Hiện nay, giảm phát thải carbon là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm hàng đầu, bởi vì không chỉ giúp cải thiện môi trường, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống con người. Đứng trước tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, và Trái Đất của chúng ta ngày càng nóng lên. Việc giảm phát thải và tăng hấp thụ khí nhà kính trong sản xuất kinh doanh, không còn là xu hướng nữa mà bắt buộc các doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp khắc phục. Hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu giảm phát thải carbon là gì? Các biện pháp giảm phát thải carbon mà chúng ta có thể thực hiện ngay hôm nay.
Giảm phát thải carbon là gì? Các biện pháp giảm phát thải carbon?
Giới thiệu về giảm phát thải carbon.
Định nghĩa giảm phát thải carbon là gì? Giảm phát thải carbon hay thuật ngữ Tiếng Anh là Carbon Reduction. Giảm phát thải carbon là một khái niệm quan trọng nhằm trung hòa carbon (Carbon Neutrality), để ứng phó trước sự thay đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Khi lượng khí Carbon Dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác được thải ra thông qua các hoạt động của con người, chúng sẽ gây tác hại và làm cho bầu khí quyển nóng lên, nhiệt độ Trái Đất cũng tăng lên. Từ đó, gây ra biến đổi khí hậu với các hiện tượng như băng tan, thời tiết thay đổi thất thường, khiến cho nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng…
Theo VNExpress đưa tin, báo cáo mới đây của Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (IEA) cho thấy, lượng khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2022 lên tới 36,8 tỷ tấn, cao kỷ lục trong hơn 100 năm qua. Điều này đẩy con người đến một thực trạng đáng báo động, đòi hỏi cả thế giới cần phải tăng cường và kiểm soát việc giảm phát thải carbon, nhằm bảo vệ môi trường và sự sống cho Trái Đất.
Xem thêm: Tổng hợp các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và môi trường uy tín.
Các nguyên nhân gây ra phát thải carbon.
Đâu là nguyên nhân gây ra phát thải carbon? Theo Workbank đánh giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đang diễn ra khá nhanh chóng, khiến nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, và vì thế lượng phát thải carbon cũng tăng theo cấp số nhân. Hệ lụy của sự phát triển kinh tế, đã khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, theo một báo cáo vào năm 2019. Các nguyên nhân gây ra tình trạng phát thải carbon ngày càng tăng cao, bao gồm:
- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và các loại khí đốt để sản xuất điện, nhiệt hoặc vận chuyển… được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra phát thải carbon. Toàn bộ quá trình này tạo ra khí CO2, sau đó thải chúng vào khí quyển và làm tăng hiệu ứng nhà kính.
- Tình trạng chặt phá rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng CO2 trong không khí. Do đó tình trạng chặt phá rừng quá mức khiến suy thoái môi trường, và làm giảm khả năng hấp thụ CO2.
- Sản xuất công nghiệp: Quá trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành công nghiệp gỗ cũng góp phần gây ra tình trạng phát thải carbon.
- Giao thông vận tải: Hoạt động giao thông vận tải như ô tô, máy bay, tàu hỏa… cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tạo ra một lượng lớn khí CO2, đặc biệt là tại những thành phố có mật độ giao thông cao như Hà Nội, TP.HCM.
Xem thêm: Ngành công nghiệp gỗ là gì? Vai trò của ngành công nghiệp gỗ?
Tác động nguy hại của phát thải carbon.
Việc tăng phát thải carbon gây ra hệ lụy gì? Tăng phát thải carbon ảnh hưởng đến sự sống của con người, và các loài động thực vật, cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống và đồng thời giảm năng suất kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng này, và chúng ta cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, theo McKinsey. Dưới đây là những hậu quả khi lượng phát thải carbon gia tăng:
- Gây biến đổi khí hậu: Sự gia tăng của nồng độ khí nhà kính là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, bao gồm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, thời tiết biến đổi một cách cực đoan, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và nhiều loài sinh vật.
- Tan băng, làm nước biển dâng cao: Nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn đến sự tan chảy của băng ở các vùng cực và trên các dãy núi cao. Quá trình này khiến cho tăng mực nước biển, gây ra hiện tượng biển dâng, ảnh hưởng đến các đồng cỏ ven biển, cơ sở hạ tầng và thành phố nằm ven biển.
