Một số chứng chỉ rừng như SFI, PEFC hay FSC không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Mà các chương trình này còn góp phần đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương, cũng như sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gỗ. Trong bài viết sau đây, bạn hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu xem chứng chỉ FSC là gì, bao gồm khái niệm, vai trò và các lợi ích của chứng chỉ FSC. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm gỗ chất lượng, cũng như tìm được nhà cung cấp gỗ đáng tin cậy.
Chứng chỉ FSC là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích?
Tổng quan về chứng chỉ FSC.
Tìm hiểu chứng chỉ FSC là gì? Chứng chỉ FSC là một chứng nhận quốc tế, được cấp bởi Hội Đồng Quản Lý Rừng Thế Giới™ hay Forest Stewardship Council (FSC), được thành lập vào năm 1993, với mục tiêu chính là bảo tồn và kiểm soát chặt chẽ nguồn tài nguyên rừng. Hiện nay, Hội Đồng Quản Lý Rừng FSC đặt trụ sở chính tại Born, Đức với hơn 900 thành viên đến từ 50 quốc gia, cùng thông qua các biện pháp khai thác và quản lý rừng bền vững với môi trường, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội và vừa phát triển kinh tế. Trong danh sách thành viên của FSC gồm có: các tổ chức phi chính phủ, trung tâm nghiên cứu khoa học, tổ chức quản lý chứng nhận quốc tế, trung tâm phát triển cộng đồng và các doanh nghiệp…
Xem thêm: Có bao nhiêu loại rừng? Đâu là những cách để phân loại rừng phổ biến?
Như vậy qua phần giới thiệu trên, bạn đã có thể nắm được cơ bản thông tin chứng chỉ FSC là gì, và nếu muốn biết những ai cần có chứng chỉ FSC, vai trò và lợi ích khi có chứng chỉ FSC, vui lòng xem tiếp ở phần sau.
Các đối tượng cần có chứng chỉ FSC.
Làm sao để có được chứng chỉ FSC? Chứng chỉ FSC sẽ được cấp cho các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Đảm bảo quản lý rừng bền vững, đảm bảo quyền lợi người lao động; Đảm bảo sản phẩm từ gỗ có nguồn gốc rõ ràng, được khai thác hợp pháp từ những khu rừng quản lý bền vững. Để được xét duyệt cấp chứng chỉ FSC, các tổ chức này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ 10 nguyên tắc cùng 56 tiêu chí đã được hội đồng thông qua.
Bộ 10 nguyên tắc của FSC cần phải biết.
Chứng chỉ FSC có những nguyên tắc nào? Bộ nguyên tắc sau đây được xây dựng bởi Hội Đồng Quản Lý Rừng FSC và áp dụng trên toàn thế giới, bao gồm các yêu cầu về bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền của người dân bản địa và đảm bảo các quyền lao động. Chi tiết nội dung của 10 nguyên tắc FSC như sau:
- Nguyên tắc 1 – Tuân thủ pháp luật và nguyên tắc của tổ chức FSC: Tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia. Đồng thời, tuân thủ mọi nguyên tắc và tiêu chí của tổ chức FSC.
- Nguyên tắc 2 – Tuân thủ quyền và trách nhiệm đối với việc sử dụng và sở hữu rừng: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng và quyền cấp phép.
- Nguyên tắc 3 – Tuân thủ quyền của người bản xứ: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bản xứ đối với việc sử dụng và sở hữu rừng, như: quyền được tham gia ra quyết định liên quan đến việc quản lý rừng, chia sẻ các lợi ích, bảo vệ các giá trị văn hóa, tôn giáo và lịch sử.
- Nguyên tắc 4 – Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động: Duy trì hoặc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương và bảo vệ các quyền của người lao động, bao gồm: Tuân thủ tiêu chuẩn lao động, an toàn lao động và y tế.
- Nguyên tắc 5 – Nâng cao các lợi ích từ rừng: Duy trì hoặc nâng cao giá trị của rừng đối với các lợi ích cả nền kinh tế, xã hội và môi trường, triển khai việc khai thác hiệu quả các sản phẩm gỗ và phi gỗ.
- Nguyên tắc 6 – Kiểm soát tác động đến môi trường: Hoạt động quản lý rừng phải giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, bao gồm: Bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì các chức năng sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm và khí thải nhà kính, phòng ngừa và kiểm soát các loài xâm hại và bệnh tật.
- Nguyên tắc 7 – Kế hoạch quản lý hiệu quả: Cần có một kế hoạch quản lý rõ ràng, chi tiết và cập nhật thường xuyên các mục tiêu, chiến lược, biện pháp và theo dõi một cách sát sao.
- Nguyên tắc 8 – Giám sát và đánh giá: Cần có hệ thống giám sát và đánh giá để kiểm tra chất lượng việc quản lý rừng, bao gồm: Nắm bắt được tình hình của rừng, chuỗi hành trình sản phẩm rừng, sản phẩm rừng, các hoạt động và yếu tố ảnh hưởng đến môi trường – xã hội.
- Nguyên tắc 9 – Rừng có giá trị bảo tồn cao: Bảo vệ hoặc nâng cao các giá trị bảo tồn của rừng, bao gồm: Các loài nguy cấp, các khu vực có ý nghĩa văn hóa hoặc lịch sử, các khu vực có vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng hoặc cung cấp các dịch vụ sinh thái.
- Nguyên tắc 10 – Các khu rừng trồng: Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý đảm bảo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Cần đa dạng hoạt động quản lý theo các nguyên tắc: giảm áp lực, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.
