?
- Rừng tự nhiên là gì? Khái niệm, đặc điểm và vai trò.
- Rừng trồng là gì? Khái niệm, đặc điểm và vai trò.
- Sự khác biệt và mối liên hệ giữa rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Mất rừng là gì? Các nguyên nhân gây mất rừng?
- Các nguyên nhân gây suy thoái rừng và giải pháp bảo vệ.
- Quản lý rừng bền vững là gì? Ý nghĩa và nguyên tắc.