- Ảnh hưởng sức khỏe con người: Tăng phát thải carbon gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, với nồng độ đậm đặc các hạt bụi mịn và chất gây ô nhiễm khác. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh hô hấp, viêm phổi, và cả nguy cơ ung thư.
- Mất sự đa dạng sinh học: Tăng phát thải carbon ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên, có sự thay đổi trong phân bố và sinh sản của các loài động thực vật. Điều này sẽ gây ra nguy cơ mất sự đa dạng sinh học, và những tác động này không thể đo lường được trong dài hạn.
Tóm lại, giảm phát thải carbon không chỉ giúp giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu, mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Việc áp dụng các biện pháp giảm phát thải carbon hợp lý sẽ tạo ra những tín hiệu tích cực như góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo tương lai bền vững, kích thích sự sáng tạo, phát triển công nghệ và thúc đẩy phát triển tài chính kinh tế.
Các biện pháp giúp giảm phát thải carbon.
Muốn giảm phát thải carbon cần làm gì? Giảm phát thải carbon đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ kể từ cá nhân cho đến doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Mỗi cá nhân trong xã hội cần xây dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, bằng cách liên tục đề xuất ý tưởng và thực hiện các giải pháp thiết thực. Chẳng hạn, sau đây là một số biện pháp giảm phát thải carbon mà chúng ta có thể áp dụng ngay:
- Sử dụng năng lượng tái tạo: Chuyển dần từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiệt điện… có thể giúp giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày như tắt đèn khi không sử dụng, tắt thiết bị điện khi không cần, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, cải thiện cách sử dụng các thiết bị điện, làm mát và sưởi ấm…
- Chuyển đổi phương tiện giao thông: Sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe điện, xe hybrid hoặc phương tiện giao thông công cộng, thay vì phương tiện chạy bằng xăng hoặc dầu diesel sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon.
- Trồng cây xanh: Trồng thêm nhiều cây xanh trong khu dân cư, khu đô thị và vùng nông thôn. Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2 và cung cấp O2, không chỉ giúp làm đẹp môi trường mà còn đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải carbon.
- Bảo vệ rừng: Bảo vệ rừng và áp dụng các biện pháp khai thác gỗ bền vững là cách hiệu quả để giảm phát thải carbon.
Xem thêm: Khai thác gỗ là gì? Các giải pháp khai thác gỗ bền vững.
Thách thức và cơ hội trong việc giảm phát thải carbon.
Vấn đề giảm phát thải carbon đang đứng trước thách thức và cơ hội nào? Nếu như một quốc gia chú trọng vào việc giảm phát thải carbon thì không chỉ giúp làm giảm tác động của biến đổi khí hậu tại quốc gia đó, mà còn mang lại cơ hội thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế và xã hội. Mặc dù vậy, vấn đề giảm phát thải carbon vẫn còn đang đứng trước những khó khăn, đi kèm với đó là cơ hội:
- Khả năng ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu: Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây ra tác động tiêu cực không chỉ với môi trường mà còn cả đời sống của con người. Việc giảm phát thải carbon là một nhiệm vụ quan trọng giúp ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự bền vững cho thế hệ tương lai.
- Sự hợp tác quốc tế và chính sách hỗ trợ: Việc giảm phát thải carbon đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu và sự chung tay của nhiều quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân. Hợp tác quốc tế trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và chính sách giảm CO2 có thể giúp tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển, cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguồn phát thải cao.
- Đổi mới công nghệ và phát triển bền vững: Thách thức đồng thời là cơ hội khi giảm phát thải carbon là thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển bền vững. Những hoạt động như: Chuyển từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng công nghệ xanh, chế tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, việc làm mới.
Kết luận.
Thông qua nội dung của bài giảm phát thải carbon là gì, và các biện pháp giảm phát thải carbon ở trên. Timber Phoenix hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, cũng như tình trạng cấp bách mà môi trường phải đối mặt hiện nay. Mặc dù giảm phát thải carbon là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng rất cần thiết để bảo vệ Trái Đất trước sự biến đổi khí hậu. Bằng cách thực hiện các hành động giúp giảm phát thải carbon trong khả năng, sử dụng những sản phẩm chất lượng từ các doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững, chúng ta có thể góp phần tạo nên một tương lai tích cực hơn cho Trái Đất và thế hệ tương lai.