Vai trò của chứng chỉ FSC?
Ý nghĩa của của chứng chỉ FSC? Chứng chỉ FSC được cấp cho các nhà quản lý hay những doanh nghiệp đảm bảo phát triển rừng bền vững. Yêu cầu đối với các tổ chức này là phải cân bằng được giữa việc bảo vệ môi trường và lợi ích của người lao động, dân cư địa phương. Chứng chỉ FSC minh chứng rằng: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý rừng, bởi một tổ chức có ảnh hưởng lớn quy mô toàn cầu. Điều này sẽ giúp nâng cao uy tín thương hiệu, giúp mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về việc quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả.
Lợi ích của chứng chỉ FSC?
Tại sao chứng chỉ FSC quan trọng trong ngành chế biến gỗ? Chứng chỉ FSC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty đang hoạt động trong ngành công nghiệp gỗ. Vì FSC giúp đảm bảo việc khai thác và sử dụng gỗ một cách bền vững, bảo vệ môi trường và quyền lợi của lao động, cũng như tạo ra giá trị thương hiệu cho các doanh nghiệp trong ngành.
Các lợi ích cụ thể sau khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ FSC như sau:
- Bảo vệ môi trường: Chứng chỉ FSC đảm bảo rằng việc khai thác gỗ được thực hiện một cách tối hiệu quả, bảo vệ rừng nguyên sinh, đảm bảo tái trồng cây sau khi khai thác, và giữ gìn sự đa dạng sinh học.
- Bảo vệ quyền lợi của lao động: Chứng chỉ FSC đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc công bằng cho người lao động.
- Đảm bảo sản phẩm gỗ bền vững: Chứng chỉ FSC đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng tin tưởng và yên tâm khi mua sắm.
- Tăng giá trị thương hiệu: Chứng chỉ FSC giúp tăng giá trị thương hiệu, thu hút thêm nhiều khách hàng và đối tác kinh doanh trong ngành công nghiệp gỗ.
- Khích lệ cải tiến và chuyển đổi: Thông qua việc cấp chứng nhận, Hội Đồng Quản Lý Rừng FSC khuyến khích các doanh nghiệp ngành gỗ tiến hành cải cách và chuyển đổi, nhằm đáp ứng với các tiêu chuẩn bảo vệ rừng.
Chứng chỉ FSC có mấy loại?
Các loại chứng nhận FSC? Hiện nay có 03 loại chứng nhận FSC đã được xét duyệt, mỗi loại tập trung vào một khía cạnh cụ thể trong chuỗi cung ứng gỗ, nhờ đó giúp xác định và kiểm soát nguồn gốc của gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Chi tiết về 03 loại giấy phép FSC như sau:
- FSC – FM (FSC Forest Management – Chứng nhận về quản lý rừng): Đảm bảo việc quản lý rừng được tuân thủ theo các nguyên tắc bền vững, bảo vệ môi trường, duy trì sự đa dạng sinh học. Và đảm bảo quyền lợi của người lao động trong ngành.
- FSC – CoC (FSC Chain of Custody – Chứng nhận về chuỗi hành trình): Đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thể truy xuất nguồn gốc cụ thể, và tuyệt đối không pha trộn với gỗ không được cấp phép FSC.
- FSC – CW (FSC Controlled Wood): Đảm bảo các sản phẩm gỗ cuối cùng chẳng hạn như đồ nội thất, ván ép, giấy… được làm từ gỗ có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp và có thể được nhận diện bằng nhãn FSC. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
Các chứng nhận tương tự FSC.
Ngoài ra còn có chứng nhận nào tương tự FSC? Hiện nay cả thế giới đang quan tâm đến (1) Việc bảo vệ rừng; (2) Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc gỗ hợp pháp; (3) Việc quản lý rừng và khai thác gỗ hiệu quả. Do đó, có nhiều tổ chức và chứng chỉ liên quan đến việc quản lý rừng tương tự như FSC sẽ là một tín hiệu tích cực. Trong trường hợp, bạn muốn tìm hiểu thêm thì Timber Phoenix gợi ý một số chương trình sau:
- Chứng nhận PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification): PEFC là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Thuỵ Sĩ, được thành lập để thúc đẩy việc quản lý rừng trên toàn cầu. Bạn có thể xem thêm bài: Chứng chỉ PEFC là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích? hoặc Website chính thức của tổ chức: www.pefc.org
- Chứng nhận SFI (Sustainable Forestry Initiative): SFI là một chương trình chứng nhận rừng tại Bắc Mỹ nhằm tập trung bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên rừng. Bạn có thể xem thêm bài: Chứng chỉ SFI là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích? hoặc Website chính thức của tổ chức: www.forest.org
- Chứng nhận CSA (Canadian Standards Association): Chứng nhận đảm bảo rằng việc quản lý rừng được thực hiện bằng cách bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và kinh tế tại Canada. Website: www.csagroup.org
- Chứng nhận RSPO (Roundtable on Sustainable Palm Oil): Một tổ chức phi lợi nhuận cấp chứng nhận cho các sản phẩm từ dầu cọ có trụ sở tại Thụy Sĩ. Website: www.rspo.org
Kết luận.
Timber Phoenix hy vọng với những thông tin trong bài “Chứng chỉ FSC là gì? Khái niệm, vai trò và lợi ích?” ở trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với con người và môi trường sống. Hãy căn cứ vào các chứng nhận rừng để tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm gỗ chất lượng, vừa phát triển kinh tế và xã hội, vừa góp phần giảm thiểu nguy hại cho môi trường.